- Từ những anh nông dân rách rưới, “đám culi” xứ An Nam, hay “lũ mọi da vàng” theo cách gọi của giới thực dân người Pháp, người Việt có quyền tự do và bình đẳng về thân thể với người Pháp da trắng. Họ có thể ngẩng mặt lên trời mà gọi to dân tộc mình với lòng tự tôn: Chúng ta là người Việt Nam.
Trước đó, người Pháp có quyền đánh chết bất cứ người Việt nào mà anh/chị ta thấy ghét/không ưa mà không bị pháp luật rờ gáy. Trước 1945, luật của triều Huế đặt ra chỉ áp dụng cho người Việt, công dân Pháp được hưởng quy chế tối huệ quốc, nghĩa là được miễn trừ. Người Pháp có thể mua được bất kỳ người Việt Nam nào mà anh ta mua được, kể cả vua của "bọn annammit".
- Dù còn những hạn chế nhất định, do khách quan, chủ quan nhưng chính quyền VNDCCH sau 1945 là chính quyền tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam cho đến thời điểm đó.
* Nông dân [chiếm 95% dân số] không còn phải quần quật, è cổ ra để nuôi 2 - 3% địa chủ, quan lại, vua chúa và con em thành phần ngồi mát ăn bát vàng này.
* Người nông dân, người tạo ra của cải chính nuôi sống toàn bộ xã hội lần đầu tiên là chủ nhân thực sự của mảnh đất mình gieo cấy chứ không phải các ông địa chủ nhiều thủ đoạn (thâu tóm ruộng đất, vay nặng lãi, tô cắt cổ...) hay các anh vua bất tài vô dụng lấy trang phục, đàn bà, săn bắn làm vui (Khải Định, Bảo Đại…)
* Thuế ruộng vẫn còn nhưng không còn là nỗi lo kinh niên, là mức thuế thấp nhất trong lịch sử. Hiện nhiều nơi đã miễn. Cần biết thuế ruộng thời phong kiến, thuộc Pháp từ 1/3 – 1/2 hoa lợi thu được trên đồng ruộng.
* Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ có đầy đủ quyền bình đẳng với nam giới (về quyền phổ thông đầu phiếu, quyền lao động, quyền hôn nhân, phân chia tài sản, con cái…)
Giáo sư sử học S.Tonesson (Na Uy) trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War đánh giá “Cuộc Cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc Cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc Cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”. Đây có thể cho là một đánh giá khá toàn diện về ý nghĩa nội tại của cuộc cách mạng năm 1945 ở Việt Nam.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám, kế tục thành quả đó là chiến thắng vĩ đại trước hai thế lực thực dân cũ và mới (Pháp, Mỹ) là đóng góp của người Việt Nam góp phần vẽ lại bản đồ các quốc gia dân tộc, định hình trật tự thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.
7272
6 bình luận
16 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét