Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

 

Cảnh giác với thủ đoạn mượn chuyện về sách giáo khoa lớp 1

để xuyên tạc, chống phá

 

          Năm học 2020 - 2021, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đưa vào giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau hơn 1 tháng sử dụng, dư luận đang có ý kiến về sách tiếng việt bộ Cánh Diều có nhiều “sạn” trong việc dùng từ ngữ chưa phù hợp, rồi tính giáo dục trong các câu chữ. Trước tình hình trên, ngày 12/10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách cầu thị, khoa học những góp ý về sách giáo khoa lớp 1 mới. Đa số những phát hiện, góp ý đều thể hiện sự tâm huyết với nền giáo dục và sự nghiệp trồng người, song thật đáng tiếc có những phản biện đã đi quá đà khi chuyển sang trạng thái chửi bới, miệt thị, châm biếm. Kể cả những thông tin chưa rõ ràng cũng được đưa lên để mổ xẻ, bôi nhọ, tấn công. Điển hình, ngày 15/10/2020, VOA tiếng Việt cho đăng bài viết nhan đề “Phu Chữ” của Hoàng Hoành Sơn với nhiều nội dung có lời lẽ hết sức thô tục, bôi nhọ, xuyên tạc, đánh giá cả một nền giáo dục.

          Mở đầu bài viết, Hoàng Hoành Sơn đã hết sức phiếm diện đưa ra nhận định “Vâng, đó đoạn kết cho câu chuyện sách giáo khoa “đầy sạn” râm ran tại Việt Nam (VN) thời gian qua. Nó phác họa hình ảnh một nền giáo dục tả tơi, thiếu đạo đức khi các cháu bé đến tuổi đi học bị biến thành những con chuột bạch”. Không cần bàn việc Sơn được giáo dục, học hành ra sao, chỉ đọc lời lẽ mà người này viết ra thì cũng dễ dàng thấy tâm địa đen tối của hắn. Có lẽ, Hoàng Hoành Sơn tự hào vì trước đây mình được học những cuốn sách ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, có tính giáo dục, nhân văn. Nhưng chính người này lại buông những lời để ném đá, chửi bới, thoá mạ rất khủng khiếp. Trẻ em là những thiên thần tuyệt vời của cuộc sống, vậy mà Sơn lại ví các em là “chuột bạch”, là “gà đẻ trứng vàng”, “phu khuân vác”, “con tin”…Ôi! Thật đáng thương. Không phải thương cho các em nhỏ, mà đáng thương cho tư tưởng và suy nghĩ bệnh hoạn của Sơn. Có thể không khó để nhận ra trong ngôn ngữ ví von ấy có bóng dáng của sự biến thái, thực dụng và khủng bố.

           Hoàng Hoành Sơn còn phiến diện đưa ra sự so sánh khập khiễng giữa nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa với nền giáo dục Việt Nam cộng hòa trước đây. Một nền giáo dục của một chế độ không được thừa nhận, chỉ tô vẽ và phục vụ lợi ích cho chế độ chính trị Việt Nam cộng hòa. Thực tiễn tổng kết chỉ ra rằng, nền giáo dục Việt Nam cộng hòa có đến một nửa số trẻ em không được học hành, khoảng 50% dân số mù chữ, đại đa số các trường tư chỉ giành cho con em nhà giàu, gia đình quyền thế. Ngược lại, nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, coi giáo dục là “quốc sách” hàng đầu, nền giáo dục đang từng ngày phát triển, trình độ dân trí ngày càng nâng cao; nhiều chủ trương, chính sách khuyến học đem lại cơ hội học tập và việc làm tốt hơn cho thế hệ trẻ. Những giá trị tốt đẹp của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam được khẳng định qua những số liệu “biết nói” và sự công nhận của các quốc gia, các tổ chức, các nền giáo dục hàng đầu trên thế giới mà có lẽ Hoàng Hoành Sơn cũng nên tìm hiểu để mở mang nhận thức và suy nghĩ thấu đáo hơn. Có thể nêu ra một vài ví dụ, theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tháng 3/2018, có 07 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Nam Á -Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được đánh giá có hệ thống giáo dục phát triển thực sự ấn tượng. Nhiều học sinh Việt Nam đã đạt giải thưởng cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế ở các môn như Toán học, Vật Lý, Hóa Học, Sinh học, Tin học. Đặc biệt, Việt Nam được quốc tế ghi nhận là quốc gia đã hoàn thành mục tiêu đưa trẻ em đúng độ tuổi được đến trường, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

          Nhìn ở khía cạnh quốc tế, dưới bất kỳ chế độ nào thì nền giáo dục dù có tiên tiến đến đâu cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập do sự tác động của các yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Ngay như nước Mỹ, đất nước luôn tự hào có “nền giáo dục tinh hoa”, nhưng tháng 3/2019, dư luận Mỹ cũng chấn động vì vụ bê bối chạy trường lớn nhất từ trước tới nay tại nước này với tổng cộng 50 người bị bắt và truy tố.

          Vì vậy, trước khi phản biện hay nhận xét một sự việc, Hoàng Hoành Sơn hãy tìm hiểu cho kỹ; trước khi phát ngôn hãy thận trọng chứ không nên “xuyên tạc”, “đổi trắng thay đen”. Mọi phân tích, bình luận sai sự thật chỉ làm cho xã hội nhìn rõ hơn bản chất phản động, lưu manh của Sơn mà thôi. Xin nhắn thêm với Hoàng Hoành Sơn rằng: “Khi ta quen sử dụng từ ngữ ác độc với người khác thì đã không biết rằng sự ác độc đã xâm chiếm lấy ta”.

 

 


 

 

 

 

 

Đấu tranh với một số luận điệu xuyên tạc

quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

                                                           

Trong thời gian vừa qua, lợi dụng những tồn tại, khuyết điểm trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội có yếu tố Trung Quốc, trên một số trang mạng phản động, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã tán phát nhiều bài, hình ảnh có nội dung phản động; xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam -  Trung Quốc. Tập trung vào những dự án kinh tế - xã hội mà Chính phủ Việt Nam ký kết hiệp định với Chính phủ Trung Quốc; trong đó, chúng tập trung xuyên tạc sự thật; tìm mọi lý do, chứng cứ để chứng minh Việt Nam bị Trung Quốc thao túng, chi phối, giật dây; chúng rêu rao rằng lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam đã bị lãnh đạo Trung Quốc chèn ép, làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam, mục tiêu chủ yếu là làm mất uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, mà lờ đi vai trò của những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các dự án đó, nằm ở trong Ban quản lí các dự án. Lợi ích nhóm và tham nhũng trong Ban quản lí các dự án đã làm biến tướng các dự án, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (yếu, kém về năng lực nhưng lành nghề trong mua chuộc các quan chức nước sở tại) của Trung Quốc thao túng quá trình thực hiện dự án, gây tổn hại vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước, niềm tin của nhân dân. Trong cuộc chơi của nền kinh tế thị trường thì không ai cho không ai một thứ gì, tất cả đều có điều kiện kèm theo, quan trọng là tận dụng các yếu tố có lợi như thế nào để “biến nguy thành cơ”. Hợp tác và cạnh tranh luôn song hành. Thương trường là chiến trường, cảnh giác không bao giờ thừa. Tận dụng nguồn vốn của Trung Quốc thì phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc của họ. Nhưng những điều kiện như: Doanh nghiệp của Trung Quốc thực hiện dự án, nhân công và chuyên gia Trung Quốc,... là điều bình thường. Quan trọng là các Ban quản lí dự án đã không thực hiện đúng chức trách, hay nói cách khác là buông lỏng quản lí, thậm chí không loại trừ việc bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm lợi ích, đó là lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, họ đã bán rẻ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó mới chính là điều cần phải lên án, đấu tranh. Tất nhiên, cuộc đấu tranh với những vấn đề trên nằm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của đất nước, không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn được; Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhận ra và đang nỗ lực trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” này. Thực chất của những luận điệu trên là vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, nhất là trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, nhằm phá vỡ những quan hệ tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã gắn bó xây dựng có bề dày lịch sử, làm mất an ninh trật tự, mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, nhất là sự giúp đỡ sâu sắc của Trung Quốc với cách mạng Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc, dân chủ nhân dân trước đây cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Bởi vậy, tình cảm hữu nghị giữa hai nước đã được xây dựng qua nhiều thế hệ, trở thành tài sản quý báu của hai dân tộc. Quan hệ hai nước trong lịch sử tuy có trải qua thăng trầm, quan hệ hiện nay cũng vẫn còn đó những bất đồng và mâu thuẫn trong một số vấn đề, lịch sử đã dạy cho chúng ta bài học cảnh giác, nhưng lịch sử cũng dạy chúng ta phải lấy hòa hiếu làm trọng. Quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp cơ bản là dòng chảy liên tiếp đã được chứng minh. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác hai bên cùng có lợi với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế.

Thế nhưng những ngày gần đây, các tổ chức phản động và các thế lực chống đối sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ở trong nước, cũng như ở ngoài nước đã dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ sự hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc với chiêu trò khác nhau, chúng lợi dụng những sự việc nào đó để xuyên tạc, thổi phồng sự thật, hoặc là giả danh yêu nước để kích động nhân dân biểu tình chống Trung Quốc... Những tư tưởng, quan điểm đó thực chất là chống lại đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam, chống phá những điều tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cổ súy cho chủ nghĩa cực đoan dân tộc, kích động bạo lực, chiến tranh hận thù dân tộc....vì thế, càng khó khăn thêm cho chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khó khăn trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, dẫn đến thiệt hại về kinh tế của chúng ta.

Thực chất các luận điệu trên của các tổ chức phản động và các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam là một trong những thủ đoạn trong chiến lược "diến biến hoà bình" hòng làm mất ổn định chính trị- xã hội dẫn đến suy yếu từ bên trong và làm mất sức mạnh tổng hợp từ quan hệ hợp tác với bên ngoài, làm cho nhân dân nghi ngờ Đảng, Nhà nước về chính sách ngoại giao, làm mất uy tín của Đảng dẫn đến phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta...Vì vậy, chúng ta kiên quyết trừng trị thích đáng với những kẻ chống đối đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và lên án, đấu tranh với những luận điệu sai trái, đồng thời phải tích cực chủ động trong giáo dục quần chúng nhân dân có ý thức, tinh thần cảnh giác cao, không bị chúng lôi kéo, mua chuộc hoặc vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.  

 

 

Nhận xét

Bài đăng ph biến

 

CẨN TRỌNG TRƯỚC LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

          Trên internet, các thế lực thù địch, cơ hội, bất mãn, bồi bút hiện đang thực hiện hàng loạt bài viết, tạo sóng dư luận nhằm chống phá ý nghĩa chính trị Đại hội XIII của Đảng. Chúng tập trung xuyên tạc về những vẫn đề có thể thu hút sự quan tâm của dư luận, tiêu biểu là vấn đề nhân sự Đại hội. Thực tế, đâu đó trong quần chúng nhân dân đã tiếp nhận một cách đơn giản rồi bàn tán xôn xao ở chỗ này, chỗ khác rất phản cảm, gây ra dư luận không tốt trong xã hội.

          Để Đại hội Đảng lần thứ XIII thực sự có ý nghĩa chính trị sâu rộng trong xã hội, thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta phải cảnh giác trước các luận điệu sai trái, tập trung vào một số nội dung sau:

           “Dự báo” nhân sự Đại hội XIII: Với các luận điệu “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt khỏi vỏ”… Đây là điều vô lý, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.

          Xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng: Thủ đoạn là phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó, hòng tác động đến nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

          Nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII: Thủ đoạn là lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như một số cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua…chúng cho rằng đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó, nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

          Thực tế cho thấy, đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Ví dụ như ở Mỹ, đảng nào cũng phải họp, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống… Hay cũng ở hầu hết các nước những công chức trong hệ thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: ở Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp... Chẳng nhẽ đây cũng là thành trừng nội bộ?

          Công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, chuẩn bị công phu, cách làm cẩn trọng, dựa trên nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng sẽ dân chủ lựa chọn, sáng suốt bầu ra đội ngũ cán bộ là tinh hoa của Đảng, thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, sự sống còn của chế độ.

          Những luận điệu suy diễn, những thông tin giả mạo, thất thiệt là những chiêu trò xuyên tạc, “diễn biến hoà bình” công tác cán bộ của Đảng, đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người, gây nhiễu loạn thông tin, dao động về tư tưởng chính trị, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, người dân khi tiếp nhận thông tin cần phải thận trọng, mạnh dạn bác bỏ các thông tin sai sự thật, tránh lan truyền, gây tâm lý hoang mang trong xã hội./.

 

Đừng lấy nỗi đau của người dân vùng lũ để thực hiện

 mưu đồ chính trị đen tối                     

Trong những ngày vừa qua, mưa lớn trên diện rộng đã gây ra lũ lụt lớn ở miền Trung. Đây là đợt lũ chồng lũ, là đợt lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, tập trung ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Nam Trung Bộ. Miền Trung ruột thịt đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề cả về con người và vật chất do mưa lũ gây ra. Hàng ngàn ngôi nhà bị ngập nước, hư hỏng, sụp đổ, hàng chục hecta hoa màu bị hỏng..., bao gia đình bị đẩy vào cảnh tang thương, mất mát không có nhà ở, lương thực để ăn. Mới gần đây, sự việc thương tâm xẩy ra khi một thai phụ đang trên đường đi sinh nở thì bị dòng nước lũ cuốn trôi; vụ việc sạt nở ở Rào Trăng 3, sạt nở ở Hương Hóa - Quảng Trị làm nhiều cán bộ, chiến sĩ của Đảng, Quân đội và nhân dân hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Đây là sự mất mát to lớn đối với người miền Trung nói riêng và cả nước nói chung nhưng lại có những kẻ lợi dụng nỗi đau này để “nhận tiền” từ hải ngoại ra sức kêu gào, đổ lỗi, suy diễn vói mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Thế nhưng thay vì chia sẻ, giúp người dân vượt qua cơn khó khăn, thì đám rận chủ, phản động lại lợi dụng vào sự đau thương, mất mát đó để công kích, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chắc hẳn chúng ta quá quen thuộc với Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Đài, Đỗ Nam Trung...chúng thương xuyên đăng tải, chia sẻ các nội dung phản động cho các trang như "Nhật ký yêu nước”, "Đài châu á tự do… Đặc biệt gần đây trên trang facebook của cá nhân tên Đỗ Nam Trung chia sẻ bài viết của Báo Thanh Niên với nội dung "Lời kêu gọi giúp bà con miền Trung vượt qua giai đoạn ngặt ngèo do mưa lũ". Nhưng không phải vơi mục đích kêu gọi giúp đỡ nhân dân mà với những lời lẽ bịa đặt, vu khống. Chúng luôn rêu rao rằng Đảng, Nhà nước, Chính quyền không quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, đế mặc người dân trong cơn hoạn noạn, "sống chết mặc bay."

Thật đáng căm phẫn cho những kẻ dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng vào nỗi đau, sự mất mát của người dân để đưa ra những lời lẽ xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà Nước ta.

Chúng như ngựa quen đường cũ từ chính trị đến tất cả các linh vực của đời sống xã hội, lực lượng phản động lại tìm cách đưa ra nhưng luận điệu để xuyên tạc chống phá Đảng, chế độ XHCN ở nước ta. Ngay cả khi cả nước đang hướng về khúc ruột Miền trung, nơi đang phải hứng chịu những hậu quả do mưa lũ gây ra, thì lợi dụng vào đó lực lượng "quạ đen" lại nói xấu Đảng, đội ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Tất cả chúng ta đều biết rằng những lời lẽ đó là hoàn toàn là bịa đặt, vu khống. Trước sự biến động của thời tiết, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có dự báo và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kế hoạch phòng chống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho nhân dân, các kênh truyền thông của nhà nước thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến tình hình để người dân biết để chủ động phòng tránh. Chính quyền địa phương các cấp, cac lực lượng chức năng huy động đến mức cao nhất cả về người đến trang thiết bị cần thiết để giúp đỡ người dân trong cơn lũ lụt. Lãnh đạo các địa phương đã đến tận nơi đế chỉ đạo và cùng nhân dân chống thiên tai. Và đã có cán bộ chiến sĩ đã hi sinh trong quá trình cứu giúp nhân giúp. Nhà nước, các tổ chức kêu gọi giúp đỡ, quyên góp ủng hộ, đến tận nơi, trao tận tay người dân vùng lũ.

Trước sự tàn phá khốc liệt của thiên tai, thiệt hại là không thể tránh khỏi. Chúng ta hãy phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, cùng nhau đồng lòng, đồng sức, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua cơn hoạn nạn chứ không phải lợi dụng vào đó để chia rẽ, chống phá đất nước.

 


 

Bài lực lượng 47 NCS 27

Hộp thư đến
XUYÊN MÂY CỨU TRỢ ĐỒNG BÀO VÙNG LŨ
       
 Có lẽ rất nhiều người dân Quảng Nam sẽ nhớ mãi những cánh bay của Trung đoàn 930, Sư đoàn Không quân 372 (Quân chủng Phòng không-Không quân) lên vùng núi xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn cứu trợ bà con vùng bị lũ cô lập hoàn toàn trong mấy ngày qua. Hành động dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn ấy càng tôn vinh hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Không quân nhân dân Việt Nam Anh hùng giữa thời bình...

Sân bay quân sự thành phố Đà Nẵng sáng 1-11 nhộn nhịp khác thường, những bóng quân phục vội vàng bốc gần hai tấn hàng gồm: Gạo, mì ăn liền, nước uống, thuốc men... lên máy bay trực thăng. Đại tá Vũ Hồng Sơn, Sư đoàn trưởng Sư đoàn KQ 372, vạt áo ướt đẫm mồ hôi, đang đôn đốc các bộ phận khẩn trương cất cánh. Tiếng gió gào, tiếng động cơ phản lực gầm rú, tất cả làm việc khẩn trương, hối hả...

Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ động viên anh em: “Điều kiện, thời tiết bay rất khó khăn, nhưng các đồng chí bình tĩnh, mưu trí, tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cứu trợ nhân dân là mệnh lệnh trái tim. Đồng bào Phước Lộc, Phước Sơn đang từng giây, từng phút mong chờ hàng cứu trợ...”.Trong những ngày qua các xã Phước Lộc, Phước Thành thuộc huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang bị sạt lở cô lập có gần 3.000 người dân. Lượng lương thực, thực phẩm dự trữ tại chỗ cung cấp cho người dân không còn nhiều và sắp cạn kiệt. Các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ đã tìm mọi cách nhưng vẫn chưa có kết quả. Do mưa to, gió lớn, đường sạt lở nghiêm trọng, vấn đề tiếp tế lương thực, thực phẩm khó khăn, vì vậy hầu như toàn bộ nhân dân đều thiếu đói, cần viện trợ khẩn cấp. Trước tình hình đó đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, yêu cầu Bộ Quốc phòng điều máy bay trực thăng chở lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và các nhu yếu phẩm kịp thời cứu trợ cho hàng ngàn người dân bị cô lập đủ dùng trong 30 ngày để chờ thông đường vào.

Đúng 7 giờ 15 phút, Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 930 chủ trì cuộc họp giao nhiệm vụ cho tổ bay. Thiếu tá Mai Gia Trang, sĩ quan khí tượng báo cáo: “Thời tiết khu vực Đà Nẵng và Chu Lai khá tương đồng. Khu vực Phước Thành, Phước Sơn tầm nhìn 3-4 km, nhiều mây, lượng mưa nhỏ, ngắt quãng...”. Sau khi nghe các bộ phận báo cáo vắn tắt tình hình, Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung trực tiếp giao nhiệm vụ cho các bộ phận.

Đúng 9 giờ 30, Trực thăng Mi 171, do Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung làm cơ trưởng, Đại úy Mai Xuân Chinh, Phi đội trưởng phi đội 1, Thượng tá Trần Văn Hà, Chủ nhiệm dẫn đường cùng hai Thiếu tá Dương Văn Thắng và Vũ Đình Sơn, cơ giới trên không được lệnh cất cánh.

Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Trung cùng tổ bay.Rất bình tĩnh, Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung lệnh cho Thượng tá Trần Văn Hà và Thiếu tá Dương Văn Thắng tích cực quan sát. Máy bay tiếp tục bay dọc sườn núi khoảng 5 phút, xuyên qua đám mây trước mặt thì phát hiện ra bãi đỗ chính thức. Bay thêm một đoạn nữa, Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung cho máy bay hạ thấp độ cao.

Do điều kiện bãi đỗ hẹp, thời tiết không thuận lợi, khó quan sát nên phi công đành điều khiển máy bay vọt lên, rồi chuyển hướng sang bãi đỗ dự phòng.

Vì điều kiện, thời tiết không cho phép, nên máy bay bay treo, thả hàng cứu trợ xuống cho bà con.

Do khu vực bãi đỗ phụ bị cô lập, người dân khó cơ động lấy hàng cứu trợ nên Thiếu tướng Phạm Trường Sơn ra lệnh cho tổ bay bay treo và thả hàng cứu trợ. Khi những thùng hàng đầu tiên vừa chạm mặt đất, chúng tôi nghe rõ tiếng reo hò phấn khởi của bà con...

Sau khi thực hiện thành công chuyến bay cứu trợ lần thứ nhất, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho chuyến bay thứ hai, chúng tôi đã trao đổi nhanh với Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung. Anh tâm sự: “Thời bình, trong bất kỳ tình huống nào thực hiện cứu nạn, cứu trợ nhân dân là mệnh lệnh trái tim, là trách nhiệm chính trị của người lính không quân. Những quyết định chuẩn xác đảm bảo cho chuyến bay an toàn, hiệu quả là thể hiện tốt tinh thần “Tự tính toán, tự bay, tự đến, tự tìm kiếm và tự về. Chuyến bay thứ nhất thành công, chúng tôi rất phấn khởi. Bởi sau bao ngày mòn mỏi chờ đợi, hôm nay hàng cứu trợ đã đến được với đồng bào vùng lũ...”.

Nghe Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung nói khiêm tốn nói vậy, chúng tôi càng thêm khâm phục ý chí, lòng quả cảm và đức hy sinh của những người lính không quân... 

VH.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tình hình khắc phục hậu quả bão số 9

 


 

Sáng 1-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chịu thiệt hại nặng nề do bão số 9 tại các tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Cùng đi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Vững vàng vượt qua đại dịch, thiên tai, Việt Nam khẳng định mô hình “quản trị quốc gia tốt”

 

 

 “Chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công đại dịch Covid-19”, luận điểm đó trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng được đông đảo nhân dân và bạn bè quốc tế thừa nhận, đánh giá cao.

Nhận diện hoạt động chống phá công tác nhân sự của Đảng

 

 

Công tác nhân sự là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đặc biệt, thời điểm hiện tại được xác định là giai đoạn chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau. Chính bởi vậy, công tác cán bộ trước thềm Đại hội XIII càng là vấn đề được Đảng ta ưu tiên hàng đầu.

Bản chất cơ hội chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng

 

 

Từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng tình hình đại dịch COVID-19 khiến đời sống của người dân thêm muôn vàn khó khăn vì tác động xấu của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Khó khăn này chưa qua thì thiên tai lại ập đến với đồng bào miền Trung ruột thịt. Và trong những khó khăn này, chúng ta thật xúc động khi chứng kiến vô vàn những hành động, nghĩa cử cao đẹp cùng sự hy sinh quên mình của các chiến sỹ Công an, quân đội và sự giúp đỡ tận tình của đồng bào cả nước theo truyền thống cao đẹp của người Việt Nam “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”.

Rớt nước mắt cảnh vợ chồng ung thư, thương các con ngoan, học cực giỏi

 Chị lại đau, đôi bàn tay nắm chặt. Hai vợ chồng mang căn bệnh ung thư đang hành hạ họ từng ngày. Chị oà khóc, những giọt nước mắt đã thành dòng, vì viễn cảnh 2 đứa con sẽ bơ vơ, dang dở học hành…

Trong một chuyến công tác tại Nam Định, tôi được nghe kể về một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hai vợ chồng 4 năm nay đã gồng mình chống chọi với căn bệnh ung thư, cũng ngần ấy năm, anh chị cố gắng mạnh mẽ, dựa vào nhau cố sống để nuôi 2 con ăn học. Lần theo địa chỉ người dân cung cấp, tôi tìm đến gia đình anh Hoàng Văn Tư (SN 1969) tại tổ dân phố Thắng, Mai Xá, phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Nghe anh Tư kể về cuộc sống của gia đình mình, tôi thấy chạnh lòng và không khỏi xót xa cho một gia đình yên ấm, hạnh phúc phải gồng mình chống chọi với bệnh ung thư quái ác.

Năm 2004, anh Tư và vợ mình là chị Lê Thị Thuỷ Ngân (SN 1980), hai phận nghèo gặp nhau trên hành trình tha hương mưu sinh rồi quyết định về quê gây dựng gia đình. Hai vợ chồng, đôi bàn tay trắng, sống trong căn nhà cấp 4 lụp xụp.

Dù nghèo, vất vả, khó khăn muôn đường nhưng bù lại, vợ chồng anh chị hết mực yêu thương nhau, chăm lo làm ăn. Năm 2005, túp lều tranh của đôi vợ chồng đón cô con gái đầu lòng. Niềm hạnh phúc của gia đình nghèo nhân lên khi năm 2013, chị Ngân sinh thêm một bé trai.

Nhưng rồi, tai ương ập xuống gia đình nhỏ một cách đau đớn vào năm 2016. Chị Ngân khi đó đang làm công nhân tại một nhà máy gần nhà, thấy sức khoẻ không ổn phải nhập viện và nhận tin sét đánh. Chị được thông báo mắc ung thư dạ dày.

Hai vợ chồng công nhân nghèo cố sức gom tiền để làm phẫu thuật. Cũng bắt đầu từ đây, chuỗi ngày ở viện của chị Ngân còn nhiều hơn ở nhà, đơn thuốc, hồ sơ bệnh án của chị còn nhiều hơn sách vở của 2 con nhỏ gộp lại.

Anh Tư ngậm ngùi kể: “Lúc vợ chưa bị bệnh, 2 vợ chồng dù chỉ làm công nhân, nhưng cuộc sống vẫn vui vẻ, đủ đầy, vợ chồng, thỉnh thoảng gom góp mua được cái này cái kia cho con, cả nhà luôn ngập tràn niềm vui.

Nhưng từ khi vợ bị bệnh, mọi đồ đạc trong nhà lần lượt bán đi hết. Chiếc xe máy là tài sản cuối cùng trong nhà cũng đã bán. Giờ cả nhà chỉ còn chiếc xe đạp của con gái được tặng thưởng vì thành tích vượt khó, học giỏi”.

Nằm trên giường, người phụ nữ nhỏ bé, gần như chỉ còn da bọc xương, bàn tay co quắp nắm chặt, cắn răng cố kìm nén cơn đau. Chị thều thào nói: “Chị khát khao được sống, con chị còn nhỏ quá, chị không đầu hàng bệnh tật, nhưng thực sự đã cố lắm rồi. Cả 2 vợ chồng ra đi thì không biết rồi đây 2 con nhỏ sẽ ra sao. Cháu nó học tốt lắm, không lẽ đành dang dở…”, nói rồi người mẹ oà khóc, những giọt nước mắt chảy thành dòng.

Trong căn nhà tồi tàn, sụt nứt, trống huơ trống hoác của gia đình, tài sản lớn nhất có lẽ giờ chỉ còn lại là xấp giấy khen dày của 2 con. Biết bố mẹ bệnh tật, 2 con anh chị tự giác bảo ban nhau học tập. Cô con gái lớn của anh chị vừa thi đỗ vào ngôi trường danh giá của mảnh đất thành Nam - Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.

Chị Ngân yếu đi từng ngày nên một tuần nay, bà Đàm Thị Năm, mẹ chị Ngân phải đến chăm sóc, túc trực suốt đêm. Bản thân bà vốn cũng mang bệnh, chồng bà là thương binh nặng 1/4.

“Tôi chỉ mong gánh được bệnh thay con. Tôi đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, sao ông trời không chọn tôi mà giáng giận, lại nỡ bắt con cháu tôi phải khổ sở vậy! Sau này, 2 đứa nhỏ phải làm sao đây?”, bà Năm ngậm ngùi.

Anh Tư chia sẻ, giờ ngoài việc chăm sóc vợ, anh vẫn cố gắng duy trì việc làm công (công nhân may) theo ngày, trung bình mỗi tháng kiếm được đôi ba triệu đồng, nhưng khoản tiền ấy không thấm vào đâu.

“Giờ nhà nợ thì nhiều, muốn vay thêm cũng không ai cho vay vì mình lấy gì ra mà trả. Cả nhà hiện sống nhờ anh em, hàng xóm đỡ đần, các con đi học thì được miễn học phí, không thì gia đình không biết ra sao”.

Ông Hoàng Ngọc Long, Tổ trưởng tổ dân phố Thắng, xã Mai Xá cho biết: “Gia đình anh Tư phải nói là cực kỳ khó khăn, 2 vợ chồng bệnh trọng, tội nhất là 2 con nhỏ học rất giỏi mà không biết rồi đây sẽ ra sao. Giờ chỉ mong có các tấm lòng thơm thảo hỗ trợ, giúp gia đình anh Tư đỡ đi phần nào khó khăn, mong sao có người đỡ đầu để các con anh chị không lỡ dở học hành khi không còn bố mẹ, để người mẹ ung thư đỡ day dứt khi buông tay, đuối sức”.

Nhìn vợ thiêm thiếp trong giấc ngủ khó nhọc, anh Tư liên tục chạm vào vợ, canh từng nhịp thở. Anh sợ, nỗi sợ khủng khiếp lớn cứ lớn thêm mỗi ngày, sợ vợ sẽ ngủ quên mãi mãi rồi bỏ lại bố con anh. Anh cũng không biết bản thân sẽ chống chọi được với bệnh tật được bao lâu nữa, nhưng anh đã hứa với vợ, với chính mình phải “chiến đấu” đến cùng. Vì 2 con, anh có thể làm tất cả. Anh còn cơ hội nào, còn bao nhiêu thời gian để lo toan, chuẩn bị cho tương lai của 2 đứa trẻ?
Nguồn: Dân trí.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất

“Cháu bé tầm 2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Đoàn Hữu Trung nhớ lại.

Nhiều người xúc động vì bức ảnh nam phóng viên tuổi trung niên đang ôm máy quay khóc nghẹn ngào khi chứng kiến cảnh một cháu bé được đưa ra từ điểm sạt lở ở Trà Leng. 

“Lúc mọi người kéo lên một em bé từ trong lớp bùn đất, sình lầy, anh ấy đã dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi quỵ xuống, òa khóc...

Phải đớn đau, uất nghẹn, khổ tâm, xót xa, cảm thương đến bao nhiêu mới khiến anh ấy - nam phóng viên già dặn kinh nghiệm, luôn làm chủ cảm xúc, hoàn cảnh phải bật khóc như thế này!”.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất
Hiện trường vụ sạt lở Trà Leng vùi chết 8 người, 14 người khác đang mất tích

Bức ảnh trên do phóng viên Hoàng Thế Lực, Báo điện tử Chính phủ ghi lại khoảnh khắc nhà báo Đoàn Hữu Trung (Thông Tấn xã Việt Nam thường trú tại Quảng Nam) bật khóc tại hiện trường vụ sạt lở thôn 1 (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) sáng 30/10.

30 năm làm nghề, lần đầu bật khóc

Chiều 31/10, VietNamNet đã gặp anh Đoàn Hữu Trung, khi anh vừa trở ra từ hiện trường vụ sạt lở Trà Leng.

Anh Trung kể, hơn 30 năm làm nghề báo, đó là lần đầu tiên anh bật khóc khi đang tác nghiệp tại hiện trường.

“Tôi đã tác nghiệp nhiều vụ sạt lở, tai nạn khiến nhiều người chết… nhưng vụ sạt lở Trà Leng là kinh hoàng và tang thương nhất. Cả ngôi làng với 11 ngôi nhà bị san phẳng, đất đá, cây cối vùi lấp tất cả.

Tại hiện trường, những ánh mắt của người con sống dõi theo các chiến sĩ đang đào bới bùn đất, tìm kiếm người thân của họ, khiến ai chứng kiến cũng không thể kìm được nước mắt”, anh Trung tâm sự.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất
Anh Đoàn Hữu Trung khóc nghẹn khi lực lượng cứu hộ đưa thi thể cháu bé ra khỏi nơi sạt lở (Ảnh: Tấn Lực)

Anh Trung nhớ lại, khoảng 9h sáng 30/10, lực lượng cứu hộ xác định được vị trí của một người bị vùi lấp. Lúc này, các chiến sĩ đào bới lớp đất đá, cây cối dày cả mét thì thấy thi thể.

Nhiều người dân, lực lượng cứu hộ và phóng viên xúm lại để xem khoảnh khắc tìm thấy nạn nhân vụ sạt lở. Lúc này, anh Trung đứng gần vị trí tìm thấy thi thể cháu bé, anh đặt sẵn máy để quay lại.

Nhưng khi, lúc các chiến sĩ đưa thi thể bé lên khỏi lớp bùn đất, sình lầy, anh Trung đã dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi quỵ xuống, òa khóc như một đứa trẻ.

Anh Trung tâm sự, bản thân mình cũng có 2 con, khi nhìn cảnh cháu bé được đưa ra, anh cứ ngỡ đó là người thân, con cháu trong nhà.

“Đến hiện tại, tôi vẫn không quên giây phút đó. Cảm xúc lúc ấy quá khó tả, dâng trào, người run lên,  tôi hướng ống kính máy quay đi chỗ khác, nước mắt cứ thế tuôn trào. Không khí lúc ấy ngột ngạt, bao trùm toàn một màu đau thương”, anh Trung nhớ lại. 

“Hai ngày nay tôi cứ ám ảnh giây phút khi lực lượng cứu hộ tìm thấy thi thể cháu bé bị vùi ở Trà Leng. Cháu khoảng  2 tuổi, nằm úp mặt xuống đất, như một con búp bê. Khi được đưa lên, bé trần truồng không có áo quần, người bé chỉ một màu bùn đất. Rất may cả người cháu không bị trầy xước gì”, anh Trung bộc bạch.

Phóng viên kể phút bật khóc khi thi thể bé 2 tuổi tìm thấy trong bùn đất
Hơn hai ngày qua, anh Trung vẫn ám ảnh hình ảnh cháu bé được đưa ra khỏi đống bùn đất

Hơn 30 phút sau khi tìm được cháu bé, anh Trung mới giữ được bình tĩnh, anh lau vội những giọt nước mắt rồi tiếp tục tác nghiệp.

Cháu nhỏ được mọi người nhẹ nhàng bế lên cáng, rửa sạch bùn đất. Các chiến sĩ nhẹ nhàng cuộn tròn em trong chiếc chăn bông nhỏ, rồi đưa em vượt qua bãi sạt lở, về với gia đình.

“Hôm nay, khi trở lại hiện trường, tôi đứng cách xa hơn khu vực các chiến sĩ đang tìm kiếm, cố bước nhẹ chân vì sợ dẫm lên người các nạn nhân có thể nằm dưới đống bùn đất.

Trong quá trình tác nghiệp ánh mắt của tôi vẫn không rời mắt khỏi khu vực tìm thấy thi thể cháu bé. Cảnh tượng hai tay anh chiến sĩ đưa bé lên khỏi đống đất đá lại hiện về. Quả thật quá ám ảnh”, anh Trung chia sẻ.

14h ngày 28/10, vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn 1 (xã Trà Leng) vùi lấp 11 hộ dân, 33 người thoát chết, 14 người vẫn còn mất tích, trong đó có Bí thư xã Trà Leng. Hiện tại, 8 thi thể đã được đưa khỏi hiện trường.

Nguồn: Vietnamnet.

Thủ tướng: Không để người dân vùng bão lũ lâm vào cảnh màn trời chiếu đất

 Thủ tướng đồng ý đề xuất bổ sung gạo hỗ trợ cho các tỉnh, lưu ý gạo phải đưa đến dân, đúng đối tượng; đồng thời nhất trí hỗ trợ thêm kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, trong đó có khoản hỗ trợ nhà sập, hư hỏng nặng cho người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc làm việc với các địa phương miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn vào chiều 1/11, tại tỉnh Quảng Nam.

Kết luận buổi làm việc, chia sẻ với những mất mát to lớn về người và tài sản của nhân dân miền Trung, Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước tin tưởng người dân miền Trung anh hùng sẽ vượt qua khó khăn, mất mát để vươn lên. Thủ tướng cho rằng, với bão lũ nhiều đời nay thì người dân miền Trung cũng phải thích ứng, sẵn sàng để sống chung với bão lũ, thiên tai bất thường.

Với địa hình, địa chất, từ ngàn đời nay, miền Trung cần học cách sống chung với bão lũ, “chúng ta phải sẵn sàng thích ứng phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, tìm mọi biện pháp thích ứng với thiên nhiên”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ, các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh bão số 9. Thủ tướng biểu dương các địa phương, lực lượng quân đội, công an, chính quyền cơ sở đã không quản khó khăn gian khổ cứu người cứu dân, người dân đã ủng hộ chủ trương sơ tán tránh bão. Tuy nhiên, liên tục các cơn bão, lũ trút xuống miền Trung đã làm 230 người chết và mất tích, đến nay nhiều người chưa được tìm thấy trên biển khơi, trên sườn núi.

Về các biện pháp thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh việc bảo đảm thông suốt giao thông, quốc lộ thì Bộ Giao thông vận tải phải lo, tỉnh lộ thì tỉnh phải lo…

Đối với tuyến đường vào Phước Lộc, Thủ tướng nhất trí giao Quân khu 5 khảo sát, báo cáo Chính phủ, Bộ Quốc phòng sớm xử lý, không để tuyến này bị tắc hoàn toàn.

Vấn đề nữa mà “chúng ta rất day dứt” là phải tìm mọi biện pháp cứu người còn mất tích ở Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Bình Định. Đồng thời tích cực điều trị người bị thương. Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo bệnh viện tỉnh hỗ trợ, điều trị miễn phí cho người dân bị thương do bão lũ, sạt lở đất.

Phải tiếp tục chăm sóc gia đình bị nạn kịp thời hơn nữa, “những người vợ, người con ngóng chồng, ngóng cha đi biển về, rất tang thương”.

Các lực lượng chức năng tiếp tục cứu đói kịp thời cho người dân, nhất là ở những nơi còn bị chia cắt với bên ngoài, không được để người dân màn trời chiếu đất, đói cơm lạt muối. Các địa phương tiếp nhận các nguồn viện trợ công khai, minh bạch, thuận lợi, có tiền đến đâu hỗ trợ người dân nhanh đến đó. “Nhân đây chúng tôi cũng hoan nghênh tấm lòng từ thiện của các nhà hảo tâm đến từ các địa phương”- Thủ tướng nói.

Đặc biệt hệ thống chính trị, đơn vị quân đội, công an vận động làm lại nhà ở cho dân tốt hơn.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai lực lượng, phương tiện, kể cả máy bay trực thăng, tàu thủy… để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cứu trợ, tăng nguồn nhân lực, nhất là nhiệm vụ này trong Quân khu 5, Quân khu 4.

Thủ tướng yêu cầu, bên cạnh sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng, Bộ, ngành, thì các địa phương phải đóng vai trò chính trong việc khắc phục hậu quả bão, lũ. Các công ty bảo hiểm bảo đảm bán bảo hiểm cho ngư dân để giảm thiệt hại khi xảy ra rủi ro. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tỉnh ủy, UBND các tỉnh phải huy động lực lượng thanh niên, lực lượng dân quân tự vệ, nguồn lực tại chỗ khắc phục hậu quả mưa bão.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có Thông tư khoanh nợ, giảm nợ cho người dân vay vốn bị thiệt hại. Thủ tướng đề nghị sớm đầu tư xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền.

Bộ Công Thương chỉ đạo khôi phục hệ thống điện, sản xuấtg công nghiệp, cung ứng đủ hàng, nhất là lương thực, thực phẩm, vật liệu, sửa chữa nhà cửa, đặc biệt kiểm soát tốt giá cả thị trường.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để phục hồi sản xuất.

Thủ tướng đồng ý đề xuất bổ sung gạo hỗ trợ cho các tỉnh, lưu ý gạo phải đưa đến dân, đúng đối tượng; đồng thời nhất trí hỗ trợ thêm kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, trong đó có khoản hỗ trợ nhà sập, hư hỏng nặng cho người dân. Tuy nhiên, cần thống kê chính sách, bảo đảm công bằng cho người dân.

Nhấn mạnh vai trò điều tiết, cắt lũ của thủy điện, Thủ tướng yêu cầu rà lại quy trình liên hồ, đơn hồ chặt chẽ trong phòng chống thiên tai

Bên cạnh các hỗ trợ ngắn hạn, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn lực để trong trung hạn có thể đầu tư hạ tầng phòng chống thiên tai khu vực miền Trung.

Với cơn bão số 10 sắp tới, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, địa phương có phương án chủ động, nhất là lũ lụt, sạt lở núi. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sớm họp và có phương án ứng phó kịp thời.

Các Bộ, các địa phương đều phải có phương án ứng phó, khắc phục hậu quả do bão, lũ, sạt lở đất. Quân đội và lực lượng công an phải luôn sẵn sàng nếu các địa phương đề nghị.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương rà soát kế hoạch 2 tháng còn lại của năm 2020, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu kép.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống.

5 thi thể bị lũ cuốn ở Nghệ An, vợ trẻ ôm con khóc chồng và anh trai

 Sau nhiều ngày nỗ lực tìm kiếm người mất tích trong lũ, lực lượng chức năng tìm thấy 5 thi thể ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn (Nghệ An).

Chủ tịch UBND xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương) Bùi Xuân Lĩnh sáng nay (2/11) cho biết, lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể 2 cháu gái bị mất tích vào chiều qua.

Nạn nhân là em Phan Thị Trang (SN 2007) và Trần Thị Ánh (SN 2006), cùng trú ở thôn Hà Lương, xã Võ Liệt.

Chiều qua, Trang và Ánh chở nhau bằng xe đạp đi chơi. Đến chiều tối, 2 gia đình không thấy các em về nhà nên kêu gọi hàng xóm đi tìm.

Khi tìm đến xã Thanh Long, người dân thấy chiếc xe đạp của hai em. Nghĩ chuyện chẳng lành, gia đình cùng cơ quan chức năng tìm kiếm ở khu vực này.

Đến 21h cùng ngày, thi thể của 2 em được tìm thấy.

Ngoài ra, chính quyền huyện Nam Đàn cũng vừa tìm thấy thi thể em Phạm Văn Phúc (SN 2003, trú xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn) không may bị nước lũ cuốn trôi khi đi bắt cá cùng người bố. 

Người vợ trẻ mất chồng và anh ruột

Cũng trong ngày 1/11, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Nguyễn Văn Quảng (SN 1994, trú xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) và anh Trần Công Thế (SN 1995, trú xã Thanh An, huyện Thanh Chương) bị nước lũ cuốn trôi hôm 30/10.

Trước đó, khoảng 10h30 sáng (30/10), hai anh Quảng và Thế đi xe máy qua xã Thanh An thì gặp chú đi xe ngược chiều. Không may, chú ruột của Thế (chữa rõ danh tính) rơi xuống nước.

Ngay sau đó, Thế và Quảng lao xuống nước cứu chú mình. Tuy nhiên, trên người đang mang áo mưa nên khi đẩy chú ruột vào được một đoạn thì nước lũ cuốn cả hai anh em mất tích.

Riêng chú ruột của Thế được người đi đường dùng dây ứng cứu, kéo thoát nạn vào bờ an toàn.

Được biết, hai vợ chồng Nguyễn Văn Quảng và Trần Thị Hằng (SN 1998) mới sinh con nhỏ được 1 tuổi. Còn Thế có mối quan hệ là anh ruột của chị Hằng.

Vậy là, trong chốt lát, chị Hằng là người vợ trẻ một lúc phải chịu đựng nỗi đau vừa mất chồng và mất anh trai của mình.

Trong đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh Nghệ An có 9 người chết, trong đó 1 người vẫn đang mất tích.

Nguồn: Báo Mới.