“Tự diễn biến” là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ học, “diễn biến” là “diễn ra sự biến đổi”, do đó “tự diễn biến” là quá trình bản thân chủ
thể (sự vật, hiện tượng, cá nhân, tổ chức…) đang
có sự tự biến đổi; xu hướng của sự tự biến đổi này sẽ dẫn đến chủ thể ở
giai đoạn sau ngày càng trở thành khác biệt với chính nó ở giai đoạn trước.
Đối với các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, “tự diễn biến” là quá
trình tự biến đổi từ hình thức đến nội dung, từ hiện tượng đến bản chất… của chủ
thể theo các quy luật của tự nhiên. Nguyên nhân “tự diễn biến” chủ yếu là do tự biến đổi từ bên trong của sự vật, hiện
tượng. Các tác động từ bên ngoài không giữ vai trò quyết định nhưng có thể thúc
đẩy nhanh hơn hoặc kìm hãm, làm chậm lại quá trình tự biến đổi của sự vật, hiện
tượng.
Như vậy trong tự nhiên, “tự diễn biến” của các sự vật, hiện tượng
là quá trình tự biến đổi của chủ thể theo các quy luật của tự nhiên, không mang
ý nghĩa tiêu cực hoặc tích cực.
Trong lĩnh vực xã hội, đối với chủ thể là con
người (cá nhân, tổ chức…), “tự diễn biến”
cũng là quá trình bản thân chủ thể tự biến đổi, dẫn đến chủ thể ở giai đoạn sau
trở thành khác biệt với chính nó ở giai đoạn trước. Nguyên nhân “tự diễn biến” chủ yếu là do tự biến đổi
từ bên trong của cá nhân, tổ chức…; các tác động từ bên ngoài có thể thúc đẩy
nhanh hơn hoặc kìm hãm, làm chậm lại quá trình tự biến đổi của cá nhân, tổ chức...
Quá trình tự biến đổi của chủ thể diễn ra theo các quy luật của nhận thức, tư
tưởng, tâm lý, các quy luật của xã hội, do đó “tự diễn biến” của cá nhân, tổ chức… có thể mang ý nghĩa tiêu cực hoặc
tích cực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét