Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

Kinh tế 2025: Năm của 'tăng tốc, bứt phá'.

 Năm 2025 đã tới, là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là năm tăng tốc, bứt phá, tạo nền tảng, tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2026 - 2030.

    Với ý nghĩa này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025. Đây là mục tiêu cao, vượt chỉ tiêu của Quốc hội giao, đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ trong bối cảnh cả nước đồng thời thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

    Cảng Tân Vũ. Ảnh minh họa: TTXVN 

    Nền tảng tạo đà

    Tạo đà cho kinh tế năm 2025 là những thành quả, nền tảng quan trọng đạt được của năm 2024. Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của siêu bão Yagi và kinh tế thế giới nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2024 dự kiến vượt 7%, thuộc nhóm ít quốc gia tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

    Các tổ chức quốc tế đánh giá cao và liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng nước ta theo hướng ngày càng tích cực hơn. Standard Chartered đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6,8%; VinaCapital dự báo tăng trưởng GDP năm 2024, 2025 lên 6,5%; HSBC nâng dự báo tăng trưởng lên 7%; IMF nâng lên 6,8%. Doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế… Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32/193, tăng 1 bậc so với năm 2023.

    Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao. Lạm phát được kiểm soát dưới 4%, là tốc độ tăng rất tích cực trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 01/7/2024 và điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ…

    Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục gần 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao.

    “Đáng nói, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đưa ra nhận định.

    Cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao (gần 25 tỷ USD), giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

    Công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4%; trong đó ngành chế biến chế tạo tăng gần 10%, tạo động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng vĩ mô.

    Hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả; khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục (16 tháng), góp phần mở rộng thêm xa lộ hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam.

    Trong bối cảnh chịu nhiều tác động, điều hành chính sách tài chính, chính sách tiền tệ đã có những đóng góp tích cực đến phát triển kinh tế. Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được ban hành, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025, với quy mô hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã phát huy hiệu quả tích cực, hỗ trợ kịp thời các hoạt động sản xuất – kinh doanh; tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

    Theo Bộ Tài chính, cùng với việc tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, năm 2024, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền tiếp tục ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, với quy mô hỗ trợ khoảng 191 nghìn tỷ đồng.

    Thu ngân sách cả năm 2024 ước đạt 2.025,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với dự toán và tăng 15,5% so thực hiện năm 2023, thêm nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương, xử lý các vấn đề quan trọng, cấp bách đột xuất phát sinh, tăng chi đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.

    “Trong 4 năm trở lại đây, thu ngân sách nhà nước luôn ở mức năm sau vượt so với năm trước, khoảng trên 1.000.000 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực rất lớn và là một thành công trong điều hành chính sách tài khóa. Nhờ đó, chúng ta có nguồn lực để đầu tư vào sân bay, bến cảng; xây dựng các công trình hạ tầng như đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam và thực hiện các chính sách về an sinh xã hội…”, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

    Điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 cũng đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.

    Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023.

    Ưu tiên cao nhất cho thúc đẩy tăng trưởng

    Các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, bất động sản và công nghệ cao là điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Đồng Thúy/TTXVN

    Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các nhiệm vụ vẫn phải thúc đẩy, triển khai, hoàn thành và sau khi hoàn thành phải bắt tay ngay vào công việc.

    Việc thu gọn bộ máy giúp giảm biên chế, giảm chi thường xuyên hiện đang chiếm khoảng 68% tổng chi ngân sách và tránh chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan bộ ngành.

    Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên cao nhất thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 ở mức hai con số; tiếp tục làm mới, đẩy mạnh hơn nữa các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tạo đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới…

    Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhiệm vụ cho năm 2025 là tập trung nguồn lực cho các cực tăng trưởng, vùng động lực và hành lang kinh tế, tạo sức bật và lan tỏa ra các vùng, địa phương khác trên cả nước đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tham mưu phát triển các mô hình kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực mới, tạo động lực tăng trưởng mới… Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ngành tập trung cho nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ hoàn thành các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề án lớn trong năm 2025 để tập trung nguồn lực, thời gian cho các dự án, nhiệm vụ ưu tiên mới trong giai đoạn 2026-2030…

    “Ngành tài chính quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ để có thêm nguồn dành cho thực hiện chính sách cải cách tiền lương, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết.

    Ngoài ra, ngành tài chính cũng điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2025 chặt chẽ, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, phấn đấu tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 so năm 2024...

    Về nhiệm vụ, định hướng thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ ưu tiên tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

    Cụ thể, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Mặt khác, tiếp tục theo dõi và chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Trong một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp là hết sức cần thiết để có thể đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo nền tảng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

    Để người trẻ không chệch hướng sáng tạo.

     Thời gian gần đây, đời sống văn học-nghệ thuật (VHNT) xuất hiện khá nhiều tác giả trẻ được công chúng quan tâm, chú ý. Nhiều người bày tỏ lạc quan, kỳ vọng về sự bứt phá của thế hệ văn nghệ sĩ trẻ với những nhân tố xuất sắc.

      Để góp phần đưa VHNT nước nhà phát triển, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn và chiến lược xây dựng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ có đức, có tài, đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chệch hướng...

      Ý thức sáng tạo và tâm lý học đòi

      Một nhà văn lão thành khá nổi tiếng ở phía Nam vừa chia sẻ với chúng tôi câu chuyện rất đáng suy ngẫm. Ông kể, có một tác giả trẻ nhờ ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách sắp in. Vốn rất kỳ vọng và chờ đợi những nhân tố mới trong nghề, ngay khi nhận được bản thảo, ông đã dành thời gian đọc kỹ.

      Theo cảm nhận của ông, đây là một cây bút có triển vọng. Cách tiếp cận đề tài, những góc nhìn hiện thực và các thao tác ngôn từ cho thấy tác giả là cây bút có nội lực, tác phẩm thể hiện những góc nhìn tươi mới, có tính phát hiện cao về hiện thực cuộc sống.

      Nhưng khi đọc xong, ông thấy “gợn gợn” về một số chi tiết, nhân vật. Đáng chú ý là nhân vật người cha (dù chỉ là nhân vật phụ, đã qua đời, xuất hiện trong tác phẩm thông qua ký ức và lời thoại của những người con, người thân trong gia đình) được tác giả xây dựng là một sĩ quan ngụy quân, tử nạn trước ngày 30-4-1975.

      “Nếu thay đổi thân phận nhân vật bằng một dạng khác như nông dân, ngư dân, người làm thuê... có đời sống vất vả, khổ cực thì nội dung tác phẩm cũng không bị ảnh hưởng gì. Tại sao lại phải “ấn” vào nhân vật cái “mác” lính ngụy để nói về cái khổ và nỗi đau thân phận trong khi nguồn cơn, bản chất của cái khổ, cái đau ấy không liên quan gì đến việc người cha có từng là lính ngụy hay không? Đưa một chi tiết văn học vào tác phẩm mà nó chẳng giúp ích gì, ngược lại còn có thể gián tiếp gây hại thì đó không phải là mục đích và thao tác sáng tạo của nhà văn. Những chi tiết đó cần phải sửa, bởi nếu để như vậy dễ tạo ra những suy diễn tiêu cực, tạo cớ cho các thế lực xấu lợi dụng bóp méo, xuyên tạc đời sống xã hội, nhất là trong lúc cả dân tộc đang hướng về đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi nói với cháu, nếu sửa thì tôi sẽ viết lời giới thiệu, còn không thì tôi đành phải từ chối...”, nhà văn cao niên bày tỏ.

      Theo lời nhà văn thì sau khi được ông góp ý, tác giả trẻ đã lễ phép cảm ơn và nói sẽ tiếp thu để chỉnh sửa bản thảo.

      Những chuyện tương tự như câu chuyện nhà văn lão thành kể diễn ra không hiếm trong môi trường văn học-nghệ thuật. Trong giới chuyên môn, người ta thường gọi đó là kiểu sáng tác ám chỉ, bóng gió... lấy tình tiết văn chương, nghệ thuật để ám chỉ về chính trị hoặc chỉ trích, bôi xấu, hạ bệ cá nhân, tổ chức. Việc này đến từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là từ ý định, ý thức chủ quan của tác giả.

      Đây là biểu hiện rất nguy hại, thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của văn nghệ sĩ. Những người có lối tư duy, khuynh hướng sáng tác kiểu này cần được nhận diện từ sớm, từ xa để có biện pháp chấn chỉnh, đấu tranh. Khâu biên tập, kiểm duyệt, xuất bản cần phải làm chặt, không để lọt vào đời sống VHNT những tác phẩm có nội dung tư tưởng xấu độc, phương hại đến nền tảng tư tưởng của Đảng và lợi ích quốc gia, dân tộc.

      Hai là từ sự vô ý thức, có tâm lý học đòi, muốn làm cho mới, cho lạ, cho khác người để được chú ý. Biểu hiện này dễ xảy ra ở một bộ phận người trẻ, khi bản lĩnh tư tưởng và trải nghiệm thực tiễn còn non, thiếu hụt vốn sống và cái phông văn hóa, trình độ lý luận chính trị còn hạn chế, kèm theo đó là tâm lý sính ngoại, bài nội, cổ xúy văn hóa lai căng...

      Cùng với kiểu lấy VHNT ám chỉ chính trị, thực tiễn đời sống VHNT thời gian gần đây còn có những biểu hiện hư cấu thái quá làm sai lệch sự thật, làm méo mó các nhân vật lịch sử. Biểu hiện này có mấy dạng chủ yếu. Một là khai thác, hư cấu đời tư của các nhân vật nổi tiếng trong dân gian theo hướng “hài, nhảm”, khiến nhân vật bị méo mó, thậm chí trở nên dị dạng, dị biệt.

      Hai là hư cấu, làm “biến dạng” các nhân vật lịch sử có công với nước, dẫn đến sai lệch về những sự kiện lịch sử. Ba là thổi phồng thành tích, công lao của một số nhân vật từng là tội đồ của dân tộc, biến họ thành “vĩ nhân”. Đây là những biểu hiện của “tẩy sử”, “lật sử”, làm cho công chúng, nhất là giới trẻ hiểu sai lệch về lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc...

      Dù xuất phát từ nguyên nhân nào và biểu hiện ở hình thức nào thì khi người trẻ sáng tạo theo hướng này sẽ dễ trở thành đối tượng bị các phần tử cực đoan, bất mãn và các thế lực thù địch lợi dụng, tác động, lôi kéo. Nguy cơ chệch hướng trong đời sống VHNT là hiện hữu, nguy hại khó lường...

      Giúp người trẻ không bị chệch hướng

      Những biểu hiện chệch hướng trong tư duy, tư tưởng sáng tạo VHNT không phải hiện nay mới diễn ra mà đã được Đảng ta chỉ ra và cảnh báo từ lâu. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đặt ra yêu cầu: Đồng thời “xây” phải đi đôi với “chống” những tư tưởng, hành vi, sản phẩm văn hóa lệch lạc, sai trái, lạc hậu, phản động... Nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “đổi màu”...

      Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đã chỉ rõ một trong những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống là: Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

      Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa, VHNT: Chưa coi trọng đúng mức và có biện pháp tích cực để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc sắc của dân tộc; nhiều khi bắt chước nước ngoài một cách lố lăng, phản cảm, không có chọn lọc (nói nặng ra là vô văn hóa, phản văn hóa)...

      Như vậy, để nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện chệch hướng, “đổi màu” trong lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ, nhất là người trẻ, không hề là việc dễ dàng. Cảm thụ, thẩm định tác phẩm VHNT là công việc thiên về cảm tính.

      Để đi đến sự thống nhất về nhận thức, mục tiêu, khuynh hướng sáng tạo theo quan điểm của Đảng trong tư duy, tư tưởng sáng tạo của người trẻ hiện nay là vấn đề khó khăn, phức tạp. Ở tầm vĩ mô, chiến lược, Đảng ta đã có định hướng rõ ràng. Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 xác định: Đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, VHNT. Đội ngũ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp văn hóa nói riêng và trong sự nghiệp cách mạng nói chung...

      Giải pháp căn cơ, lâu dài, bền vững cho vấn đề này chính là công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan. Đặc biệt là bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức cách mạng cho nguồn nhân lực VHNT. Đây là sự nghiệp phải tiến hành thường xuyên, liên tục, tuyệt đối không được sao nhãng, coi nhẹ.

      Thời gian gần đây, chúng ta tập trung đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT hướng đến những ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2025. Việc xuất hiện thái độ ám chỉ, bóng gió, lấy VHNT để xuyên tạc lịch sử, đả kích chính trị, làm phương hại đến nền tảng tư tưởng của Đảng... không thể xem thường. Cùng với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác biên tập, xuất bản, kiểm duyệt... của các cơ quan chức năng; các tổ chức hội, đoàn cần đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt, tọa đàm, giao lưu nghiệp vụ...

      Người trẻ rất cần những sân chơi bổ ích để được tiếp nhận, trao truyền lửa nghề, ý thức chính trị trong lao động nghề nghiệp. Sứ mệnh của VHNT là bảo tồn tâm hồn, bản sắc dân tộc và trách nhiệm, bổn phận của văn nghệ sĩ là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và trước hết. Đó cũng là môi trường, điều kiện sinh nở, nuôi dưỡng tác giả lớn và tác phẩm xuất sắc...

      Bảo đảm môi trường mạng an toàn, lành mạnh.

       Từ ngày 25/12/2024, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực.

        Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển hội nhập công nghệ số, nội dung số và các dịch vụ internet, góp phần thiết lập môi trường mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

        Nghị định 147 gồm 84 điều, với nhiều chính sách mới điều chỉnh hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, về quản lý hoạt động xuyên biên giới vào Việt Nam, quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước, hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, hoạt động quản lý cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, tăng cường giám sát thông tin, ngăn chặn gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng...

        Đối với công tác quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới vào Việt Nam, Nghị định bổ sung các quy định về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia; khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm, kênh mạng xã hội thường xuyên vi phạm.

        Nghị định quy định việc cung cấp thông tin người sử dụng vi phạm cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu; yêu cầu chủ trang, kênh, nhóm mạng xã hội chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải và bình luận trong trang nhóm; mạng xã hội có trách nhiệm cấp xác thực (tick xanh) cho các tài khoản, trang, kênh của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, người có ảnh hưởng tại Việt Nam. Đồng thời mạng xã hội phải thỏa thuận với cơ quan báo chí khi dẫn lại nội dung trên mạng xã hội; cung cấp công cụ tìm kiếm theo yêu cầu của cơ quan chức năng; công khai thuật toán phân phối nội dung với người sử dụng.

        Nghị định 147 gồm 84 điều, với nhiều chính sách mới điều chỉnh hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, về quản lý hoạt động xuyên biên giới vào Việt Nam, quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước, hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, hoạt động quản lý cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, tăng cường giám sát thông tin, ngăn chặn gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng...

        Trong các điểm mới, đáng chú ý là quy định nhằm hạn chế tình trạng người dùng ẩn danh để lừa đảo, tung tin giả và các hành vi vi phạm pháp luật. Người dùng mạng xã hội phải xác thực và định danh tài khoản bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

        Trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đăng ký tài khoản bằng thông tin của mình và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Nội dung này là cần thiết để góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng, ngăn chặn các hành vi, biểu hiện tiêu cực trên không gian mạng, trên cơ sở đó xây dựng và thúc đẩy một không gian số trách nhiệm, năng động và tích cực.

        Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội cao trên thế giới. Tính đến ngày 30/6/2024, số người dùng Zalo là 76,5 triệu; số người dùng Facebook là 72 triệu, YouTube là 63 triệu và TikTok là 67 triệu. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, mạng xã hội cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng xấu khai thác để lừa đảo trực tuyến; tung tin giả, tin sai sự thật; bôi nhọ, công kích tổ chức, cá nhân; quấy rối và xâm hại trẻ em…

        Báo cáo từ cơ quan chức năng cho biết, từ tháng 3 đến 8/2024 đã vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn hoạt động lừa đảo trực tuyến, song đây cũng chỉ mới là một phần của “tảng băng”. Đáng nói là các thế lực phản động hiện nay cũng ra sức khai thác nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới để thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta, như việc một số tổ chức, cá nhân thù địch ở nước ngoài tìm mọi cách móc nối, kích động các đối tượng bất mãn trong nước thông qua mạng xã hội để chống phá chế độ.

        Nghị định 147 ngay khi được ban hành đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân. Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, các quy định mới sẽ giải quyết được tình trạng “vô danh nên vô trách nhiệm”.

        Còn theo ông Nguyễn Hưng - Chuyên gia bảo mật thông tin, Giám đốc R&D tại Vietnix Hosting, quy định xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại là một bước đi quan trọng trong bối cảnh số vụ việc lừa đảo có sử dụng mạng xã hội làm công cụ chiếm đến 70%. Ông Nguyễn Hưng phân tích: “Nghị định giúp đồng bộ hóa hệ thống quản lý, bảo đảm luật pháp áp dụng thống nhất giữa môi trường thực và môi trường số, tạo ra một không gian mạng minh bạch và lành mạnh”.

        Tuy nhiên, với bản chất thù địch, luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta, ngay khi Nghị định 147 vừa được ban hành, các thế lực phản động, cực đoan, thiếu thiện chí đã lập tức xuyên tạc, từ đó vu cáo, rêu rao Việt Nam ban hành Nghị định 147 để siết quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; bịa đặt rằng việc định danh tài khoản mạng xã hội sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin, hạn chế tự do biểu đạt; chỉ có ở Việt Nam mới vẽ ra định danh cá nhân; vu khống chính quyền luôn muốn kiểm soát phát ngôn của người dân; đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

        Nhân cơ hội này, các hội nhóm cực đoan, thiếu thiện chí với Việt Nam như Tổ chức Theo dõi nhân quyền, Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Nghị định 147.

        Không khó để nhận ra rằng, cũng giống như những thủ đoạn thâm độc nhằm chống phá Luật An ninh mạng trước đây, các thế lực phản động, thiếu thiện chí tiếp tục lặp lại những chiêu trò, luận điệu cũ, cố tình đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen bản chất sự việc, lớn tiếng chỉ trích để từ đó kêu gọi người dân lên tiếng phản đối, không chấp hành Nghị định 147, “bất phục tùng chế độ”, kích động lôi kéo người dân “đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền”, xuyên tạc các chính sách của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý xã hội của Nhà nước, kêu gọi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

        Với bản chất thù địch, luôn tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta, ngay khi Nghị định 147 vừa được ban hành, các thế lực phản động, cực đoan, thiếu thiện chí đã lập tức xuyên tạc, từ đó vu cáo, rêu rao Việt Nam ban hành Nghị định 147 để siết quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; bịa đặt rằng việc định danh tài khoản mạng xã hội sẽ hạn chế quyền tiếp cận thông tin, hạn chế tự do biểu đạt; chỉ có ở Việt Nam mới vẽ ra định danh cá nhân; vu khống chính quyền luôn muốn kiểm soát phát ngôn của người dân; đàn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

        Các đối tượng cố phủ nhận tính đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới trong việc thiết lập hành lang pháp lý để phát triển, quản lý internet và thông tin trên mạng, được khẳng định tại Điều 4, Nghị định 147, đó là: Thúc đẩy việc sử dụng internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên internet; đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên internet.

        Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hạ tầng internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

        Ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của internet. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

        Nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky cho thấy, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cứ 10 người dùng thì có 3 người thừa nhận đang sở hữu tài khoản mạng xã hội không dùng tên và ảnh thật, không có thông tin nhận dạng cá nhân. Mạng xã hội có số người dùng giấu danh tính nhiều nhất là Facebook (chiếm đến 70%), tiếp theo là YouTube và Instagram.

        Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ, tính năng ẩn danh cho phép các cá nhân dễ dàng thực hiện những hành vi bất chính, gây hại cho những tổ chức, cá nhân do người dùng cảm thấy ít phải chịu trách nhiệm hơn với những phát ngôn đi quá giới hạn. Khu vực Đông Nam Á với lượng người dùng mạng xã hội tương tác nhiều nhất thế giới đang chứng kiến sự gia tăng số vụ lừa đảo trên mạng xã hội và trang thương mại điện tử, tiêu biểu như tại Singapore, theo thống kê của cảnh sát, tổng số vụ lừa đảo đạt kỷ lục 46.563 vụ vào năm 2023, với tổng thiệt hại lên tới 486 triệu USD.

        Nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng tính ẩn danh trên mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, an toàn, vi phạm trật tự quản lý xã hội và pháp luật, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định để chấn chỉnh kịp thời, như giới hạn độ tuổi người sử dụng, định danh người dùng...

        Tại Trung Quốc, để có được tài khoản xã hội, người dân phải đăng ký với cơ quan chức năng. Còn tại Pháp, năm 2023, Chính phủ đã đề xuất lệnh cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 15 tuổi; trường hợp trẻ em sử dụng mạng xã hội dưới sự cho phép của cha mẹ, thì cha mẹ phải có trách nhiệm với thông tin đăng tải trên mạng xã hội của con.

        Mới đây, ngày 28/11/2024, Thượng viện Australia đã thông qua luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Chính phủ Singapore cũng đang nghiên cứu, hướng tới tích hợp dữ liệu quản lý dân cư vào việc kiểm soát độ tuổi đăng ký mạng xã hội để giải quyết bất cập nội dung trực tuyến có hại sẽ tác động tới trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng.

        Như vậy có thể thấy, ngoài các mục tiêu đặt ra, Nghị định còn góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trực tuyến hóa thủ tục cho doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp thực hiện các thủ tục hành chính; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển lành mạnh và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường bảo đảm an ninh thông tin và chế tài xử lý tranh chấp phù hợp thông lệ quốc tế và quy định pháp luật.

        Quan điểm cũng như chính sách của Việt Nam trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có nhiều điểm tiên tiến và tương đồng với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc các thế lực thù địch cố tình chĩa mũi dùi chỉ trích, chống phá Nghị định 147 nói riêng, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực an ninh mạng nói chung, từ đó “mượn gió bẻ măng”, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền đã bộc lộ rõ bản chất xấu xa và tâm địa đen tối của chúng.

        Phản bác sự xuyên tạc thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

         Với chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, công tác xây dựng nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam “chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại” đã đạt được những thành tựu quan trọng, từng bước định vị giá trị nền CNQP Việt Nam trên bản đồ thế giới. Thế nhưng các thế lực thù địch, thiếu thiện chí không bao giờ từ bỏ mục tiêu chống phá, cố tình phủ nhận, bôi đen, song đã bị minh chứng sinh động, thuyết phục của CNQP Việt Nam dập tắt.

          Luận điệu lạc lõng, âm thanh "lạc nhịp"

          Vừa qua, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thành công rực rỡ, được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chỉ ít ngày ngắn ngủi nhưng triển lãm đã đón hơn 260.000 lượt người tham quan. Thông qua triển lãm, nhân dân nói chung và các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá cao, bày tỏ sự cảm phục, niềm tự hào trước sự phát triển của CNQP Việt Nam và sức mạnh của Quân đội ta. Đặc biệt, qua triển lãm, các đơn vị của Tổng cục CNQP, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị hơn 286 triệu USD và 17 thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa CNQP Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ... Triển lãm được truyền thông trong nước và quốc tế đưa tin nổi bật trên tất cả loại hình, qua đó khẳng định giá trị, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với bạn bè quốc tế.

          Thế nhưng, một số hãng truyền thông được "giật dây" của thế lực thù địch và cá nhân thiếu thiện chí, các tổ chức phản động ở nước ngoài với mưu đồ đen tối, tâm địa xấu xa cố tình xuyên tạc, phủ nhận thành tựu, hạ thấp uy tín của CNQP Việt Nam.


          Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MK2 bay nhả đạn nhiễu chào mừng Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

          Giọng điệu lạc lõng, nực cười, khi họ cho rằng: Triển lãm quân sự "không giúp người dân tin tưởng vào Quân đội", CNQP Việt Nam “đầu tư chắp vá” nên không có khả năng tự chủ, vẫn trong “vòng luẩn quẩn của câu chuyện ốc vít” mà thôi. Những phần tử cơ hội chính trị còn quy chụp rằng, cuộc triển lãm lần này chỉ mang tính tuyên truyền để “ru ngủ” nhân dân; “khỏa lấp đi những yếu kém” của mình nhiều hơn là khẳng định năng lực tự chủ về công nghệ quân sự...  

          Đó là những giọng điệu "lạc lõng", âm thanh "lạc nhịp” trong bài ca hùng tráng của CNQP Việt Nam. Nó mang tính phiến diện, thiếu khách quan, thể hiện thái độ định kiến đối với những nỗ lực và thành tựu của nền CNQP Việt Nam nói chung, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 nói riêng. Mục tiêu của những kẻ hô hào yếu đuối này nhằm hạ thấp uy tín, năng lực, trình độ, khả năng tự chủ và thành tựu đáng tự hào của CNQP Việt Nam; phá hoại quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp quốc phòng nước ta với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực quan trọng, giàu tiềm năng này.

          Những thành tựu công nghiệp quốc phòng không thể phủ nhận 

          Thứ nhất, thành tựu nền CNQP Việt Nam là hệ quả tất yếu của đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về phát triển CNQP trong thời kỳ mới.

          Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển nền CNQP nước nhà gắn với xây dựng Quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định rõ định hướng chiến lược: Phát triển nền CNQP theo hướng chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng và hiện đại, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia. Mục tiêu là làm chủ công nghệ tiên tiến để xây dựng Quân đội hiện đại, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

          Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đổi mới, hội nhập và nâng cao hiệu quả quản lý CNQP, tích cực cải cách hành chính, bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện. Các cơ chế, chính sách đặc thù và chương trình hợp tác khoa học-công nghệ; hệ thống quản lý và cơ sở CNQP được kiện toàn đồng bộ; các doanh nghiệp quốc phòng được tái cơ cấu theo hướng tinh gọn, hiệu quả... Đây là hành lang, thể chế quan trọng, thể hiện sự quan tâm và tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong phát triển CNQP thời kỳ mới, tạo điều kiện để CNQP Việt Nam bứt phá và phát triển.

          Thứ hai, thành tựu của CNQP Việt Nam toàn diện, vững chắc và có bước đột phá.

          Từ công tác nghiên cứu sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật; thực hiện chủ trương phát triển lưỡng dụng đến công tác phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và hoạt động hợp tác quốc tế về CNQP đều đạt những thành tựu nổi bật. Hơn một thập kỷ qua, ngành CNQP Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc khi làm chủ công nghệ, thiết kế và sản xuất nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu tác chiến của Quân đội, tiêu biểu như: Các tổ hợp tên lửa tiên tiến, radar thế hệ 3; hệ thống tự động hóa chỉ huy phòng không-không quân, máy bay trinh sát không người lái; tàu ngầm quân sự cỡ nhỏ; xe thiết giáp; các loại súng đạn chống tăng, đạn pháo; khí tài quan sát ngày đêm; trang bị thông tin thế hệ mới... đã minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền CNQP Việt Nam.

          Đội ngũ nhân lực trong ngành CNQP Việt Nam có bước tiến vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến đầu năm 2022, số cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tăng gần 2,4 lần so với năm 2011. Các nhóm nghiên cứu mạnh và tiềm năng được hình thành, tập trung vào những lĩnh vực then chốt như vũ khí bộ binh, đóng tàu, chế tạo tên lửa và phát triển trang thiết bị công nghệ cao, khẳng định sự phát triển toàn diện của ngành. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “CNQP, an ninh được tập trung đầu tư phát triển, sản xuất được nhiều loại phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiều thiết bị máy móc, sản phẩm dân dụng chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường”(1), góp phần khẳng định tầm quan trọng và giá trị của ngành CNQP trong sự nghiệp xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

          Thứ ba, CNQP Việt Nam từng bước khẳng định năng lực tự chủ trong nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và bước đầu định vị giá trị của mình trong hệ sinh thái công nghệ quốc phòng thế giới.

          Những năm gần đây, ngành CNQP Việt Nam có những bước đột phá trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng một phần nhu cầu trong nước, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Theo lãnh đạo Tổng cục CNQP, trong 10 năm qua, 80% vũ khí và trang bị được đưa vào sử dụng xuất phát từ các đề tài nghiên cứu trong nước.

          Sự xuất hiện của các loại vũ khí, khí tài hiện đại, đa dạng do Việt Nam tự chủ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, như: Radar cảnh giới tầm gần, radar 3D phòng không cấp chiến thuật, radar phòng không tầm trung; tổ hợp trinh sát, gây nhiễu chống phương tiện bay không người lái cấp chiến thuật; tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn gồm bệ phóng, tên lửa hành trình Sông Hồng, radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu được đặt trên khung gầm xe việt dã; xe chiến đấu bộ binh XCB-01; các UAV trinh sát, cảm tử, đa năng. Đặc biệt, máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu ra mắt công chúng-chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam bởi một công ty Việt Nam là minh chứng sống động cho năng lực tự chủ và sự phát triển vượt bậc của CNQP Việt Nam.

          Không chỉ tự chủ đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa Quân đội, CNQP Việt Nam còn chứng minh khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và cựu chiến binh Nam Phi Richard Hlophe khi tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, đã nhận định: “Tôi đánh giá rất cao nền CNQP của Việt Nam. Các loại vũ khí, khí tài mới của các bạn rất tiên tiến. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ hợp tác với Việt Nam để cả hai bên có thể cùng nhau phát triển”. Qua triển lãm và trao đổi giữa các đoàn, Việt Nam đã ký kết hàng chục hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD; thiết lập hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp quốc phòng đến từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, đồng thời mở ra hướng phát triển mới là minh chứng sinh động đối với nền CNQP Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam.

          Thứ tư, ngành CNQP không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

          Với việc làm chủ công nghệ hiện đại và phát triển sản xuất trong nước, ngành CNQP góp phần quan trọng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực và tối ưu hóa ngân sách nhà nước. Nhiều sản phẩm quốc phòng không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu, tạo nguồn thu cho quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

          Bên cạnh đó, ngành CNQP đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Các dự án và cơ sở sản xuất quốc phòng góp phần phát triển hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân ở các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp Quân đội đã tạo ra khoảng 5% GDP và đóng góp cho ngân sách nhà nước từ 40.000-50.000 tỷ đồng, bằng khoảng 25% đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước.

          Như vậy, thành tựu của CNQP Việt Nam đã đạt được thời gian qua là toàn diện, vững chắc, có bước đột phá mạnh mẽ, đã và đang khẳng định vị thế của mình trong hệ sinh thái công nghệ quốc phòng toàn cầu. Những luận điệu xuyên tạc thành tựu CNQP Việt Nam chỉ là những luận điệu lạc lõng, âm thanh “lạc nhịp”, phiến diện của thiểu số những kẻ mang định kiến và thiếu hiểu biết về Quân đội nhân dân Việt Nam và CNQP Việt Nam.

          Nhận diện âm mưu, thủ đoạn đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang trong tình hình hiện nay.

           Trong mọi giai đoạn của cách mạng, lực lượng vũ trang có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó họ luôn là mục tiêu của các thế lực thù địch hướng tới chống phá. Một trong những âm mưu của kẻ địch là tăng cường cổ xúy vấn đề phi chính trị hóa lực lượng Quân đội và Công an.

            Đây chính là chiêu bài quen thuộc mà các thế lực thù địch, phản động thường áp đặt, tạo tiền đề cơ bản thực hiện ý đồ gây bạo loạn, lật đổ. Đối với Việt Nam, mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Chúng xác định, muốn Đảng suy yếu vai trò lãnh đạo thì cần phải tước bỏ sức mạnh của Đảng, tước bỏ công cụ chuyên chính của Đảng, đó chính là lực lượng Công an và Quân đội.

            Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chúng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chống phá, trong đó tìm cách lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các vấn đề nhạy cảm về chính trị, kinh tế, xã hội, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng… để tuyên truyền xuyên tạc, thực hiện âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang.

            Thực chất hoạt động này là nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Công an và Quân đội, làm cho hai lực lượng trọng yếu này không còn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng ta đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng Công an, Quân đội ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại thì các thế lực thù địch, số chống đối chính trị càng ráo riết tìm mọi cách thúc đẩy ý đồ đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

            Cụ thể:

            Các đối tượng thù địch, phản động thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng, làm suy giảm lòng tin, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của lực lượng vũ trang bằng cách triệt để khai thác những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ, ngụy tạo chứng cứ, bồi bút xuyên tạc, “tát bùn sang ao” nhằm bôi nhọ truyền thống, bản chất cách mạng lực lượng vũ trang. Kích thích, cổ xúy những xu hướng tư tưởng sai trái, những hành vi phi đạo đức, lối sống lệch chuẩn, xa hoa, lãng phí trong chiến sĩ trẻ lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là thủ đoạn phổ biến nhằm tập trung phá hoại bản chất, truyền thống, những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của Quân đội, Công an, làm cơ sở cho việc thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hướng tới làm biến chất lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngay từ bên trong.

            Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế toàn cầu hóa để tăng cường tuyên truyền, tác động tư tưởng, đạo đức, tư duy, lối sống lệch chuẩn vào đời sống tinh thần của lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh “cuộc xâm lăng về văn hóa” vào nhận thức của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Thông qua các mối quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật, phòng, chống khủng bố, buôn người… để truyền bá, thâm nhập quan điểm dân chủ tư sản kết hợp mua chuộc bằng lợi ích vật chất, đẩy mạnh tuyên truyền lối sống thực dụng, làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng, biến chất về chính trị. Thủ đoạn này được các thế lực thù địch triệt để khai thác dưới nhiều hình thức, vỏ bọc khác nhau.

            Thời gian gần đây, để đánh lạc hướng, các thế lực thù địch thông qua “tâm thư”, “thư ngỏ”, “kiến nghị” đòi “duy trì tính trung lập về chính trị” nhưng thực chất là đòi phi chính trị hóa lực lượng Quân đội và Công an. Chúng cho rằng hai lực lượng này cần phải thực hiện “tính trung lập về chính trị”, tức là “đứng ngoài chính trị”, “không can dự” vào các cuộc đấu tranh của các lực lượng chính trị”; “là con em của nhân dân, các lực lượng vũ trang được nhân dân nuôi dưỡng thì chỉ vì nhân dân là đủ”. Chúng ngụy biện rằng, Quân đội có nhiệm vụ hiến định là quốc phòng, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào thực hiện nhiệm vụ phục vụ, bảo vệ Đảng; vu cáo việc Công an thực hiện một số nhiệm vụ như cưỡng chế giải phóng mặt bằng là “đàn áp dân”, “đối đầu với dân”…

            Việc nêu ra quan điểm “tính trung lập về chính trị” của Quân đội và Công an đã cho thấy mục đích, bản chất phi khoa học, phi thực tiễn khi cố tình lèo lái việc “trung lập về chính trị” là đứng ngoài các lực lượng, đảng phái, các hoạt động chính trị, không tham gia đấu tranh chính trị... Qua đó hướng lái bản chất chính trị của các lực lượng vũ trang nhân dân sang lập trường, bản chất chính trị khác. Như vậy, thuật ngữ có sự thay đổi nhưng âm mưu, ý đồ không thay đổi, “trung lập hóa về chính trị” chỉ là một cách diễn đạt khác của phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhằm tước bỏ công cụ chuyên chính trọng yếu, tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

            Thực tế trên cho thấy âm mưu, hoạt động phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới sự vô hiệu hóa công cụ chuyên chính của Đảng, tước bỏ sức mạnh quan trọng nhất để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cũng như chế độ XHCN tại Việt Nam. Những luận điệu tuyên truyền đòi phi chính trị hóa càng trở nên nguy hiểm hơn khi núp dưới nhiều danh nghĩa, vỏ bọc khác nhau trong thế giới toàn cầu hóa và được sự “hà hơi” “thổi sức” của khoa học công nghệ, các tiện ích của mạng internet, các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtober, tiktok…

            Việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang Việt Nam và triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái này là vấn đề quan trọng. Cần nhận thức rõ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được rời bỏ nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp lực lượng vũ trang. Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ lực lượng vũ trang trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, qua đó nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch về mưu đồ đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản chất chính trị của các lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là vấn đề cốt lõi, trọng tâm hàng đầu trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, tạo nền tảng vững chắc đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

            Để ngăn chặn những tác động, chuyển hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế cần có biện pháp bảo vệ cán bộ, chiến sĩ, không để bị tác động, lôi kéo. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, điều lệnh Công an nhân dân; có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Coi trọng xây dựng tổ chức đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức, cán bộ và đạo đức. Đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật và thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá cán bộ; làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, chiến dịch.

            Lực lượng Công an, Quân đội tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, kiến thức, năng lực toàn diện, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng. Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, lực lượng Công an, Quân đội tiên phong, đi trước, mở đường trong việc tinh gọn bộ máy, hiện đại hóa, giúp cho lực lượng không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền lãnh thổ mà còn góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong sự nghiệp chung của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên “vươn mình của dân tộc” như tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

            Chính trị là nền tảng giữ vững phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”

             “Quân đội là chỗ dựa tinh thần cho Nhân dân nên luôn luôn phải đặt nhiệm vụ chính trị làm gốc, làm hồn cốt của Quân đội” – Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh trong bài tham luận trình bày tại Tọa đàm 80 năm "Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng" do Báo Quân đội nhân dân tổ chức kỷ niệm 80 Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

            Chính trị là gốc, là hồn cốt của Quân đội

             

            Thượng tướng Nguyễn Huy hiệu khẳng định: Những chiến thắng vang dội của QĐND Việt Nam qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của Quân đội cách mạng Việt Nam.

             

            Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Người lấy xây dựng chính trị làm cơ sở trong quá trình trưởng thành của QĐND Việt Nam. Cách đây 80 năm, ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của Người, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập có tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đồng thời, chi bộ Đảng đầu tiên đã ra đời và sau một tuần, Ban công tác chính trị cũng được thành lập, đánh dấu sự ra đời lần đầu tiên của cơ quan chính trị trong Quân đội ta.

             

            Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh 3 chức năng của Quân đội, đó là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đồng thời người xác định tính chất, nhiệm vụ của đội là “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, “người trước, súng sau”.... Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến chính trị, chính là chức năng thứ hai – đội quân công tác. Đây là đội quân đi vận động quần chúng, xây dựng thế trận trong lòng dân và có quan hệ máu thịt với Nhân dân. Khi đã xây dựng được niềm tin trong Nhân dân thì không thế lực nào có thể đánh bại được Quân đội này.”

             

            Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong 80 năm qua đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội đã sát cánh cùng Nhân dân trong mọi hoàn cảnh, trở thành một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của N hân dân.

             

            Đối với các nước trên thế giới, Quân đội chỉ có một nhiệm vụ, đó là đội quân chiến đấu, đội quân nhà nghề. Còn với Việt Nam, ngoài việc là đội quân chiến đấu thì Quân đội còn là đội quân công tác, chính là đội quân làm nhiệm vụ chính trị. Đây cũng chính là điểm then chốt, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của lòng dân và là thế trận chính trong Nhân dân mà các quân đội khác trên thế giới không có.

             

            Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kẻ thù xâm lược có tiềm lực vượt trội về kinh tế, vũ khí, và trang bị quân sự như thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, nhưng đều thất bại khi xâm lược nước ta. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết: “Các nước lớn xâm lược Việt Nam bao giờ cũng mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, từ quân sự, kinh tế, vũ khí, … nhưng họ thua Việt Nam về mặt chính trị. Họ thua một đội quân của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.

             

            QĐND Việt Nam vừa chiến đấu, vừa lao động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là chức năng mà quân đội các nước không có. Trong thời bình, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam càng mở rộng. Quân đội không chỉ duy trì sẵn sàng chiến đấu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân. Chính tinh thần “vừa chiến đấu, vừa lao động” này đã trở thành một truyền thống quý báu, biểu tượng cho sức mạnh và sự bền bỉ của QĐND Việt Nam.

             

            Thách thức đặt ra cho thế hệ trẻ hiện nay

             

            Việt Nam là một đất nước giàu trí tuệ và sáng tạo, luôn biết cách tiếp thu và cải tiến khoa học – công nghệ từ thế giới để phù hợp với nghệ thuật quân sự của mình. Trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, ta đã thành công trong việc cải tiến tên lửa SAM-2 để bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ – một thành tựu khiến thế giới kinh ngạc. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn tìm cách làm chủ công nghệ tiên tiến, phát triển những phương tiện tác chiến phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

             

            Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 thành một đội quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Để làm được điều này, đòi hỏi thế hệ trẻ phải làm chủ khoa học công nghệ, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa của thế giới và vận dụng sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

             

            Tại trường học, chương trình giáo dục đã được thiết kế bồi dưỡng tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc cho thế hệ trẻ. Thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự đã được giáo dục về truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ”, những giá trị văn hóa quân sự. Điều này không chỉ trang bị cho mỗi chiến sĩ nền tảng lý luận, thực tiễn vững chắc mà còn giúp rèn luyện bản lĩnh, ý chí và nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

             

            Trước xu thế hội nhập sâu rộng, có rất nhiều sự tác động vào đời sống, tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ. Công tác Đảng, công tác chính trị sẽ là nền tảng giúp người lính giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc trong mọi điều kiện, hoàn cảnh./.

            St

             

            Luận điệu xuyên tạc, hạ uy tín khi Việt Nam tiếp tục ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026 – 2028.

             Ngày 12/12, phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.

              Sự kiện được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo đại sứ, đại diện các phái đoàn thường trực và quan sát viên tại LHQ. Việc tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026 – 2028 khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam đối với quốc tế, cũng như sự ghi nhận đối với thành tựu và đóng góp của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người.

              Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo

              Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của đại diện Việt Nam, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội của các tổ chức thù địch, phản động lưu vong đã tung ra nhiều bài viết công kích, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền Việt Nam. Đồng thời, họ kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế nhằm gây sức ép, cản trở Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.

               

              Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Lễ công bố. Ảnh: BNG

              Nếu như đọc qua bài viết trên trang RFA Tiếng Việt với tiêu đề “Nhiều tổ chức nhân quyền phản đối Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ”, nhiều người sẽ lầm tưởng về việc có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng đối với vấn đề này. Tuy nhiên, trong nội dung bài viết chỉ nêu ý kiến của duy nhất một thành viên thuộc tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (Civicus) với vài thông tin sơ sài cũng như thêm thắt một số thông tin xuyên tạc có chủ đích nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam. Tổ chức Civicus cũng là cái tên quen thuộc thường xuyên có hoạt động xuyên tạc, vu cáo Việt Nam về tình hình nhân quyền. Như vậy, không hề có chuyện “nhiều tổ chức nhân quyền phản đối” mà chỉ là một số tổ chức, nhóm cá nhân có hoạt động chống phá Việt Nam đã lợi dụng việc này để “té nước theo mưa”.

              Ngoài ra, VOA Tiếng Việt dẫn nguồn tin từ tổ chức Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) về việc tổ chức này “bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với các nhóm tôn giáo độc lập”. Tuy nhiên, nội dung bài viết đều là những thông tin, căn cứ mơ hồ, nội dung phản ánh sai trái như cho rằng Việt Nam có phân biệt đối xử của xã hội đối với người dân tộc thiểu số, vu cáo chính quyền hành hung người dân tộc thiểu số theo tôn giáo ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bày tỏ quan ngại về việc người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên bị hạn chế hoạt động, áp dụng luật pháp không nhất quán dẫn tới nhiều khó khăn trong việc đăng ký với chính quyền cấp tỉnh của các giáo xứ vùng sâu, vùng xa. Điều đáng nói là những thông tin trên lại xuất phát từ một số phần tử chống đối trong nước tích cực tham gia hội luận trực tuyến do bên ngoài tổ chức, số này xuyên tạc rằng “chính quyền Việt Nam cướp đất của người Khmer, đàn áp người dân tộc”… Những thông tin bịa đặt như vậy nhưng lại được đưa vào báo cáo nhân quyền, tạo cớ chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.

              Tổ chức khủng bố Việt Tân thì rêu rao về các cuộc biểu tình của người Việt tại một số quốc gia như Na Uy, Đức, Úc, Canada… để vu cáo Việt Nam “đàn áp nhân quyền”. Các đối tượng lồng ghép những biểu ngữ sai sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, vu cáo “dưới chế độ độc tài, người dân Việt Nam không có dân chủ, tự do” và cho rằng chính quyền Việt Nam đang thực hiện những hành vi đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến; miệt thị, xuyên tạc Việt Nam “bịt miệng” quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, nhìn những hình ảnh được chính tổ chức này lan truyền trên mạng xã hội, không khó để thấy những cuộc biểu tình trên thực chất chỉ là sự tập trung của một nhóm nhỏ với những gương mặt chống đối quen thuộc, hoàn toàn không có chuyện “biểu tình rầm rộ” như thông tin họ đưa ra.

              Có thể thấy, dựa vào các thông tin sai lệch về tình hình tự do tôn giáo, dân tộc và tình hình nhân quyền do một số phần tử phản động ở trong nước, một số tổ chức phi chính phủ không thiện chí với Việt Nam, tổ chức phản động lưu vong chống phá Việt Nam như Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (Civicus); Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (VHRN)…, trong đó có nhiều thông tin phiến diện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Dựa vào đó, các thế lực thù địch kêu gọi sự can thiệp của các quốc gia phương Tây nhằm đòi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những phạm nhân mà họ tự gọi là “tù nhân lương tâm”…

              Đây không phải chiêu trò gì mới khi các tổ chức trên đưa những thông tin xuyên tạc, vu cáo về tình hình nhân quyền cũng như kêu gọi sự can thiệp của quốc tế nhằm chống phá Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Khi Việt Nam tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ 2023 - 2025, các thành phần chống phá Việt Nam cũng đã dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc, hạ uy tín, cản trở Việt Nam. Dưới chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền, các tổ chức này ra sức vận động nhằm gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), sau đó Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL). Với chiêu trò này, họ tìm cách hạ uy tín, vị thế của Việt Nam đối với quốc tế cũng như khuếch trương thanh thế và kích động số chống đối ở trong nước tiến hành các hoạt động tụ tập, gây rối, bạo loạn lật đổ.

              Chiêu trò vu cáo không thể phủ mờ thành tựu, vị thế của Việt Nam

              Nhân quyền là vấn đề mang tính phổ quát của toàn cầu. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia, dân tộc, tuỳ theo đặc điểm văn hoá, lịch sử đều có những tiêu chuẩn, quy định riêng. Việc áp đặt tiêu chí của nước này vào nước khác là không phù hợp và đó cũng là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không đúng với quy định của LHQ. Trên thực tế, Việt Nam đã thể hiện bằng những hành động cụ thể thực thi quyền con người theo những Công ước mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể như: Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh; không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế. So với nhiều nước, Việt Nam không thua kém về số lượng các công ước đã ký kết.

              Từ khi Hội đồng Nhân quyền LHQ được thành lập (năm 2006), Việt Nam hai lần trúng cử vào Hội đồng này: Năm 2013, lần đầu tiên trúng cử nhiệm kỳ 2014-2016; năm 2022 trúng cử nhiệm kỳ 2023 - 2025 và đang tái ứng cử nhiệm kỳ 2026-2028 để tiếp nối những đóng góp và cam kết. Đồng thời, Việt Nam là thành viên tích cực của các thể chế nhân quyền LHQ và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người. Với tư cách là quốc gia thành viên, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia; rà soát kết quả thực hiện và báo cáo định kỳ nghiêm túc với Hội đồng Nhân quyền LHQ.

              Trong nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam cùng 13 quốc gia khác đảm nhiệm vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền. Trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ thông qua các hoạt động thực chất. Tại các diễn đàn quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia đối thoại, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người. Chẳng hạn, Việt Nam đã nhiều lần phát biểu và góp ý về các vấn đề toàn cầu như bảo vệ quyền trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới và ứng phó với biến đổi khí hậu – những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến quyền sống và phát triển của con người. Không chỉ dừng lại ở các diễn đàn quốc tế, trong nước, Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm hiện thực hóa các cam kết về quyền con người. Đồng thời, Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận khi có cách tiếp cận xây dựng trong thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hóa, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

              Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR).

              Năm 2024, một trong những thành tựu nổi bật là các chính sách an sinh xã hội được thực hiện một cách hiệu quả, đặc biệt hướng đến các nhóm yếu thế. Các chương trình hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa đã góp phần giảm nghèo bền vững, trong khi các sáng kiến thúc đẩy giáo dục hòa nhập dành cho trẻ em khuyết tật được triển khai rộng rãi. Ngoài ra, việc cải cách Luật Lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các ngành công nghiệp đã giúp Việt Nam cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao mức sống cho hàng triệu người lao động. Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2024 tăng 8 bậc so với kỳ trước, từ 115 lên vị trí 107/193 quốc gia. Theo xếp hạng của LHQ, chỉ số hạnh phúc năm 2024 của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143; chỉ số phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam năm 2024 tăng 1 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/166. Việt Nam hiện là thành viên và tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhiệm kỳ 2023-2025. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tiến nhanh nhất trên thế giới về tăng Chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 46%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới. Theo các tổ chức và chuyên gia quốc tế, đây là minh chứng cho thấy Việt Nam luôn đặt con người là mục tiêu, động lực cho sự phát triển.

              Việc tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028 là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của LHQ cũng như của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Các chiêu trò vu cáo không thể phủ mờ thành tựu, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.