Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 21/8

 LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 21/8

“Lo cứu nước tức là lo cứu mình”.
Lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong bài “Dân cày”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 103, ngày 21 tháng 8 năm 1941.
Để tập hợp toàn dân tộc đấu tranh giành chính quyền, giành độc lập, tự do cho đất nước, giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp xâm lược và chế độ phong kiến, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết bài:“Lo cứu nước tức là lo cứu mình” đăng trên báo Dân cày. Người đã chỉ rõ, trong đời sống của dân ta đang bị áp bức, bóc lột dưới chế độ thực dân, phong kiến tàn bạo, hà khắc. Do vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cùng nhau đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, giải phóng dân tộc và đó cũng chính là cách thức tốt nhất để tự cứu mình trước ách đô hộ, cai trị của đế quốc, thực dân, phong kiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thức tỉnh, giác ngộ, động viên và tập hợp lực lượng của cả dân tộc đứng lên chống chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc và cứu chính bản thân mình, gia đình mình.
Trải qua hơn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn dân anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công oanh liệt: Đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đưa vị thế nước ta ngày càng nổi bật trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tình hình thế giới, khu vực đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường… đặt ra cho Quân đội ta những yêu cầu mới và đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn, để tập trung xây dựng quân đội nhân dân theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; quyết tâm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm chiếm chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển, đảo, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phi chính trị hóa quân đội, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược (kể cả chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao) nếu như chúng liều lĩnh gây ra, đó chính là đã thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy: “Lo cứu nước tức là lo cứu mình”.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH CHỦ TỊCH Há CHÍ MINH'
42
3 bình luận
15 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

CHIẾN TRANH ĐAU THƯƠNG ĐẾN NHƯ THẾ NÀO?


Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia chiến trường Don McCullin vào năm 1968. Hai bàn tay trong bức ảnh là của một chiến sĩ thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), anh hy sinh khi ở lại phòng thủ để đồng đội rút về tuyến sau.
Khi người người lính Mỹ tìm thấy thân xác của anh, họ lục lọi hành lý xem có gì đáng giá hay không. Không có gì cả, không tiền bạc, không có những món đồ bằng kim loại quý, không bộ đàm thậm chí còn không có lương thực. Trong hành lý của anh chiến sĩ, chỉ có những bức ảnh, phong thư, một vài chiếc khăn tay của người yêu gửi từ hậu tuyến được gói vào trong một chiếc hộp được gò bằng tôn mỏng và những viên đạn 7,62mm. Những thứ có lẽ là quý giá nhất với người lính…
Trước khi nhắm mắt, anh đã cố mở những phong thư ra đọc và lặng ngắm bức ảnh chụp người yêu lần cuối…. Chắc chắn là khi ra đi, họ đều có một nguyện ước là được trở về và điều đắng cay là có hàng triệu nguyện ước như vậy dở dang. Vậy mà họ vẫn quyết định ra đi để chiến đấu cho Tổ Quốc.
“Trở thành một chiến binh không dễ dàng, nhưng sẽ rất dễ dàng nếu bạn nhận ra mình chiến đấu vì điều gì”
Có người lính Mỹ thấy khung cảnh ấy, anh này quỳ xuống vì cách đây ít lâu, một người đồng đội của anh ấy cũng chết khi trong tay đang cầm bức ảnh của vợ sắp cưới… Giá như chúng tôi không đến đây, đồng đội của tôi và anh lính Việt Nam này sẽ không phải chết, họ sẽ không phải xa gia đình…
Với mỗi chúng ta, được nghe những câu chuyện chiến tranh từ những người ở lại đã hết sức dữ dội rồi. Nhưng, có vô vàn những câu chuyện khác không được biết đến, không được nghe kể, không được thẩm thấu.... vì chúng đã theo những người lính hy sinh trên chiến trường…
Không phải người lính nào cũng được biết đến, không phải người anh hùng nào cũng được ghi tên, có hàng trăm ngàn anh hùng cùng kỷ vật của họ đã hòa cùng với đất mẹ…
ST
Có thể là hình ảnh về 2 người

KHOẢNH KHẮC TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN CHỨNG KIẾN BÁC HỒ VIẾT “MẤY LỜI ĐỂ LẠI”


Đúng 21h hôm đó, Bác giao lại chiếc phong bì to đựng các bản thảo Di chúc và bản Di chúc đã đánh máy có chữ ký của Tổng bí thư Lê Duẩn cho ông Vũ Kỳ.
NGÀY ĐẦU TIÊN BÁC VIẾT DI CHÚC
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã viết nhiều văn kiện quan trọng. Riêng những lời để lại trước khi từ biệt thế giới này, thì giờ Bác dành cho nó khá nhiều.
Theo ông Vũ Kỳ (nguyên thư ký riêng của Bác), “Trong khoảng thời gian 4 năm, từ 10/5/1965 - 19/5/1969, Bác đã để cả thảy 28 buổi, phần lớn mỗi buổi hai giờ rưỡi để viết Di chúc.
Năm 1965, những dòng đầu tiên của Di chúc đã được Bác viết từ 9-10h, thứ hai ngày 10/5. Cũng vào giờ này của các ngày 11,12,13, Bác tiếp tục viết Di chúc.
Ngày 14/5, từ 6-9h Bác đến thăm nông dân xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, gặt lúa chiêm. Gần 10h, Bác mới về đến nhà kịp tham gia họp Bộ Chính trị bàn về công tác đào tạo cán bộ, nên ngày đó Bác đã không viết tiếp bản thảo như giờ đã định.
Buổi chiều, từ 14-16h Bác viết tiếp tài liệu “Tuyệt đối bí mật” và tự tay đánh máy. Đúng 16 giờ ngày 14/5/1965, Bác đánh xong bản Di chúc và cũng đến giờ Bác hẹn Tổng Bí thư Lê Duẩn sang gặp.
Nhưng Bác đánh máy dòng chữ "Hà Nội ngày 15/5/1965" trước chữ ký Hồ Chí Minh. Bên cạnh, phía trái là chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn”.
Như vậy, sự chứng kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã diễn ra trong khoảng thời gian từ 16h đến trước 18h ngày 14/5/1965, vì đúng 18h Trung ương vào chúc thọ Bác 75 tuổi.
Sau đó từ 19h30, Bác đi dự mít tinh của thiếu nhi Thủ đô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 24 ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam và chúc thọ Bác 75 tuổi.
Đúng 21h hôm đó, về đến nhà sàn, Bác giao lại chiếc phong bì to đựng các bản thảo Di chúc và bản Di chúc đã đánh máy có chữ ký của Tổng Bí thư Lê Duẩn cho ông Vũ Kỳ và dặn “Chú giữ cẩn thận, sang năm 10/5 nhớ đưa lại cho Bác”.
Sáng sớm ngày 15/5/1965, Bác đi thăm Trung Quốc, Liên Xô một tháng. Ngày 15 ấy, Bác cũng lấy là ngày viết xong Di chúc.
Có sự trùng hợp ngẫu nhiên của con số 15 (ngày 15/2/1965, Bác về thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương) mà ông Vũ Kỳ cho là “Rồi đây các nhà viết sử có lẽ phải dành nhiều trang cho sự kiện ngẫu nhiên này”.
Năm 1966, từ ngày 10-15/5, từ 9-10h hàng ngày, Bác vẫn dành thời gian viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Theo ông Vũ Kỳ, Bác đã đọc rất chăm chú trên từng câu, từng chữ bản Di chúc Bác đánh máy xong lúc 16h ngày 14/5/1965.
Bác không viết gì thêm, chỉ ghi thêm một câu đặc biệt quan trọng “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” sau đoạn “Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Qua nghiên cứu bản gốc, còn có thêm cụm từ "phục vụ Tổ quốc" Bác viết ở bên lề để thêm vào sau cụm từ “phục vụ nhân dân” và Bác mở ngoặc “Tôi viết thêm H.C.M”.
Câu "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” và cụm từ “phục vụ Tổ quốc” viết bằng bút mực Cửu long xanh đen. Ngoài ra, Bác sửa một số lỗi chính tả do đánh máy sai bằng bút bi màu mực xanh.
Ví như câu “lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”, Bác sửa chữ “tốt” thay cho chữ “lợi”.
Năm 1967, từ ngày 14/4, Bác đi công tác nước ngoài đến 30/6 mới về, nên tài liệu “tuyệt đối bí mật” được ông Vũ Kỳ cất vào một chỗ khác.
Năm 1968, từ ngày 10-19/5, ngày nào Bác cũng dành một giờ, từ 9 - 10h, tiếp tục viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Năm này, Bác bổ sung và sửa chữa nhiều cho Di chúc và viết thêm 6 trang.
Từ ngày 10-18/5 năm ấy, Bác viết và sửa Di chúc ở nhà sàn. Riêng ngày 19/5, Bác viết ở nhà nghỉ Hồ Tây.
Vì 18h ngày 18/5, sau bữa cơm chiều Bác đã bí mật rời Phủ Chủ tịch lên Hồ Tây để tránh liên hoan chúc thọ sinh nhật Bác. Ngày sinh nhật Bác năm ấy, Bác bình thản chuẩn bị cho ngày ra đi của mình.
CÂN NHẮC TỪNG Ý, TỪNG LỜI
Năm 1969, từ ngày 10-20/5, Bác vẫn đều đặn dành mỗi ngày 1 giờ, từ 9-10h, để xem lại và sửa chữa Di chúc.
Riêng 10/5, do đi dự hội nghị Trung ương họp ở nhà khách Hồ Tây về đến nhà sàn đã hơn 9h nên lần đầu tiên trong 4 năm viết Di chúc, Bác đã lùi thời gian từ 9h30 đến 10h30.
Ngày đó Bác đã viết lại toàn bộ phần mở đầu của Di chúc vào mặt sau tờ cuối cùng của tập bản tin (tin tham khảo đặc biệt)- số ra thứ 7 ngày 3/5/1969 do Việt Nam Thông tấn xã phát hành.
Tập bản tin này gồm 15 trang, khổ A4, in rôneo. Bản viết này, Bác viết bằng bút mực Cửu long xanh đen. Những chữ sửa lại, viết thêm Bác dùng bút mực đỏ, những chỗ gạch chân, chữ số, Bác dùng bút bi đỏ.
Và ngày 12/5, do buổi sáng Bác đi dự họp Bộ Chính trị nên Bác chuyển giờ viết Di chúc vào buổi chiều, từ 15-16h. Những ngày này Bác chủ yếu tập trung vào sửa chữa đoạn mở đầu và viết thêm Di chúc năm 1968.
Như vậy, bản Di chúc đã được Bác khởi thảo từ ngày 10/5/1965 và ngày 20/5/1969 là ngày Bác xem lại lần cuối cùng.
Trong khoảng 4 năm ấy cứ vào trung tuần tháng 5 hàng năm, phần lớn mỗi ngày Bác đều dành 1 giờ để xem lại, sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết, có khi viết thêm một số trang, hoặc sửa chữa một số câu, có khi chỉ thay đổi một vài chữ trong Di chúc.
Với trách nhiệm với hậu thế, Bác cân nhắc từng ý, từng lời, nhưng mỗi ý, mỗi lời đều giản dị, chân thành, trong sáng, tự nhiên như chính cuộc đời mà Bác đã sống.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

SỰ VĨ ĐẠI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

 

- Từ những anh nông dân rách rưới, “đám culi” xứ An Nam, hay “lũ mọi da vàng” theo cách gọi của giới thực dân người Pháp, người Việt có quyền tự do và bình đẳng về thân thể với người Pháp da trắng. Họ có thể ngẩng mặt lên trời mà gọi to dân tộc mình với lòng tự tôn: Chúng ta là người Việt Nam.
Trước đó, người Pháp có quyền đánh chết bất cứ người Việt nào mà anh/chị ta thấy ghét/không ưa mà không bị pháp luật rờ gáy. Trước 1945, luật của triều Huế đặt ra chỉ áp dụng cho người Việt, công dân Pháp được hưởng quy chế tối huệ quốc, nghĩa là được miễn trừ. Người Pháp có thể mua được bất kỳ người Việt Nam nào mà anh ta mua được, kể cả vua của "bọn annammit".
- Dù còn những hạn chế nhất định, do khách quan, chủ quan nhưng chính quyền VNDCCH sau 1945 là chính quyền tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam cho đến thời điểm đó.
* Nông dân [chiếm 95% dân số] không còn phải quần quật, è cổ ra để nuôi 2 - 3% địa chủ, quan lại, vua chúa và con em thành phần ngồi mát ăn bát vàng này.
* Người nông dân, người tạo ra của cải chính nuôi sống toàn bộ xã hội lần đầu tiên là chủ nhân thực sự của mảnh đất mình gieo cấy chứ không phải các ông địa chủ nhiều thủ đoạn (thâu tóm ruộng đất, vay nặng lãi, tô cắt cổ...) hay các anh vua bất tài vô dụng lấy trang phục, đàn bà, săn bắn làm vui (Khải Định, Bảo Đại…)
* Thuế ruộng vẫn còn nhưng không còn là nỗi lo kinh niên, là mức thuế thấp nhất trong lịch sử. Hiện nhiều nơi đã miễn. Cần biết thuế ruộng thời phong kiến, thuộc Pháp từ 1/3 – 1/2 hoa lợi thu được trên đồng ruộng.
* Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ có đầy đủ quyền bình đẳng với nam giới (về quyền phổ thông đầu phiếu, quyền lao động, quyền hôn nhân, phân chia tài sản, con cái…)
Giáo sư sử học S.Tonesson (Na Uy) trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War đánh giá “Cuộc Cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc Cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc Cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”. Đây có thể cho là một đánh giá khá toàn diện về ý nghĩa nội tại của cuộc cách mạng năm 1945 ở Việt Nam.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám, kế tục thành quả đó là chiến thắng vĩ đại trước hai thế lực thực dân cũ và mới (Pháp, Mỹ) là đóng góp của người Việt Nam góp phần vẽ lại bản đồ các quốc gia dân tộc, định hình trật tự thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
72
6 bình luận
16 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ