Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024
TÌM HIỂU GIÚP BẠN: “ĐẤT NƯỚC TA CHƯA BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC, VỊ THẾ VÀ UY TÍN QUỐC TẾ NHƯ NGÀY NAY”!
Đánh giá cán bộ, công chức phải gắn với tiền lương
Thực hiện cải cách tiền lương, trả lương theo việc làm phải gắn với tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ, công chức. Hiện nay, chúng ta chủ yếu đánh giá cán bộ công chức gắn với tiền thưởng, nhưng quan trọng là đánh giá phải gắn với tiền lương. Có như vậy cải cách tiền lương mới có chiều sâu và thực sự thành công. Còn nếu không đánh giá lại chất lượng cán bộ công chức thì tăng lương, dù tăng thấp cũng là vô nghĩa.
Tiền lương thấp, không đủ sống, cơ chế trả lương cào bằng
Về vấn đề cải cách tiền lương, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đây là lần cải cách tiền lương thứ 5, sau 4 lần cải cách vào các năm: 1960, 1985, 1993 và năm 2003.
Nhìn tổng thể về chính sách tiền lương hiện nay, có thể thấy thành công lớn nhất là góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, hài hòa mối quan hệ giữa phân phối - tiêu dùng, "cái bánh" ngân sách chia cho đầu tư phát triển, trả nợ và dự phòng, chứ không chỉ để dành chi thường xuyên (trong đó có trả lương).
Nhưng chính sách tiền lương hiện hành đang tồn tại những hạn chế, bất cập. Trước hết phải nói lương thấp, không bảo đảm nhu cầu sống cơ bản. Cơ chế lương cào bằng, bình quân, không công bằng khi người làm tốt và người không làm tốt đều trả như nhau dẫn đến triệt tiêu động lực lao động, ông Phạm Minh Huân nêu quan điểm.
Theo ông, về mặt khoa học, phải tổ chức bộ máy sao cho tinh gọn, nhưng thực tế vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả. Tỷ lệ cán bộ công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc còn cao. Đây là lực cản lớn.
Bên cạnh đó, thiết kế hệ thống lương hơi phức tạp, chỉ phù hợp với giai đoạn những năm 1993, nhưng kéo dài mấy chục năm lại lỗi thời.
Mặt khác, cơ chế trả lương thiếu sự đánh giá gắn với kết quả làm việc. Cho nên dẫn đến hiện tượng "sáng cắp ô đi, tối vác về", cứ "bình chân như vại", khác với khu vực thị trường, trả lương dựa vào kết quả làm việc. Vì thế, khi khu vực thị trường phát triển mạnh, nhiều người giỏi sẽ rời khỏi khu vực công.
Cải cách tiền lương là "không còn đường lùi"
Nêu quan điểm về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024 và trả lương theo vị trí việc làm, ông Phạm Minh Huân đánh giá cao quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về cải cách tiền lương.
Theo ông việc cải cách tiền lương là "không còn đường lùi, chúng ta không thể kéo dài chế độ tiền lương như hiện nay". Quyết tâm đó thể hiện trước hết là việc bố trí nguồn tiền cải cách tiền lương.
Ông Huân cho biết, trong các lần cải cách tiền lương trước, đây là vấn đề khó khăn nhất. Tuy nhiên lần này Chính phủ đã tích lũy, tiết kiệm được một nguồn lực đáng kể để thực hiện cải cách tiền lương.
Nội dung cụ thể đã được thể hiện trong Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Cải cách tiền lương từ 1-7-2024 là phù hợp
Ông Phạm Minh Huân cho rằng chọn mốc 1-7-2024 để thực hiện cải cách tiền lương là phù hợp. Từ tháng 7 năm 2024 sẽ thực hiện trả lương theo vị trí việc làm thay vì định biên như trước đây vốn có nhiều bất cập.
Thí dụ, một cơ quan nhà nước năm nay định biên 200 người, năm sau tăng lên 20 người nhưng cơ sở cho việc tăng không có hoặc không rõ.
Theo ông Phạm Minh Huân, trả lương theo vị trí việc làm cũng phải xuất phát từ việc rồi mới phân người, chứ không phải từ người mới phân việc.
Cần xác định lại trong một bộ có bao nhiêu vụ, một vụ có bao nhiêu việc, một việc cần bao nhiêu người, rồi từ đó sắp xếp lại nhân sự, cắt giảm, điều chuyển sao cho đúng vị trí việc làm. Mô hình này nhiều nước vận hành rất tốt.
Đánh giá cán bộ, công chức phải gắn với tiền lương
Do đó, phải xác định rõ, thực hiện trả lương theo vị trí việc làm bản chất là tinh giản biên chế, thậm chí phải thu hút người tài vào bộ máy để thay đổi. Cùng với đó, cần gắn trả lương với cơ chế đánh giá cán bộ, công thức.
Việc này rất khó, một công chức lương cơ bản đang cao giờ làm không tốt bị giảm lương dễ dẫn đến bất bình, kiện tụng. Nhưng khó cũng phải quyết tâm làm, phải xây dựng được một phương thức đánh giá và thực hiện việc đó.
Xếp lương chỉ là ban đầu, sau này trả lương gắn với hiệu quả công việc, mức độ đóng góp. Làm việc kém phải giảm lương, làm tốt phải tăng lương.
Theo ông Phạm Minh Huân, hiện nay, chúng ta chủ yếu đánh giá cán bộ công chức gắn với tiền thưởng, nhưng quan trọng là đánh giá, phải gắn với tiền lương, như vậy cải cách tiền lương mới có chiều sâu và thực sự thành công.
"Nếu không làm được việc này thì không thể giữ được người giỏi chứ đừng nói đến thu hút người tài vào bộ máy", ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh.
Không đánh giá được cán bộ, công chức thì tăng lương vô nghĩa
Theo ông Phạm Minh Huân, "chưa cần nói đến chuyện tăng nguồn trả lương, mà chỉ cần tinh giản biên chế, có những cơ quan có thể tinh giản một nửa biên chế thì riêng tiền để trả lương đã tăng gấp đôi".
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm làm việc này và khi tinh giản phải giữ nguyên quỹ lương cho cơ quan đó để có động lực. Nếu chưa làm ngay được tất cả thì tạo ra mô hình để từ đó nhân rộng.
Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, lương cơ sở và hệ số lương như hiện nay sẽ bị bãi bỏ, thay vào đó là các bảng lương mới phản ánh đúng năng lực thực chất và khả năng đáp ứng công việc của cán bộ công chức, viên chức...
Chính sách tiền lương mới sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Như vậy, khu vực hành chính cũng có tiền thưởng.
Ông Phạm Minh Huân cho rằng, có một bài toán nữa là phải mở rộng quan hệ tiền lương, nhưng mở là bao nhiêu? Hiện nay, thấp nhất là người lao động hưởng lương cơ sở, cao dần lên cho đến cao nhất là lương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội...
Quan hệ này có các mốc, thí dụ lương cơ sở là 1, hệ số lương người tốt nghiệp đại học ra trường là 2,34 (hệ số nhân với mức lương cơ sở hiện nay), hệ số lương của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có 2 bậc là 9,7 và 10,3.
"Năm 1993, khi chúng tôi làm cải cách tiền lương, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan lúc bấy giờ chỉ ước ao đến năm 2000 lương Bộ trưởng được 1.000 USD mỗi tháng. Đến nay lương Bộ trưởng còn xa mức 1.000 USD", ông Phạm Minh Huân chia sẻ.
Vấn đề là nếu mức lương của người cao nhất không tăng lên thì ở dưới cũng không tăng được, không mở thì sẽ sít lại với nhau. Trong thiết kế lương theo hình chóp, người hưởng lương cao nhất không quan trọng vì là số rất ít, nhưng người hưởng lương trung bình mới quan trọng vì chiếm đa số ở dưới.
Người mới ra trường có hệ số là 2,34 hiện nhận mức lương hơn 4 triệu đồng, trong khi mức lương trung bình của thị trường là 7 triệu đồng, mới chỉ gần bằng một nửa. Bây giờ làm sao nâng lên 7 triệu?
Ông Phạm Minh Huân cho rằng làm công chức không giàu được nhưng phải bảo đảm sống được bằng lương, ở mức trung bình khá thì bộ máy mới trong sạch. Phải thay đổi cơ chế quản lý tiền lương.
Nếu vấn đề tổ chức hệ thống biên chế tốt rồi thì chúng ta đưa hệ thống lương mới vào, còn nếu chưa tốt mà đưa vào cũng không nhiều tác dụng. Nếu không đánh giá lại chất lượng cán bộ công chức thì tăng lương, dù tăng thấp cũng là vô nghĩa.
Khu vực công thì làm từng bước, còn đối với khu vực sự nghiệp phải mạnh mẽ thay đổi, phân loại, nếu đủ điều kiện chuyển dần sang cơ chế tự chủ. Bác sĩ thì để cho người bệnh trả lương, giáo viên thì để người học trả lương...
Trả lương đúng là một sự đầu tư cho phát triển
Ông Phạm Minh Huân nhấn mạnh: Lương phải thiết kế sao cho người nào có năng lực, có cống hiền nhiều thì nhanh chóng được lên ngạch lương cao hơn, vị trí công việc cao hơn. Về thiết kế thì có nhưng chúng ta chưa làm được việc đó.
Hiện nay cứ tuần tự như tiến, chuyên viên phải mất thời gian để tiến gần rồi sau đó lên chuyên viên chính, thậm chí có trường hợp chuyên viên làm việc của chuyên viên chính, chuyên viên chính làm việc của chuyên viên cao cấp, còn chuyên viên cao cấp thì làm việc ít nhưng hưởng lương cao nhất, chưa kể có chuyện cho người sắp về hưu lên chuyên viên cao cấp nhưng không làm việc của chuyên viên cao cấp.
Thiết kế, tổ chức kiểu này phải thay đổi lại, lương phải trả đúng người, đúng việc, tăng giảm phải căn cứ vào kết quả công việc. Trả lương đúng là một sự đầu tư cho phát triển. Kinh tế phát triển mới làm "cái bánh" ngân sách to lên được. Nếu "bánh" không to, thì lương như cái chăn quá hẹp, người này ấm thì kẻ khác lạnh.
Ông Huân cho biết, trước đây, mỗi lần tăng lương, vì ngân sách eo hẹp tôi chứng kiến Bộ Tài chính "than": Tăng lương lên thì những thứ khác phải giảm xuống. Chúng tôi từng tính cứ tăng 10.000 đồng tiền lương cơ sở thì quỹ lương tăng khoảng 50.000 tỷ đồng đến 60.000 tỷ đồng. Đó là một con số khổng lồ gây áp lực rất lớn lên ngân khố quốc gia. Nguồn lực tiền lương khác với các chính sách khác, khi đã đưa vào gốc rồi thì năm sau phải đắp lên, đây là vấn đề không đơn giản.
Bồi đắp tri thức qua sách, báo
Với niềm đam mê đọc sách, báo tìm hiểu tri thức nhân loại, mỗi cuốn sách trang báo trở thành người bạn đồng hành thân thiết của giảng viên, học viên Trường Sĩ quan Chính trị.
Mở rộng kênh đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng nhất, nhưng cũng là phần việc khó và đang là khâu yếu ở nhiều tổ chức đảng. Với quyết tâm cao và tinh thần đổi mới, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, một số đảng bộ địa phương đã ban hành các giải pháp đột phá nhằm đánh giá cán bộ cụ thể, thực chất.
Từ tháng 1-2022 đến nay, đều đặn hằng tuần, hằng tháng, cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC), lao động hợp đồng trong toàn hệ thống chính trị TP Hà Nội phải cập nhật các đầu việc đang thực hiện và tiến độ triển khai lên phần mềm đánh giá điện tử. Một nội dung không thể thiếu là cam kết hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đăng ký trên phần mềm và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính là căn cứ đánh giá cán bộ hằng tháng. Từ kết quả cập nhật trên phần mềm và xem xét lại toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ trong tháng của CB, CC, VC, người lao động, lãnh đạo phòng, ban xem xét, quyết định kết quả đánh giá cuối cùng.
Trước đây, việc đánh giá cán bộ thực hiện thông qua hình thức hội nghị vừa mất thời gian, lại phải chuẩn bị nhiều loại văn bản, giấy tờ, phiếu bình bầu. Mặt khác, khi tham gia hội nghị tập trung, các thành viên thường đưa ra quyết định có xu hướng thiên vị, nể nang hoặc áp đặt, cảm tính khi đánh giá cán bộ. Bởi vậy, đánh giá cán bộ hằng tháng qua phần mềm điện tử là bước cụ thể hóa quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Ngoài việc đánh giá bằng phần mềm, TP Hà Nội cũng tính đến yếu tố đặc thù từng công việc để bảo đảm việc đánh giá cán bộ hằng tháng đạt độ chính xác cao. Đơn cử như tại bộ phận một cửa từ cấp quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn luôn có một thiết bị điện tử hiển thị thông tin của CB, CC, VC. Sau khi người dân thực hiện xong các thủ tục hành chính sẽ đánh giá mức độ hài lòng về thái độ phục vụ, chất lượng giải quyết công việc của CB, CC, VC đó.
Quyết liệt đổi mới công tác đánh giá cán bộ cũng là quyết tâm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay. Đồng chí Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết, bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành quy định về tiêu chí đánh giá và xếp loại cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý theo hình thức lượng hóa bằng điểm số với thang điểm 100.
Để làm được điều đó, quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong đánh giá cán bộ theo phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, có nghĩa là ai giao việc thì người đó đánh giá. Ví như, đối với các đồng chí Thường trực Huyện ủy sẽ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá; còn lại các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, các phó chủ tịch UBND, HĐND huyện sẽ do Ban Thường vụ Huyện ủy đánh giá và báo cáo kết quả về Ban Thường vụ Tỉnh ủy... Ngoài ra, Ninh Bình còn triển khai nhiều cách thức mới trong đánh giá cán bộ. Ví như tại huyện Kim Sơn và TP Ninh Bình thực hiện chấm điểm cán bộ hằng tháng và đến cuối năm sẽ tổng hợp lại, làm căn cứ để nhận xét, đánh giá cán bộ. Hay như tại bộ phận một cửa ở tất cả UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều lắp đặt camera giám sát và thiết bị đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi thực hiện thủ tục hành chính... Công chức xã, phường, thị trấn có hành vi chưa chuẩn mực, thái độ phục vụ chưa tốt; hoặc người dân phản ánh, khiếu nại không đúng bản chất sự việc đều được camera giám sát ghi lại và lưu trữ trên hệ thống, làm căn cứ để đối chiếu. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, việc đánh giá cán bộ được sát thực, đa chiều hơn so với trước đây.
Tỉnh Hậu Giang cũng là một trong những địa phương có nhiều chủ trương, giải pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ; đặc biệt là việc ban hành và thực hiện Quy định số 1120-QĐ/TU ngày 1-6-2022 ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng CB, CC, VC, người lao động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thuấn, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, đây là lần đầu tiên Hậu Giang ban hành một bộ tiêu chí đánh giá cán bộ rất cụ thể; các tiêu chí đánh giá đã lượng hóa kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Với thang điểm 100, một trong những tiêu chí để xếp loại CB, CC, VC, người lao động (bao gồm cả cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm là phải có tổng số từ trên 90 đến 100 điểm. Nhưng để đạt được mức xếp loại này, điều kiện cần và đủ là không bị “điểm liệt”, có nghĩa là không có tiêu chí nào bị 0 điểm và phải đạt hiệu quả cao đối với một số tiêu chí nhất định.
Theo tinh thần đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ hằng năm phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; chất lượng sản phẩm, tiến độ và thái độ hoàn thành công việc. Đối với CB, CC, VC lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng CB, CC, VC được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên; là cơ sở đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể và ngược lại.
Cùng với những kết quả đạt được, nhiều ý kiến của CB, CC, VC tại các địa phương được khảo sát cho rằng: Ngoài những tiêu chí chung để đánh giá cán bộ theo quy định của Trung ương thì mỗi cấp, ngành, địa phương cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ phù hợp với đặc thù hoạt động và đối tượng cán bộ. Bộ tiêu chí đánh giá này cần quy định cụ thể những điểm cộng, điểm trừ ở một số tiêu chí nhất định như: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, số lần hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn; số việc khó, việc đột xuất đã giải quyết trong năm; số lần được biểu dương, khen thưởng; số lần và mức độ sai phạm, khuyết điểm; số lần bị phê bình, nhắc nhở... Quy định về điểm cộng, điểm trừ trong các tiêu chí đánh giá càng cụ thể thì càng dễ triển khai thực hiện, làm căn cứ đánh giá cán bộ.
Thu hút đầu tư cải tạo, nâng cấp chung cư cũ
TP Hồ Chí Minh hiện nay còn nhiều chung cư cũ, xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân và làm mất mỹ quan đô thị. Theo kế hoạch, thành phố phấn đấu đến năm 2025 sẽ cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hơn 200 chung cư cũ.
“PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI - NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
Gần 80 năm ra đời, chiến đấu, xây
dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện luôn chứng tỏ là
lực lượng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mang bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Để Quân đội luôn mang trong mình đầy
đủ những phẩm chất cao quý ấy, trở thành đội quân “bách chiến, bách thắng”
trong thời đại Hồ Chí Minh, phải khẳng định rằng một nhân tố quan trọng hàng đầu
và quyết định là Đảng lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với Quân đội.
Hiện nay, các thế lực thù địch
đang ra sức công kích, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt” đối với Quân đội nhân dân. Chúng đủ kiểu lập luận trơ tráo hòng đòi
bỏ Điều 65, Chương IV, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 (sửa đổi),
quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo
vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; cùng toàn dân xây dựng đất nước và
thực hiện nghĩa vụ quốc tế”; đòi phải sửa một nội dung đặc biệt quan trọng
trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của
Nhà nước đối với Quân đội nhân dân”. Điều đó càng khẳng định rằng, mưu đồ “Phi
chính trị hóa” của các thế lực thù địch là rất rõ ràng và thâm độc, bởi lẽ xóa
bỏ những nội dung nêu trên trong Hiến pháp và Văn kiện của Đảng cũng chính là
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, trong đó có Quân đội.
Cần nhận thức đúng đắn, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là không thể phân
chia cho bất kỳ ai hay lực lượng, tổ chức chính trị nào khác; là nguyên tắc bất
biến, nhất quán và xuyên suốt trong tiến trình cách mạng, là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi, bảo đảm cho Quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ
quốc, với nhân dân và ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc sứ
mệnh lịch sử của mình trước dân tộc.
Không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.
Hiếm có một quân đội nào lại có một
danh xưng gần gũi, thân thương và cao quý như Quân đội nhân dân Việt Nam: “Bộ đội
Cụ Hồ”. Danh xưng-danh hiệu cao quý này không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả
suốt quá trình Đảng lãnh đạo, chăm lo giáo dục, rèn luyện Quân đội và sự nỗ lực
không ngừng của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy
sinh mới có được, trở thành giá trị văn hóa quân sự đặc sắc, tiêu biểu trong thời
đại Hồ Chí Minh.
Thế nhưng có một thực tế là, chưa
bao giờ chúng ta thấy các thế lực thù địch lại công khai tấn công chống phá trực
diện vào giá trị cốt lõi của Quân đội ta như trong thời điểm hiện nay. Mặt
khác, việc giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” của mỗi cán bộ, chiến
sĩ hiện cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ của mặt trái nền kinh tế
thị trường; lối sống thực dụng, tư tưởng so bì hơn thiệt giữa môi trường Quân đội
với xã hội bên ngoài; tâm lý hưởng thụ, ngại cống hiến, lười phấn đấu đã len lỏi
vào trong suy nghĩ của quân nhân; đã có số ít cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đầy
đủ, thiếu tự giác, gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí sa vào chủ
nghĩa cá nhân, băn khoăn dao động trước diễn biến phức tạp của tình hình…
Nghị quyết 847-NQ/QUTW ngày 28/12/2021 của
Quân ủy Trung ương về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ
nghĩa cá nhân trong tình hình mới” đã thẳng thắn đánh giá đúng thực trạng, xác
định rõ chủ trương, biện pháp lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và cấp ủy các cấp
trong toàn quân việc gìn giữ và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Hơn
lúc nào hết, chủ động chăm lo xây dựng tổ chức, lấy xây dựng vững mạnh về chính
trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu của
Quân đội. Đó giống như quá trình tạo cho một “cơ thể” khỏe mạnh, sức đề kháng cao
để Quân đội luôn tự miễn dịch với mọi loại “vi rút” nguy hại.
Thực tiễn trong những
năm gần đây, phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn tiếp tục được tỏa sáng ở
mọi lúc, mọi nơi và trên mọi lĩnh vực. Giữa thời bình, cùng với thường xuyên
chăm lo rèn cán, luyện binh, Bộ đội Cụ Hồ cũng luôn tích cực, chủ động đến với
dân, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông
thôn mới, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… Biết
bao cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, gắn bó
phần lớn tuổi thanh xuân của mình ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó
khăn, biên giới, hải đảo; nhiều cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ
cuộc sống bình yên của nhân dân. Đặc biệt, trong hơn hai năm xảy ra đại dịch
Covid-19, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong toàn quân đã không quản
hiểm nguy lao vào các vùng tâm dịch để bảo vệ, giúp đỡ nhân dân, trở thành điểm
tựa vững chắc của nhân dân trước họa đại dịch. Với cán bộ, chiến sỹ LLVT Quân
khu 3, những tấm gương bình dị mà cao quý vẫn thường xuyên xuất hiện cả trong
công tác và cuộc sống đời thường, như Thượng úy QNCN Ngô Văn Thứ, nhân viên bếp
ăn thuộc Văn phòng Bộ CHQS tỉnh Hà Nam dũng cảm cứu người bị đuối nước năm 2021;
mới nhất đầu tháng 01 năm 2023 vừa qua, 03 chiến sĩ Trinh sát cũng ở Bộ CHQS
tỉnh Hà Nam chỉ với tay không nhưng đã dũng cảm vây bắt gọn tên cướp nguy hiểm giữa
đường phố; nhiều tấm gương về hành động đẹp khi nhặt được của rơi trả lại người
đánh mất, kịp thời cứu người bị nạn… của cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị trong
LLVT Quân khu vẫn lan tỏa trong xã hội. Đó là những hành động, việc làm rất đỗi
bình dị của người chiến sĩ Quân đội nhân dân, song lại tỏa sáng một phẩm chất
cao quý: “Bộ đội Cụ Hồ”- Bộ đội của dân, do dân, và vì nhân dân!
Lực lượng
nòng cốt xây dựng “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng.
Không gian mạng là môi trường rộng lớn và không phân
định rõ ràng biên giới giữa các quốc gia. Đặc biệt, các nền tảng kết nối cộng
đồng như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter, Tiktok, Google… luôn đa dạng nội
dung truyền tải, hấp dẫn hình thức thể hiện, tự do trong cách thức biểu đạt, lại
tiếp cận nhanh chóng và có tính tương tác cao. Từ tính ưu việt không thể phủ
nhận này, các thế lực thù địch lại tận dụng triệt để nó để trở thành công cụ,
phương tiện truyền tải thông tin phản khoa học, sai sự thật, mang đậm ý chí chủ
quan nhằm xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước ta.
Trên cơ sở dự báo khoa học và nghiên cứu những bài học
thực tiễn từ các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng cam”, “mùa xuân Ả Rập” đã
từng xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới, với tầm nhìn chiến lược, Đảng, Nhà
nước ta đã có những quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời. Ngày
25/7/2018, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ-TW về “Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”; tiếp đó, ngày 22/10/2018, Bộ Chính
trị ra Nghị quyết số 35-NQ-TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị
quyết 35 nêu rõ: “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản
bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ
trọng, sống còn của công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”, trong đó Đảng xác định Quân
đội và Công an là lực lượng nòng cốt, đi đầu trên mặt trận đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch.
Bám sát các nghị quyết lãnh đạo của Đảng và tình hình
thực tiễn đất nước, Quân đội đã nêu cao tinh thần chủ động trước một nhiệm vụ
mới, đặc biệt quan trọng trong thời bình. Từ năm 2018, Quân ủy Trung ương và Bộ
Quốc phòng đã tập trung xây dựng được một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ trên
không mạng, đó là thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng; đầu tư mua
sắm và tự nghiên cứu sản xuất ra nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác
này; chủ động nghiên cứu các phương thức tác chiến hiệu quả trên không gian
mạng để phòng ngừa, ngăn chặn và chiến đấu thắng lợi trước mọi tình huống xấu,
mọi thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt của kẻ thù. Quân đội cũng làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong
toàn quân tích cực, chủ động tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của
các thế lực thù địch trên không gian mạng bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng
tạo, hiệu quả, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị-
xã hội tham gia, tạo ra một thế trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng một cách chặt chẽ, nhiều tầng, nhiều lớp. Đồng thời, Quân đội cũng phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng thường xuyên lan tỏa những thông tin tích cực của
mọi mặt đời sống xã hội trên không gian mạng, vừa tăng cường xây dựng củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội, vừa tích cực tham gia
xây dựng một môi trường không gian mạng ngày càng trong sạch, lành mạnh.
Nhân dân một lòng đi theo Đảng, tin tưởng vào sự
nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo; mối quan hệ Đảng- Nhân dân- Quân đội
ngày càng gắn bó mật thiết. Đó là thế vững của đất nước. Trong thế vững ấy có
vai trò đặc biệt quan trọng của Quân đội trong tham gia xây dựng “Thế trận lòng
dân” trên không gian mạng, trở thành sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa “từ sớm, từ xa”.
Lương tăng, giá cả vẫn ổn định
Đã gần một tháng kể từ kỳ tăng lương ngày 1-7, hiện giá cả hàng hóa, thực phẩm nhìn chung vẫn ổn định. Đây là kết quả của việc chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm phát, bình ổn giá.
Nỗ lực an cư cho người lao động
Mấy ngày nay, gia đình chị Trần Thị Lan, công nhân Khu Công nghệ cao TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) tất bật lo thủ tục, giấy tờ để đủ tiêu chí thuê nhà tại dự án nhà lưu trú công nhân phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.
Ai không làm, đứng sang một bên
“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm” là thông điệp thép nhiều lần được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước truyền đi với quyết tâm mạnh mẽ tuyên chiến với thái độ làm việc bàng quan, vô cảm, né tránh, đùn đẩy, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Cán bộ phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự
Nói về nguyên nhân dẫn đến sự né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, có luồng ý kiến cho rằng, thời gian gần đây, nhiều sai phạm trong thực thi công vụ bị xử lý đã tác động mạnh đến tư tưởng cán bộ, đảng viên dẫn đến tâm lý sợ sai, không dám làm. Cách hiểu sai lệch bản chất của vấn đề này cũng từ đây mà xuất hiện khi một số người cho rằng, có những sai phạm là do lỗ hổng của cơ chế, chính sách mà ra.
Không thể không thừa nhận rằng, cơ chế, chính sách của chúng ta có chỗ còn chưa hoàn thiện, chưa theo kịp diễn biến thực tiễn. Thế nhưng bản chất của các sai phạm thường không nằm ở cơ chế, chính sách mà hầu hết là do bản thân những người thực thi công vụ đã tìm mọi cách để trục lợi từ những kẽ hở trong cơ chế, chính sách. Không thể đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, mà lỗi chủ quan của chính những cán bộ sai phạm do suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, thiếu liêm sỉ và coi rẻ danh dự của bản thân mình.
Sự ngụy biện đổ lỗi cho cơ chế, chính sách, thiếu hành lang pháp lý chỉ là cái cớ để che đậy sự vô trách nhiệm, co cụm, cầu an, sợ sai đến mức tiêu cực, có việc mà không dám làm ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tình trạng báo động khẩn cấp trước vấn nạn làm việc cầm chừng, bàng quan, vô trách nhiệm, ngay cả khi đất nước ở trong hoàn cảnh “nước sôi lửa bỏng” đang rất cần cán bộ phải làm nhanh, làm thật. Đó là tình cảnh bệnh nhân mòn mỏi, hoang mang vì thiếu trầm trọng thuốc chữa bệnh; là những công trình hàng nghìn tỷ đồng nằm đắp chiếu; là nguồn vốn đầu tư công ứ đọng không thể giải ngân; là những thủ tục hành chính vô cùng rối rắm, ì ạch… đã khiến cho hàng loạt cơ hội của người dân, doanh nghiệp bị bỏ qua; là cảnh bao phụ huynh và học sinh rớt nước mắt vì thiếu trường học...
Cán bộ làm việc trong cơ quan công quyền được trả lương cùng nhiều chế độ đãi ngộ, mà những thứ ấy là từ tiền thuế của nhân dân, doanh nghiệp đóng góp. Quyền lực của cán bộ cũng thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy thác mà có. Cán bộ là người đầy tớ, là công bộc của nhân dân. Bởi vậy trong bất luận hoàn cảnh nào, người cán bộ cũng phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành mọi công việc, trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Đây không chỉ là bổn phận, là trách nhiệm mà còn là thước đo lương tri, đạo đức của người cán bộ biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự khi được hưởng bổng lộc từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng trao quyền. Bởi vậy, người cán bộ đừng ngộ nhận về vị trí, quyền lực của mình, đặt bản thân lên trên quần chúng và cho mình cái quyền được ban phát quyền lợi cho dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhấn mạnh rằng cán bộ là cái gốc của mọi công việc; cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người lãnh đạo phải biết trọng danh dự, giữ liêm sỉ, không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Trọng danh dự, giữ liêm sỉ bao gồm nhiều nội hàm, trong đó điều bao trùm là phải có lòng tự trọng cao, luôn giữ gìn nhân cách, thanh danh và hoàn thành công việc một cách chất lượng.
Như vậy, rõ ràng, người cán bộ biết trọng danh dự, giữ liêm sỉ sẽ không bao giờ trốn tránh, vô trách nhiệm, đùn đẩy công việc, chỉ biết “ăn trên ngồi trốc”, “ăn không ngồi rồi”, hưởng đãi ngộ từ dân nhưng vô cảm trước việc của dân. Người cán bộ trọng danh dự, giữ liêm sỉ cũng sẽ tự giác từ chức, xin thôi, đứng sang một bên để người khác làm nếu thấy bản thân không đủ trình độ, năng lực, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Giải pháp đầu tiên, việc cần làm trước để triệt tiêu tình trạng đùn đẩy, né tránh, không dám làm là bản thân mỗi cán bộ phải tự nhận thức được trách nhiệm, tự học, tự tu dưỡng, không ngừng phấn đấu và nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
Điểm mặt chỉ tên đội ngũ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”
Một bộ phận cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc do năng lực hạn chế, yếu kém, dân ta hay gọi hiện tượng này là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Thực tế, việc điểm mặt chỉ tên bộ phận này lại không phải là điều phổ biến, bởi con số cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được cơ quan chức năng đưa ra khá khiêm tốn, trong khi chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ nói chung ở hệ thống cơ quan công quyền còn không ít những hạn chế, yếu kém.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta có nhiều văn bản, chỉ đạo kiên quyết xử lý, thay thế, miễn nhiệm cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc. Để thực hiện hiệu quả chủ trương này thì lẽ dĩ nhiên phải đánh giá đúng, chỉ rõ ai né tránh, đùn đẩy, không dám làm. Thế nhưng, công tác đánh giá cán bộ ở nhiều nơi còn chưa thực chất, chưa sát với thực tiễn. Tình trạng cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” tồn tại ở không ít cơ quan, đơn vị trong bộ máy công quyền, thế nhưng báo cáo hằng năm vẫn là hơn 90%, thậm chí có những nơi 100% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tình trạng đánh giá cán bộ thiếu khách quan, nể nang, đánh đồng những người hoàn thành tốt với bộ phận làm việc cầm chừng, kém hiệu quả khiến không ít cán bộ tốt mất động lực phấn đấu, còn những người thực hiện nhiệm vụ kém chất lượng vẫn ung dung tại vị và nuôi tư tưởng “có làm hay không cũng như nhau, làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều”. Vậy nên yếu tố cốt lõi để đội ngũ cán bộ, công chức thay đổi thái độ, trách nhiệm nằm ở chỗ đánh giá thực chất hiệu quả công việc của mỗi người. Đánh giá đúng để sử dụng đúng, để kịp thời chấn chỉnh, đưa ra khỏi bộ máy những cá nhân đi chệch khỏi quỹ đạo của tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung.
Để đánh giá đúng chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, tránh đùn đẩy trách nhiệm thì việc cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc là điều tối cần thiết. Việc tăng cường công tác kiểm tra hoạt động công vụ, đặc biệt là kiểm tra đột xuất là điều không thể lơ là trong cuộc chiến loại bỏ cán bộ đùn đẩy, né tránh, vô trách nhiệm gây đình trệ công việc, tắc nghẽn mạch phát triển của nền kinh tế - xã hội, tổn hại đến lợi ích của nhân dân.
Cùng với các giải pháp đồng bộ, nhất là khơi thông những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; điều cần làm song song để không còn thấy trong bộ máy công quyền những cán bộ né tránh, đùn đẩy, thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc là việc kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đối với đội ngũ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.