Tại Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ rõ: Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” (DBHB), gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”...hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Thực
thế cho thấy, ở Việt Nam, “các thế lực thù địch tiếp tục
chống phá và can thiệp vào công việc nội bộ nước ta, kích động bạo loạn, lật đổ
và đẩy mạnh hoạt động "DBHB", thúc đẩy "tự diễn biến"
"tự chuyển hóa" trong nội bộ ta. Mặt khác, các tổ chức phản động bên
ngoài triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng
internet, triệt để lợi dụng những tiêu cực, tham nhũng…để tuyên truyền xuyên tạc
nhằm hạ uy tín của Đảng và Nhà nước ta.
Chúng
ráo riết phát triển lực lượng, nuôi ý định chống đối chế độ lâu dài. Trong những
năm gần đây, các phần tử cốt cán gia tăng phát triển lực lượng hòng “trẻ hóa”
nhân sự.
Do
đó, để tăng cường và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng tính đồng thuận xã hội, huy
động đông đảo lực lượng học sinh sinh viên góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng,
thời gian tới cần thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, đưa vào nội
dung giảng dạy những tri thức cơ bản giúp học sinh, sinh viên nhận thức rõ con
đường đi lên CNXH và góp phần đấu tranh với các quan điểm sai trái. Với mưu đồ hình thành lực
lượng lâu dài về sau, nên các thế lực thù địch đã tập trung tác động vào thế hệ
trẻ, họ xem đây như chiến lược con người nhằm chuyển hóa tư tưởng của học sinh,
sinh viên, phai nhạt dần lý tưởng cộng sản. Học sinh, sinh viên là những lực lượng
trẻ, có tri thức lại nhanh nhạy với cái mới và là đối tượng của DBHB.
Thứ hai, các Bộ, ban
ngành hữu quan cần phối hợp, kết hợp trong xây dựng, triển khai và áp dụng các
nội dung về âm mưu DBHB của lực lượng thù địch, về con đường đi lên CNXH ở nước
ta trong sách giáo khoa ở các cấp học, bậc học, nhất là cấp phổ thông theo hướng
phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp và phù hợp với đối tượng tác động, giúp họ hiểu được
âm mưu, hành động phản động của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thứ ba, cần giải quyết
dứt điểm, nhanh gọn, không để lan rộng những vấn đề phức tạp nảy sinh trong nhà
trường phổ thông và đại học, không để các lực lượng thù địch, phản động lợi dụng
vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập trong học
sinh, sinh viên.
Hiện nay vấn đề lối sống,
quan niệm sống, cách nhìn nhận về những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước
trong học sinh, sinh viên rất đáng báo động: tình trạng xem nhẹ những vấn đề
thuộc chính trị, khoa học xã hội nhân văn, khuynh hướng thương mại hóa các lĩnh
vực nhất là giáo dục, đào tạo, xem đồng tiền là qui chuẩn để định giá trị đang
diễn ra khá phổ biến trong lực lượng trẻ. Cần có biện pháp giải quyết những khó
khăn, bức xúc trong học tập, sinh hoạt đời sống của học sinh, sinh viên, có chủ
trương, phương án giải quyết kịp thời những vấn đề nhạy cảm liên quan như:
chính sách về học phí, học bổng, việc làm nhất là việc làm đối với những học
sinh, sinh viên chọn nghề theo khoa học Mác - Lênin, khoa học xã hội nhân văn…
Thứ tư, phối hợp giữa
các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn chặn và đẩy lùi những biểu
hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong
học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục giá trị
văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - chủ nhân tương lai của đất nước trong tiếp bước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường XHCN. Và dĩ nhiên, con
đường nhanh nhất đạt được mục đích đó là tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những
nội dung liên quan đến con đường đi lên CNXH và sự cảnh giác với âm mưu phủ nhận
con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ năm, nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục
đối với học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập
các môn học thuộc khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét