Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021
CEO 'siêu doanh nghiệp' 500.000 tỷ đồng: Tôi sẽ góp đủ vốn
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Tiếp)
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ĐƯỢC TIẾN
HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Xuyên suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội đều khẳng định nhất quán độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội II (1951), Đảng khẳng định, cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam sẽ tiến triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa và nước Việt Nam sẽ thành một nước xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng Nghị
quyết Đại hội lần thứ II, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đã
giành được thắng lợi. Với Hiệp định Giơnevơ (20/7/1954), miền Bắc được giải
phóng đã từng bước khôi phục, cải tạo kinh tế, xã hội, văn hóa và đi lên chủ
nghĩa xã hội; còn ở miền Nam, đồng bào ta tiếp tục thực hiện cuộc đấu tranh
giải phóng, thực hiện khát vọng thống nhất nước nhà.
Đại hội Đảng lần thứ III (1960) - Đại hội xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: Đưa miền Bắc tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; đồng thời, đẩy mạnh cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Khi
miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xã định rõ
rằng: “Ở miền Bắc, chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc
nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có
trong lịch sử dân tộc ta... Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ
giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức. Muốn thế
chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một
nước công nghiệp... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước
văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc"(9).
Đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng ở
hai miền Nam - Bắc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh
cách mạng ở miền Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ sau 21
năm gian nan, thử thách đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy
mùa Xuân năm 1975. Miền Nam được giải phóng, hai miền Nam - Bắc đã sum họp một
nhà. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, cả nước
thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Kiên định độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, vững bước trên hành trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được
Đảng ta, nhân dân ta kiên định thực hiện, nhất là trong hơn 35 năm thực hiện
công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, bất chấp sự chống phá điên cuồng của các
thế lực thù địch, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu. (còn tiếp)
THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA?
Trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, Đảng ta,
nhân dân ta không chỉ kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà còn xác
định rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội. Những nội dung quan trọng này đã được khẳng định từ trong Chương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trong văn kiện từ Đại hội II đến Đại
hội VI và tiếp tục được khẳng định trong Cương lĩnh 1991(Đại hội
VII): "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một
xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp"(10) và “Nắm
vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt
trong quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để
thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho
độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vẫn là hai
nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ với nhau”(11).
Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và
xuất phát từ thực tiễn, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp đúng như Nghị quyết Đại
hội VIII (1996) của Đảng nhấn mạnh: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực
hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa”(12).
Tại Đại hội IX (2001), Đảng tiếp tục khẳng
định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường
xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh”(13) và "con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại"(14). Cùng với đó, Báo cáo chính trị
tại Đại hội cũng khẳng định nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, với 8 đặc trưng cơ
bản; đồng thời, nhấn mạnh bài học số một là: Trong quá trình đổi mới, phải kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) tại Đại hội XI của Đảng (Cương lĩnh 2011) đã nêu những nội dung cơ bản
của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; bổ sung, phát triển những
đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng với 8 đặc trưng
cơ bản, 8 phương hướng cơ bản và những mối quan hệ lớn cần phải nắm vững và
giải quyết tốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều đó
cũng khẳng định rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm vững chắc cho độc lập
dân tộc và là hai mặt không thể tách rời của con đường phát triển đất nước,
hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, có thể thấy “đi lên chủ nghĩa xã hội
là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”(15) và
trong hơn 9 thập niên lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh khó khăn,
thử thách nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đều khẳng định con đường duy
nhất đúng để đất nước phát triển bền vững là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Việc Đảng quyết định đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và cả
nước đồng thời thực hiện 2 chiến lược cách mạng ở hai miền; quyết định đưa cả
nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi nước nhà thống nhất; tiến hành sự
nghiệp đổi mới và tiếp tục kiên định hành trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong
hơn 35 qua… chính là sự lựa chọn kiên quyết và đúng đắn, kiên định và sáng tạo
của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới có thể đổi thay, song con
đường đó là phù hợp quy luật, đúng như Đảng khẳng định tại Đại hội XII (2016):
“Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(16).
Vì thế, từ lý luận và thực tiễn xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư đã khẳng định trong bài viết của mình
rằng, "lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường lên
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực
hóa". Hơn nữa, thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội cho thấy, việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hình thức tối ưu để thực hiện quyền lực
của nhân dân. Việc phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, để văn
hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc
được chú trọng… chính là thành tựu về lý luận của Đảng, là kết quả sự tổng kết
thực tiễn và tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như những thành tựu của về văn hóa của nhân loại…
Đồng thời, việc "đưa ra quan niệm phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất
cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng". Bởi,
thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế
với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách, trong suốt quá trình phát
triển và đó chính là/được coi là công cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã
hội, xây dựng mô hình kinh tế tổng quát ở Việt Nam... Vì thế, những luận điểm
của Tổng Bí thư nêu ra trong bài viết là khoa học, thuyết phục, không chủ quan,
duy ý chí; là minh chứng sắc bén bác bỏ sự xuyên tạc, xảo trá của các đối tượng
cơ hội, phản động, thù địch…
Hơn nữa, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư
đã không chỉ trả lời rất rõ, lập luận sắc sảo về những nội dung đã nêu ra mà
còn khẳng định rõ: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu
dài, vô cùng khó khăn và phức tạp. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất
thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực
thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại, cho nên lại càng khó khăn, phức tạp;
cho nên nhất thiết phải trải qua một thời kỳ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và
cái mới… Đây chính là gắn lý luận với thực tiễn, không hề mơ hồ, càng
không ảo tưởng như các luận điệu thù địch xuyên tạc.
Tổng Bí thư xác định: "Chúng ta cần một
xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi
nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển
về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng
khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân
ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ
không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ
của một số ít cá nhân và các phe nhóm"; "xã hội xã hội chủ nghĩa là
xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung
của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất
so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và
phe nhóm"; "Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của công cuộc đổi mới”… Đây chính là sự cụ thể hóa Cương lĩnh 1991,
Cương lĩnh 2011, Nghị quyết các kỳ Đại hội; thể hiện rõ tính nhân văn của
chủ nghĩa xã hội; là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội; là mục tiêu,
là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và
đang kiên định, kiên trì theo đuổi, dù thế giới có đổi thay!
Bên cạnh đó, trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng
định những thành tựu của chủ nghĩa tư bản là không thể phủ nhận: “Chủ nghĩa tư
bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đạt được nhiều thành
tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát
triển khoa học - công nghệ”… Tuy nhiên, khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt
Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (chỉ bỏ qua những mặt hạn chế của chủ nghĩa
tư bản như áp bức, bất công, bóc lột...), song không bỏ qua những thành tựu,
giá trị văn minh mà nhân loại đạt được trong thời kỳ phát triển tư bản chủ
nghĩa.
Cuối bài viết, Tổng Bí thư cũng đã chỉ ra
những hạn chế cần phải khắc phục như: Về kinh tế, chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững… Về xã hội, khoảng
cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ
công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống
cấp… Về xây dựng và chỉnh đốn Đảng: tình trạng tham nhũng, lãng
phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên... Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại
luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm
mưu "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…
Vì thế, việc Tổng Bí thư khẳng định: "Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của
cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh"; đồng thời, kết luận rằng vai trò lãnh đạo và cầm quyền của
Đảng; sự kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân chính là
nguồn sức mạnh sâu xa, cội nguồn của thắng lợi và sự phát triển… chắc chắn
không phải là "sự hoang tưởng", lại càng không phải là "cái bánh
vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam" như các thế lực thù địch bôi nhọ, phủ nhận.
Lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam
đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh
đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết.
Bài viết không chỉ thể hiện tầm nhìn xa, tư duy sắc sảo mà còn cho thấy bản
lĩnh chính trị của người đứng đầu Đảng trước những đổi thay của tình hình trong
nước và quốc tế, góp phần giúp mỗi cấp ủy, mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng
viên và người dân nhận thức sâu sắc hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - đi
đến tương lai tươi sáng của dân tộc để không dao động, không ngả nghiêng trước
các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; đồng thời, nêu cao tinh thần
tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, kiên định và làm tròn trách
nhiệm của mình cao hơn nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trở thành nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội
XIII đã nêu ra./.
-------------------------------
(1) (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, t.13, tr.30, 438.
(2) (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, t.1, tr.404, 496,
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, t.12, tr.415.
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.9, tr.30.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.2, tr.304.
(8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.1.
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia- Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.91-92.
(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng
toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.133.
(11) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng
toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, t.51, tr.129-130
(12) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.68
(13) (14) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,
tr.83, 70.
(15) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
tr.70.
(16)
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.167.
Bệnh nhân Covid-19 thứ 48 tử vong
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (23/5/2021), ngày 16/5/2021, GS.TS.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
công bố bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đây là bài
viết có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Qua đó, tiếp
tục kiên định con đường đã chọn, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng vào cuộc sống, giúp mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu
đúng bản chất vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; đồng thời, thấu triệt nguyên tắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin giới thiệu một
số nội dung trong bài viết như sau:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ GÌ VÀ VÌ SAO PHẢI ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI?
Trong bài viết của mình, Tổng Bí
Thư nêu rõ: "Chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa
xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội
là một chế độ... Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa
trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay".
Chủ nghĩa xã hội dựa trên học
thuyết Mác - Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh, "nói một cách đơn giản và
dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động"(1); "là công bằng hợp
lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Những
người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom"(2);
"chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ,
những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng
tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt"(3)… Vì thế,
"nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc”(4).
Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì “chỉ có
chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt
chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả
đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”(5).
Vì thế, về bản chất, chủ nghĩa xã hội được hiểu với tư cách là một
chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó chính là
một chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo; trong đó, nhân dân lao động làm
chủ và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; là xã hội luôn chăm lo đến lợi ích
vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi người dân. Đó là một xã hội kết hợp hài
hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã hội, giải quyết thỏa đáng
giữa cống hiến và hưởng thụ; đồng thời, cũng là một xã hội mà sự phát triển tự
do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người,v.v.. Chủ
nghĩa xã hội thực sự là một chế độ mới, khác biệt, ưu việt, đầy tính nhân văn
so với các chế độ xã hội trước đó như công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến và tư bản chủ nghĩa và đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản,
mà việc xây dựng, hoàn thiện nó là một quá trình lịch sử lâu dài, để từng bước
đạt tới mục tiêu.
Từ đó, có thể thấy, tính ưu việt của chủ nghĩa
xã hội được Tổng Bí thư khẳng định trong bài viết: "Xã hội xã hội chủ
nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát
triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong
cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát
triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
trên thế giới"… là hoàn toàn phù hợp lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội là
bởi rằng, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với con đường cứu nước trong thời đại mới và
khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác
con đường cách mạng vô sản”(6). Từ bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917, Người đã lựa chọn và đứng trên lập trường của giai cấp vô sản để
xác định rằng: 1) Phải thành lập Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp
công nhân và dân tộc; 2) Đảng phải lãnh đạo nhân dân tiến hành giải phóng dân
tộc bằng một cuộc cách mạng vô sản và bước phát triển tiếp theo là xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Luận cứ để độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
có thể trở thành hiện thực sinh động ở Việt Nam chính là cách mạng giải phóng
dân tộc được đặt trong quỹ đạo cách mạng vô sản; là một bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội và điều kiện trước hết chính là “muốn cách mệnh thành công
thì dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”(7)…
Vì thế, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để đi
tới xã hội cộng sản chủ nghĩa được chỉ rõ là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(8) - tức là tiến hành cách mạng
dân tộc dân chủ để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng,
từng bước đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hai giai đoạn cách
mạng này có quan hệ biện chứng; trong đó: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
trước hết phải giành được độc lập dân tộc và đó là cơ sở; còn đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội chính là điều kiện tiên quyết để giữ vững được độc lập dân
tộc, xây dựng được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Dưới ngọn cờ độc lập, tự do có hướng đích chủ
nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Độc lập, tự do và chủ nghĩa
xã hội (giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa) - mục tiêu định hướng
tương lai của dân tộc Việt Nam là sự lựa chọn chính xác, đúng đắn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ thập niên 1930, đã góp phần khơi
nguồn sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
nhận thức rõ, độc lập dân tộc - điều kiện đầu tiên để xây dựng và phát triển
đất nước chỉ được bảo đảm vững chắc khi gắn liền với chủ nghĩa xã hội và giành
được độc lập dân tộc mà không đi lên chủ nghĩa xã hội thì chẳng những không bảo
vệ được độc lập dân tộc mà còn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân
dân, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta, nhân
dân ta đã luôn kiên định thực hiện; đồng thời, con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam cũng được tiếp tục bổ sung, phát triển, phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam qua văn kiện các kỳ Đại hội Đảng. (còn tiếp)
Tấm vé cuối ngày của chàng trai về thăm bố
CUỘC CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨA
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một trong những chiến công lớn của thế kỷ XX. Đối với dân tộc ta, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, một thiên anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Năm tháng trôi qua càng làm nổi bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của nó.
Nhìn cả quá
trình lâu dài của cuộc chiến tranh, trước sau bọn ngụy quân, ngụy quyền miền
Nam dù có mang chiêu bài quốc gia dân tộc và dù có là một lực lượng chiến lược,
song vẫn chỉ là tay sai của đế quốc Mỹ. Lúc có quân Mỹ viễn chinh cũng như khi
không có quân Mỹ tham chiến chúng cũng chỉ là công cụ tiến hành chiến tranh xâm
lược thực dân mới của Mỹ theo chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” mà
sau này được gọi là “thay màu da trên xác chết” trong chiến lược chiến tranh cuối
cùng của chúng. Vì vậy, tính chất bao trùm nhất của chúng vẫn là chiến tranh
xâm lược của chủ nghĩa thực dân giấu mặt, trá hình. Chúng tiến hành chiến tranh
xâm lược toàn diện, coi trọng các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế,
văn hóa, tâm lý, xã hội nhưng biện pháp chủ yếu xuyên suốt vẫn là quân sự. Nhân
dân ta phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân toàn dân
và toàn diện, với trình độ phát triển cao chống lại và đánh thắng được cuộc chiến
tranh xâm lược dã man, tàn khốc nhất của đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX. Đặc điểm lớn
của cuộc chiến tranh nhân dân này là phương pháp cách mạng và phương thức tiến
hành chiến tranh của ta thống nhất làm một. Chúng ta tiến công địch bằng cả
quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần
chúng, tiêu diệt địch giành quyền làm chủ. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển
thành chiến tranh cách mạng, song vẫn tiếp tục kết hợp chiến tranh cách mạng với
khởi nghĩa vũ trang trong quá trình tiến hành chiến tranh; phát huy sức mạnh tổng
hợp của ta, hạn chế chỗ mạnh về quân sự của Mỹ, khoét sâu chỗ yếu về chính trị
ngoại giao của chúng; đánh bại từng chiến lược chiến tranh, tiến hành làm phá sản
các mục tiêu quân sự, chính trị của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ. Bản chất
của cuộc đụng đầu lịch sử này là chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược với nội
dung đấu tranh giai cấp rất quyết liệt. Đây không phải cuộc nội chiến mà về
phía địch là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, kẻ bóc
lột lớn nhất thế giới; về phía ta là một cuộc đấu tranh chính nghĩa chống xâm
lược để giành và giữ vững nền độc lập dân tộc. Phải khẳng định rằng, đương đầu
và đánh thắng đế quốc Mỹ và bọn tay sai ở miền Nam là một cuộc đấu tranh giai cấp
cực kỳ quyết liệt. Ta nêu cao ngọn cờ độc lập tự do, ngọn cờ giải phóng dân tộc,
nhưng rõ ràng đây không chỉ có vấn đề chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ trong cả nước mà còn là nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa
hai thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng.
Là một bộ phận
của cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai trận tuyến trên phạm vi thế giới, cuộc chiến
giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ đã diễn ra gay go, quyết liệt và phức tạp đến
nhường nào, nhưng thắng lợi vẫn về phía chúng ta những người cách mạng chính
nghĩa./.
HB: 02
Học viện Quân y đề nghị thi tốt nghiệp sớm để chi viện vùng dịch
Giám đốc lừa bán đất biệt thự cho nhiều người
219 ca Covid-19 cộng đồng TP HCM trong 6 ngày
Chỉ huy phòng xét nghiệm Covid-19 công suất lớn nhất nước
Vì sao Covid-19 vẫn bùng phát mạnh trong nắng nóng?
20 quận huyện TP HCM xuất hiện dịch
Thêm 53 ca Covid-19, chủ yếu Bắc Giang
Thư ngày 1-6 của bé gái gửi mẹ bác sĩ, bố bộ đội trên tuyến đầu chống dịch
Ngày nữa, ngày nữa,… đến bây giờ đã gần một tháng rồi. Anh con phải về với bà nội, chỉ còn mình con ở nhà. Đây là lần đầu con ở nhà một mình lâu như thế, phải tự phòng, chống dịch mà không có bố mẹ. Dịch Covid-19 thật đáng sợ, nó làm cho cả thế giới phải lao đao, nhà mình bị ảnh hưởng...
LIỆU CÓ OAN ỨC?
HÈN!
Sai thì nhận sai, xin lỗi và sửa sai. Đây là điều mà bất kỳ đứa trẻ con nào cũng được ông bà, cha mẹ dạy để nên người. Vậy mà linh mục Nguyễn Đình Thục, giữa mùa dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp đã phớt lờ quy định phòng, chống dịch của Nhà nước, phớt lờ chính những chỉ đạo của Hội đồng giám mục Việt Nam, của Tòa giám mục giáo phận Vinh để tổ chức một thánh lễ rất hoành tráng. Một buổi thánh lễ khiến linh mục Nguyễn Đình Thục rất tự hào mà phải khoe lên facebook.
Dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
Khi tiêm vắc xin, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, đau sưng tại chỗ tiêm,…các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày. Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể
Hai phụ nữ mắc COVID-19 được lấy thai an toàn
Trong quá trình điều trị có rất nhiều trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt như trường hợp gia đình BN D.T:T và Q.D.H đều mắc COVID-19.
Bệnh nhân T. nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh ngày 13/5 với chẩn đoán nhiễm COVID-19/ thai 38 tuần. Ngày 17/5 bệnh nhân có biểu hiện theo dõi suy thai, được chỉ định mổ cấp cứu lấy thai ngay trong ngày. Sau mổ, sức khoẻ mẹ và bé ổn định, đến ngày 29/5, sau một thời gian điều trị và cách ly y tế, hai vợ chồng bệnh nhân cùng cô con gái nhỏ đã được trở về gia đình tại Hưng Yên trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Trường hợp tiếp theo là BN 3838 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh từ BV Dã chiến Điện Biên ngày 19/5, được chẩn đoán nhiễm COVID-19/ thai 35 tuần. Đây là trường hợp có thai do thụ tinh nhân tạo. Sản phụ có dấu hiệu suy thai, được chỉ định mổ cấp cứu lấy thai ngày 21/5. Hiện tình trạng sức khỏe của bé ổn định và đã được cho ra viện về cách ly tại nhà. Còn BN 3838 mẹ của bé vẫn được chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Hai bệnh nhân trẻ mắc Covid-19 được cứu sống thần kỳ
Đó là BN 3263 (35 tuổi, nữ, Hà Nội) được chuyển đến từ Bệnh viện K ngày 9/5. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, được chẩn đoán viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2 khi đang mang thai 22 tuần, được đặt ống nội khí quản thở máy, lọc máu hấp phụ cytokin liên tục. Đây là một trong những bệnh nhân COVID-19 rất nặng từng được các chuyên gia đầu ngành hội chẩn toàn quốc hôm 18/5 và 21/5.
Sau 10 ngày được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện đáng kể. Ngày 26/5, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản. Ngày 31/5, tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trong 3 lần liên tiếp. Bệnh nhân đã được ra viện vào chiều 31/5, tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Trường hợp thứ 2 là BN 3207 (nam, 37 tuổi) trú tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được chẩn đoán mắc COVID-19 ngày 7/5 (do bệnh nhân ở vùng dịch tễ Mão Điền - Thuận Thành - Bắc Ninh, tiếp xúc với F0 là anh họ) và được điều trị tại BVĐK huyện Tiên Du từ ngày 9 - 14/5. Sau đó, bệnh nhân được chuyển sang BVĐK tỉnh Bắc Ninh điều trị. Mặc dù được theo dõi sát và điều trị hồi sức tích cực nhưng tình trạng suy hô hấp không cải thiện.