Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Những nghĩa cửa cao đẹp trong chống dịch COVID - 19



Những nghĩa cửa cao đẹp trong chống dịch COVID - 19
Đại dịch COVID - 19 đã lây lan gần khắp toàn cầu tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm hơn 3 triệu người mắc bệnh và cướp đi hơn 23 vạn sinh mạng (tính đến ngày 29/4/2020). Dịch bệnh đã gây nên biết bao hệ lụy khó lường, đẩy hàng trăm triệu con người lâm vào cảnh mất việc làm dẫn đến thiếu thốn, túng quẫn "dậu đổ bìm leo" và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Trong cảnh ngộ đó mới tỏ rõ tình người trong thời gian qua của Việt Nam, phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách". Đó là những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã góp công sức và tiền của để "chống dịch như chống giặc" Như:
Các cơ quan, đòan thể, doanh nghiệp, doanh nhân và những người dân đã ủng hộ 1900 tỷ đồng (tính đến ngày 29/4/2020).
Chính phủ cũng đã kịp thời trợ cấp 62.000 tỷ đồng cho 7 đối tượng (20 triệu người) để khắc phục một phần khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Hàng chục ngàn tấn gạo, túi thực phẩm, bữa ăn miễn phí đã kịp thời chia sẻ tới cán bộ nghèo, cận nghèo trên cả nước.
Đội ngũ y, bác sĩ của cả nước đã trực tiếp đối mặt với "giặc COVID  - 19", ngày đêm tận tình chăm sóc cứu chữa người bệnh, chấp nhận mọi hiểm nguy vất vả, phương tiện thiếu thốn đã giành lại mạng sống trước tử thần. Hàng trăm y, bác sĩ đã nghỉ hưu cũng đã viết đơn tình nguyện được trở lại phục vụ, hàng ngàn sinh viên y khoa năm cuối sẵn sàng chấp hành lệnh điều động ra tuyến trước.
Hàng vạn cán bộ chiến sĩ lực lượng biên phòng, công an và các cán bộ nhân viên chuyên môn… đã lập hàng 1.000 tổ chốt trên toàn tuyến biên giới và hàng 100 trạm kiểm soát ở các cửa khẩu đường bộ, đường không, đường thủy đã thực thi nhiệm vụ nghiêm túc triệt để hạn chế tối thiểu và cách ly kịp thời người nhiễm bệnh dịch từ nước ngoài vào nội địa nước ta.
Cán bộ, chiến sĩ của các quân khu, binh chủng hóa học, các lực lượng tại chỗ… đã làm tốt tại các ổ dịch, của khu cách ly không để dịch bệnh lây lan, rất chu đáo nghĩa tình.
Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng… và cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng để thể hiện nghĩa cử cao đẹp… với tình cảm quốc tế trong sáng "của ít lòng nhiều" hỗ trợ các thiết bị y tế, kể cả kinh nghiệm cho Chính phủ và nhân dân một số nước trên các châu lục Á, Âu, Mỹ La tinh… như Lào, Cămpuchia, Trung Quốc, Nga, Mỹ…, mặc dù nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và hạn hẹp.
Đặc biệt việc cứu chữa những người nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau bị dương tính COVID -19 lại có nhiều bệnh, nên đều được tận tình cứu chữa khỏi, được ra viện và được an toàn khi về nước. Không chỉ người bệnh mà cả Đại sứ quán và Chính phủ nước họ đều bày tỏ lời cảm ơn, vì Việt Nam không phân biệt với người nước ngoài khi cứu chữa.
Bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp trên cũng còn có những người suy nghĩ và hành xử thiếu nhân văn như: găm hàng để đầu cơ trục lợi về giá cả, nhất là các vật tư y tế… làm giàu bất chính. Nghiêm trọng hơn là những mặt hàng làm giả, không bảo đảm chất lượng vẫn được "phù phép" lưu hành trên thị trường v.v… thật đáng chê trách vì việc hành xử đó đã đánh mất phẩm giá, danh dự của đạo lý truyền thống, lòng tốt của người Việt Nam, cho dù đó chỉ là số ít.
Những nghĩa cử cao đẹp trên là một trong những nguyên nhân quan trọng trực tiếp quyết định vào chống dịch COVID-19 ở Việt Nam thắng lợi đạt hiệu quả cao, chỉ có 270 ca mắc bệnh và đã chữa khỏi 231 ca (tính đến ngày 29/4/2020), dẫn đầu thế giới theo WHO tổ chức y tế quốc tế ghi nhận./.

Niềm vui trọn vẹn




Niềm vui trọn vẹn
Cách đây vừa tròn 45 năm (30/4/1975) vào hồi 11 giờ 30 phút lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cắm trên phủ Tổng thống Ngụy - Thành phố Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã hoàn toàn giải phóng.
Trong suốt 30 năm của cuộc trường chinh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta có nhiều niềm vui. Như chiến dịch Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" tháng 5/1954; Cuộc Đồng Khởi năm 1959; cuộc tấn công làm phá sản cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ năm 1964; Cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968; Chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971; Cuộc tổng tiến công năm 1972; Trận "Điện Biên Phủ" trên không tháng 12/1972. Nhưng chỉ đến chiến dịch mùa xuân Ất Mão năm 1975 lớn nhất trong lịch sử dân tộc ta mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam nước ta, kết thúc oanh liệt cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập, tự do và hạnh phúc của  nhân dân mới có được niềm vui trọn vẹn.
Những ngày gần đây trên kênh VOA ở Hải ngoại đã đăng tải: Người trẻ nghĩ gì về 30-4 (phần 3):
Biển Ngọc: "…chính nghĩa theo rồi, nên danh dự cũng chẳng còn… dân Việt mất chính mình từ ngày đó".
Trần Đông: "… 30-4 là ngày đất nước chúng ta rơi vào những âm mưu chính trị và là nạn nhân của các thế lực ngoại bang".
Nam Hải: "… ngày 30-4 không có gì quá đặc biệt… nên khi còn đi học thì được nghỉ học, lớn lên đi làm thì được nghỉ làm…".
Nhật Nguyệt: "Đối với em khi còn đi học hay làm việc ở Việt Nam thì 30-4 thực chất chỉ là một ngày nghỉ".
Nhất Tâm: "Ý nghĩa ngày 30-4 với em cũng thay đổi theo thời gian".
Rõ ràng suy nghĩ của những người trẻ trên do không hiểu tường tận sự kiện hay do bàng quang, hờ hững, ngộ nhận mà chưa tường bản chất và hiện tượng của các sự thật lịch sử. Sự thật lịch sử đó ngay cả những người ở phía bên kia khi ấy kể cả con người Việt lẫn người Mỹ đều thừa nhận; Lẽ nào những người trẻ lại không hiểu nổi?
Bởi lẽ 30-4 là niềm vui trọn vẹn, vì từ đây đất nước ta nối liền một dải từ Ải Nam Quan tới đất mũi Cà Mau. Đồng thời còn là niềm tự hào mà Bác Hồ kính yêu dặn lại trong Di chúc: "Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc".
Không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả loài người tiến bộ trên thế giới cũng nức lòng ca ngợi, ghi nhớ 30-4, đây là một trong những trang sử oanh liệt nhất của phong trào giải phóng dân tộc.
Lực lượng cách mạng và hòa bình trên thế giới được thắng lợi của Việt Nam cổ vũ lớn lên chưa từng thấy. Nhiều  người đa nói đến một kỷ nguyên mới đã xuất hiện với sự toàn thắng của dân tộc ta. Thắng lợi của chúng ta đã tác động sâu sắc đến toàn bộ tình hình Đông Nam châu Á và thế giới có lợi cho cách mạng và sự tiến bộ của loài người.
Hơn 45 triệu dân ta khi đó và hơn 90 triệu dân ta ngày nay quyết đem khí thế quyết chiến, quyết thắng, tinh thần dũng cảm, táo bạo linh hoạt và sự thông minh trong chiến đấu của chiến thắng 30-4 vào sự nghiệp xây dựng đất nước; Mọi người chúng ta hãy xứng đáng với dân tộc và thời đại đã làm vẻ vang dân tộc ta, đất nước ta để giữ trọn niềm vui độc lập, thống nhất non sông./.



BÁC HỒ VỚI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ


Trước khi cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ bước vào trận quyết chiến chiến lược rất quan trọng và đầy khó khăn này, ngày 10-3-1954, Hồ Chủ tịch đã gửi thư để động viên và giao nhiệm vụ cao cả cho toàn thể bộ đội tại mặt trận Điện Biên Phủ:
“Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang… Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to! Bác hôn các chú!...”
Ngày 15-3-1954, Bác lại gửi điện khen ngợi động viên cán bộ, chiến sĩ mặt trận. Bức điện nhấn mạnh:
“Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”.
Ngày 17-3, sau khi quân ta đã tiêu diệt ba vị trí Him Lam, Đồi Đội Lập và Bản Kéo, Hồ Chủ tịch đã có bức điện khen cán bộ, chiến sĩ đại đoàn pháo binh 351, đại đoàn bộ binh 312 cùng toàn thể bộ đội Điện Biên Phủ. Đồng thời một lần nữa Người khẳng định ý nghĩa quan trọng của chiến dịch cũng như việc dồn tất cả sức người, sức của để giành được chiến thắng:
“Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch”.
Ngày 22-3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Thương binh) và Giáo sư Tôn Thất Tùng (Thứ trưởng Bộ Y tế) trực tiếp làm công tác thương binh tại mặt trận Điện Biên Phủ. Việc bổ sung những bác sĩ giỏi hàng đầu của ngành y tế nước ta lúc bấy giờ phục vụ chiến dịch, cho thấy Bác đặc biệt quan tâm đến chiến trường Điện Biên Phủ nói chung và tính mạng, sức khỏe của bộ đội nói riêng…
Trước tình cảm của Bác, cán bộ chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ đã khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc:
Tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, phất cao lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ Cát vào 5 giờ 30 phút, chiều ngày 7-5-1954.
Bác Hồ gắn huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho cán bộ chiến sĩ lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch.

NHỮNG LÁ CỜ CHIẾN THĂNG


Trong những ngày tháng 5 lịch sử có lẽ cả thế giới cũng như người dân Việt Nam luôn khắc ghi hình ảnh về 3 lá cờ chiến thắng, đó là những chiến thắng của lòng quả cảm, tinh thần yêu chuộng hòa bình.
          Cách đây 75 năm, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5 năm 1945, với chiến dịch Berlin trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, quân đội Xô-viết đã tiến hành những trận đánh ác liệt để chiếm tòa nhà Reichstag trụ sở Quốc hội Đức phát-xít. Tối 30 tháng 4 năm 1945 (ngày 1 tháng 5 theo giờ Matxcơva), những người lính Liên Xô đã treo Lá cờ Chiến thắng trên toà nhà Reichstag ở Berlin. Lá cờ đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn chế độ phát xít, mở ra cho nhân loại một giai đoạn mới, giai đoạn của đấu tranh giành độc lập tự do cho mỗi quốc gia dân tộc.
Ðối với Việt Nam, chiến thắng phát-xít tháng 5-1945 và sau đó là chiến dịch Viễn Ðông, khi Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, đã mang lại thời  cơ để Ðảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của nhà cách mạng lỗi lạc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc, lãnh đạo nhân dân đứng lên tiến hành thành công Cách mạng Tháng Tám 1945, đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Song với mua đồ cướp nước ta lần nữa, thực dân Pháp lại quay lại xâm lược Việt Nam, buộc chúng ta phải bước vào thời kỳ kháng chiến đánh đuổi thực dân, giữ vững thành quả cách mạng. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược. Quân Pháp bị thất bại liên tiếp trên chiến trường Đông Dương, lúng túng cả về chiến lược và chiến thuật. Từ năm 1950, Mỹ can thiệp sâu vào vấn đề Đông Dương; viện trợ quân sự cho Pháp để giành thế chủ động trên chiến trường. Địch xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ với hỏa lực mạnh hòng “nghiền nát Việt Minh” – Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quânđội Pháp và can thiệp Mỹ. Sau 55 ngày đêm, chiều ngày 7/5/1954,quân đội ta đã đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ, tướng Đờ Cát và hơn một vạn tên địch phải đầu hàng, là thất bại thảm hại của quân Pháp tại chiến trường Đông Dương, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong thời khắc lịch sử này, phóng viên Karmen (Liên Xô) đã chụp bức hình Cờ chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát.
Lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ lúc 17h30 ngày 7/5/1954, bức ảnh như cáo chung về sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Hình ảnh đó là câu kết có hậu cho cuộc trường chinh 9 năm kháng chiến của dân tộc Việt Nam, một dân tộc khát khao mong muốn hòa bình, độc lập dân tộc.
Sau khi có Hiệp định Giơnevơ (1954), Mỹ hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam, thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, ngăn chặn và đẩy lùi phong trào cách mạng ở khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, Mỹ đã huy động sức người, sức của các đồng minh của Mỹ, thực hiện hàng loạt chiến lược chiến tranh hết sức tàn bạo ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta, liên tiếp thất bại trên khắp các chiến trường. Cuối năm 1974, Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam.
Chiều ngày 26/4/1975, quân giải phóng miền Nam mở chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 mũi tiến công đồng loạt đánh vào đô thành Sài Gòn - cơ quan đầu não của chính quyền địch. Chỉ sau 4 ngày tấn công, quân giải phóng đã nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu, ngày 30/4/1975, quân ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, Tổng thống chính quyền Sai Gòn Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Vào lúc 11h30 phút, lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc thắng lợi 30 năm trường kỳ gian khổ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong nhưng ngày đầu tháng 5 năm 2020 này, khi mà cả thế giới đang căng mình chống chọi đại dịch Covid-19, là một quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam không khỏi bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh. Tuy nhiên, mặc dù có dân số đông (đứng thứ 17 trên thế giới), điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất y tế nói riêng còn hạn chế, nhưng tính đến ngày 2/5 nước ta mới có 270 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2(trong  đó có 219 ca đã điều trị khỏi), liên tục trong nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng và là một trong hai quốc gia trên thế giới chưa có ca tử vong vì dịch Covid-19. Những thông tin tích cực đó cho thấy Việt Nam đã, đang kiểm soát dịch bệnh khá tốt. Hình ảnh cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi trên đất nước, kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và cũng đánh dấu bước đầu thành công của cuộc chiến chống dịch. Nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nguy cơ bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu, coi “chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, đặc biệt là phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch của cơ quan chức năng. Phát huy tinh thần những chiến thắng của tháng 5 lịch sử, trong thời đại ngày nay, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng chắc chắn sẽ lại là nhân tố tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, ổn định tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân để viết tiếp những trang sử mới trong kỷ nguyên phát triển, hội nhập của dân tộc.
Hải Đăng

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI TÀI THAO LƯỢC XUẤT CHÚNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ


Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" diễn ra cách đây đã 66 năm, nhưng "Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp" luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại này. Trong lòng nhân dân, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, mà còn là một "cây đại thụ rợp bóng nhân văn."
Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng tư lệnh.
Trong kế hoạch tác chiến của Tổng Quân ủy báo cáo Bộ Chính trị, thời gian chiến dịch dự kiến diễn ra trong 45 ngày, đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm Tư lệnh chiến dịch kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Do còn giải quyết một số công việc, Đại tướng ra mặt trận sau. Đoàn cán bộ đi trước có thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch.
Vào giữa tháng 12-1953, tham mưu chiến dịch của ta đã cơ bản xây dựng xong kế hoạch tác chiến chiến dịch cụ thể, với sự giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc.
Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sỹ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng.
Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ, thì đây cũng là chiến trường do chúng lựa chọn... Trận đánh này ta không được phép thua. Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi. Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy.
Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sỹ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...” (Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, NXB QĐND, H, 2006, tr.913, 914).
Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát.
Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.”
Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề.”
Thay đổi phương án tác chiến - Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất - như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng;” thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng,” luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.
Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ cùng đến sở chỉ huy thì được biết phía ta và cố vấn đã thống nhất sẽ nổ súng mở màn chiến dịch vào ngày 20/1, với phương châm là “Đánh nhanh giải quyết nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.
Lúc này, dù chưa đồng tình với cách đánh nhanh nhưng tại hội nghị phổ biến nhiệm vụ, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.
Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh,” mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sỹ. Ba phần tư lực lượng cơ động chiến lược của Bộ Thống soái đã dồn lên chiến trường. Nếu chiến dịch không thắng, hơn bốn đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!
Sau này, những băn khoăn này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện trong hồi ký: “Từ hội nghị Thẩm Púa tới khi đưa pháo vào trận địa đối với tôi là một thời gian rất dài. Nhiều đêm thao thức. Suy tính, cân nhắc rất nhiều lần, vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi. Tôi căn dặn các phái viên đi nắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sỹ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trung tâm.
Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi thọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa” (Tổng tập Hồi ký, Sđd, tr. 921, 922).
Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25-1-1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26-1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26-1, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp - đã nêu rõ quyết định của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại từ đầu để đánh theo phương châm “Đánh chắc tiến chắc”.
Thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời chỉ huy của mình.
Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương.

Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.

Có thể thấy, những gì đã diễn ra ở Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa cho thấy, hai yếu tố khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành công trong việc cùng tập thể đi tới sự đồng thuận về cách đánh chiến dịch trước hết là trách nhiệm chính trị trước Đảng và nhân dân, trước xương máu của chiến sỹ và cùng với đó là phong cách sâu sát thực tế, dùng thực tế mà thuyết phục tập thể tiếp nhận yêu cầu cao nhất, đó là bảo đảm đánh chắc thắng.
“Đánh chắc” và chiến thắng
Triển khai kế hoạch đánh chắc, tiến chắc, với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyển chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.
Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneva ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.
Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sỹ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ



AI VỊ THA HƠN?


Mấy ngày nay có nhiều kẻ đang xuyên tạc lịch sử, họ cho rằng đây là “cuộc nội chiến”, vậy những người lính Pháp và Mỹ mang bom đạn đến giết Nhân dân Việt Nam là cái quái gì? Mấy chục ngàn lính Pháp và Mỹ bỏ mạng tại Việt Nam là đi du lịch à?
Họ cho rằng “kẻ nghèo đi giải phóng người giàu” để mỉa mai phủ định cuộc kháng chiến. Vậy hãy nghĩ xem người dân Việt tay không tất sắt bị người Pháp, người Mỹ và tay sai (những kẻ giàu có) đầy đọa bao năm trời, có đứng lên cầm súng để đánh đuổi quân xâm lăng và tay sai không? Vậy có phải là giải phóng không ? Họ có biết “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng” không ?
Hãy nghe câu chuyện này:
Một người Mỹ nói với một người Việt: "Tao không hiểu sao ở đất nước mày lại ôm thù hận lịch sử lâu đến thế. Đến bây giờ tao vẫn gặp nhiều người nói về lịch sử, về chiến tranh, và vẫn coi dân tộc tao là kẻ thù.
Ở đất nước tao lịch sử là lịch sử, dù chiến tranh đẫm máu và tàn khốc bao nhiêu thì bọn tao cũng đem bỏ nó vào một quyển sách rồi cất vào thư viện. Tụi tao không quên, nhưng không không nhắc lại với thù hận nữa. Hãy hướng về tương lai”.
Người Việt trả lời: Mày hãy nhìn tấm hình này đi.
- Nhân dân Mỹ mày đã bao giờ bị đội quân xâm lược nào dí súng, ném bom thảm sát chưa ?
- Mày đã bao giờ tự tay chôn đứa con của mày vì bị trúng bom Mỹ chưa?
- Mày đã từng chứng kiến cảnh cả gia đình gục chết ngay tại mâm cơm khi bị lính Hàn Quốc điên cuồng xả súng.
- Mày đã từng chứng kiến cảnh cả nhà mày bị lính Úc giết từng người chưa ?.
- Mày có chứng kiến con gái mày bị đám lính Mỹ, Thái, Phi đè hiếp rồi ném xác vào đống rác ở đô thành Sài Gòn chưa.
- Bà mợ của tao khi đó mới 10 tuổi phải chứng kiến người mẹ của mình bị trúng đạn pháo của quân Mỹ chúng mày trong cơn mưa rừng lạnh giá, không thể chôn cất mẹ mình và lấy tạm áo mưa đắp lên thi thể mẹ rồi dò dẫm tìm đường về nhà...
- Bao nhiêu sinh viên miền Bắc gác lại ước mơ giảng đường đại học để lên đường vào nam chiến đấu. Mày nghĩ gì về ước muốn của họ được 1 lần ăn cơm mẹ nấu, được quét nhà cho mẹ, được thả diều 1 lần trên triền đê,... rồi chết cũng cam lòng...
- Bạn thân tao, ông ngoại nó theo lính VNCH, cậu út nó đi theo cách mạng. Ông ngoại nó và cậu út về thăm nhà cùng 1 ngày 2 người xách súng chĩa vào nhau. Bà ngoại nó van xin 2 người vì chút tình cha con đừng giết nhau, cậu út nó hạ súng rút lui ra phía ngõ sau... Ông ngoại tử trận ở Tây Nguyên, cậu út cũng thành liệt sĩ,...
- Từ lãnh đạo đến người dân miền Bắc đã khóc như đứa trẻ khi nghe tin đồng bào miền nam bị đám lính chúng mày thảm sát mấy trăm mạng người trong cùng 1 ngày.
Mày thấy không, bao nhiêu năm trời cả dân tộc chịu bao đau thương mà tụi mày và đám lính đánh thuê đã gây ra cho dân tộc tao, buộc chúng tao đứng lên chiến đấu để đánh đuổi quân xâm lược, thống nhất đất nước.
Chúng tao không nuôi lòng hận thù với ai. Tổng thống chúng mày sang cả nước tao cầm cờ chào đón. Người Mỹ, người Hàn chúng mày sang Việt Nam chúng tao được bọn tao yêu quý. Mày thấy người Việt bọn tao giàu lòng vị tha và bao dung không?
Đất nước tao mở rộng vòng tay và làm bạn với các nước, mày thấy người Mỹ và người Việt, ai bao dung, vị tha hơn?
(ST)


Doanh nghiệp Trung Quốc sai phạm chủ quyền: Cẩn trọng chiêu trò mới


Cần xác định có cố ý hay không khi doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam nhưng lại đưa ra hình ảnh vi phạm chủ quyền lãnh thổ.
Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam bị xử lý vì đưa ra những hình ảnh vi phạm chủ quyền biên giới, hải đảo. Đơn cử như việc cơ quan chức năng Tiền Giang xử phạt, buộc Công ty TNHH Giày Apache tháo dỡ 6 bản đồ treo tại đơn vị không thể hiện Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà thay vào đó là tên gọi chưa được công nhận - SOUTH CHINA SEA.
Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng cũng đã buộc Công ty TNHH Thâm Việt tháo dỡ công trình giống "đường lưỡi bò", công trình giống hình "bát quái" trong khuôn viên doanh nghiệp.
Ngày 1/5/2020, ông Lê Việt Trường - nguyên thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nhận định với Đất Việt, những hành động trên của các doanh nghiệp Trung Quốc là biểu hiện của một hình thái mới về việc tuyên truyền chủ quyền phi pháp tại Việt Nam, cơ quan chức năng cần cẩn trọng, theo dõi và có hướng xử nghiêm đối với những trường hợp này.
"Trung Quốc luôn lợi dụng mọi hoạt động để tuyên truyền cái gọi là "đường lưỡi bò" hay vùng biển có tên gọi SOUTH CHINA SEA ở Biển Đông. Trước đây là thể hiện trên hộ chiếu, áo mặc, bản đồ trên xe ôtô hay các tờ rơi từ công ty du lịch... điều đó cho thấy họ luôn tìm mọi cách để đưa những hình ảnh, thông tin sai phạm vào Việt Nam với mục đích riêng" - ông Trường nói.
"Những vấn đề này thì luật của Việt Nam đều đã có quy định và có thể xử phạt ngay. Nhưng vấn đề đặt ra là tính chất sai phạm cố ý hay vô ý?" - ông Trường bày tỏ.
Theo ông Trường, để xác định được điều này không đơn giản. Tuy nhiên, căn cứ vào hành vi vi phạm của doanh nghiệp thì cơ quan quản lý sẽ có hướng xử lý phù hợp.
"Với tang vật vi phạm, cơ quan chức năng hoàn toàn có quyền yêu cầu họ gỡ bỏ, xử phạt hành chính. Đồng thời, tiếp tục theo dõi, nếu tái phạm nhiều lần thì có thể xem xét buộc doanh nghiệp đó phải dừng hoạt động ở Việt Nam hoặc có thể xử lý hình sự" - ông Trường cho biết.
Còn theo một vị chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng đầu tư, mở chi nhánh tại Việt Nam nên trong tương lai rất có thể họ gia tăng các hình thái tuyên truyền sai trái về chủ quyền lãnh thổ.
"Cơ quan quản lý cần đưa ra những quy định bắt buộc về việc thể hiện bản đồ, hình ảnh chủ quyền tại những doanh nghiệp do người Trung Quốc đầu tư. Trong đó, buộc họ phải sử dụng những hình ảnh chủ quyền trên lãnh thổ Việt Nam phải được cơ quan chức năng Việt Nam thẩm duyệt.
Hiện nay, chúng ta mới chỉ dừng ở mức khuyến nghị thì chưa đủ mạnh mẽ. Với những doanh nghiệp cố tình vi phạm, họ hoàn toàn có thể tái phạm nhiều lần vì mục đích riêng nào đó..." - vị chuyên gia cho hay.
Theo vị chuyên gia này, đối với những hành vi vi phạm chủ quyền dù là cố ý hay vô tình thì cũng không nhân nhượng, cần có phương án xử lý quyết liệt, nghiêm minh để thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam