Mối quan hệ “tự diễn biến” với “tự chuyển hóa”
Nghiên cứu nội hàm các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” cho thấy các khái niệm này đều chỉ quá trình tự biến đổi của bản thân chủ thể (sự vật, hiện tượng, cá nhân, tổ chức…), dẫn đến chủ thể ở giai đoạn sau trở thành khác biệt với chính nó ở giai đoạn trước. Nguyên nhân “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chủ yếu là do tự biến đổi từ bên trong của chủ thể. Những tác động từ bên ngoài không giữ vai trò quyết định nhưng có thể thúc đẩy nhanh hơn hoặc kìm hãm, làm chậm lại quá trình tự biến đổi của chủ thể.
Trong tự nhiên, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của các sự vật, hiện tượng là quá trình tự biến đổi của chủ thể theo các quy luật của tự nhiên, không mang ý nghĩa tiêu cực hoặc tích cực; nội hàm các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của các sự vật, hiện tượng tự nhiên tương đối gần nhau, không có những khác biệt cơ bản.
Trong lĩnh vực xã hội, đối với chủ thể là con người (cá nhân, tổ chức…), “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân, tổ chức… diễn ra theo các quy luật của nhận thức, tư tưởng, tâm lý, các quy luật của xã hội; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của chủ thể có thể mang ý nghĩa tiêu cực hoặc tích cực, do đó việc nhận thức, xem xét, đánh giá quá trình tự biến đổi của chủ thể cũng trở nên phức tạp hơn nhiều.
Sự khác biệt cơ bản giữa “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực xã hội thể hiện chủ yếu ở mức độ và trạng thái tự biến đổi của bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức…), trong đó “tự diễn biến” chỉ mức độ và trạng thái đang biến đổi của bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức…), còn “tự chuyển hóa” chỉ mức độ và trạng thái đã biến đổi của bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức…) sang dạng hoặc hình thái khác. Giữa “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quá trình “tự diễn biến” là điều kiện, tiền đề dẫn đến “tự chuyển hóa”, còn “tự chuyển hóa” thể hiện kết quả của quá trình “tự diễn biến” đã đạt đến độ, trong đó tự biến đổi của bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức…) từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại đã đến điểm nút nhảy vọt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét