Trong những ngày
tháng 5 lịch sử có lẽ cả thế giới cũng như người dân Việt Nam luôn khắc ghi
hình ảnh về 3 lá cờ chiến thắng, đó là những chiến thắng của lòng quả cảm, tinh
thần yêu chuộng hòa bình.
Cách đây 75 năm, từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5 năm 1945, với
chiến dịch Berlin trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, quân đội Xô-viết đã tiến
hành những trận đánh ác liệt để chiếm tòa nhà Reichstag trụ sở Quốc hội Đức
phát-xít. Tối 30 tháng 4 năm 1945 (ngày 1 tháng 5 theo giờ Matxcơva),
những người lính Liên Xô đã treo Lá cờ Chiến thắng trên toà nhà Reichstag ở
Berlin. Lá cờ đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn chế độ phát xít, mở ra cho nhân
loại một giai đoạn mới, giai đoạn của đấu tranh giành độc lập tự do cho mỗi
quốc gia dân tộc.
Ðối
với Việt Nam, chiến thắng phát-xít tháng 5-1945 và sau đó là chiến dịch Viễn
Ðông, khi Nhật đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, đã mang lại thời cơ
để Ðảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của nhà cách mạng lỗi lạc Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc, lãnh đạo nhân dân đứng lên tiến hành thành công Cách mạng Tháng
Tám 1945, đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và
chủ nghĩa xã hội.
Song với mua đồ
cướp nước ta lần nữa, thực dân Pháp lại quay lại xâm lược Việt Nam, buộc chúng
ta phải bước vào thời kỳ kháng chiến đánh đuổi thực dân, giữ vững thành quả
cách mạng. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo
của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đứng lên kháng
chiến, chống thực dân Pháp xâm lược. Quân Pháp bị thất bại liên tiếp trên chiến
trường Đông Dương, lúng túng cả về chiến lược và chiến thuật. Từ năm 1950, Mỹ
can thiệp sâu vào vấn đề Đông Dương; viện trợ quân sự cho Pháp để giành thế chủ
động trên chiến trường. Địch xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ với hỏa lực mạnh
hòng “nghiền nát Việt Minh” – Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược
giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quânđội Pháp và can thiệp Mỹ. Sau 55 ngày
đêm, chiều ngày 7/5/1954,quân đội ta đã đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ, tướng Đờ
Cát và hơn một vạn tên địch phải đầu hàng, là thất bại thảm hại của quân Pháp tại
chiến trường Đông Dương, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở
Đông Dương. Trong thời khắc lịch sử này, phóng viên Karmen (Liên Xô) đã chụp bức
hình Cờ chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng
Đờ Cát.
Lá cờ Việt Nam
tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ lúc 17h30 ngày 7/5/1954, bức ảnh như cáo chung về sự
sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Hình ảnh đó là câu kết có hậu
cho cuộc trường chinh 9 năm kháng chiến của dân tộc Việt Nam, một dân tộc khát
khao mong muốn hòa bình, độc lập dân tộc.
Sau khi có Hiệp
định Giơnevơ (1954), Mỹ hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ
là chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam, thành thuộc địa kiểu mới
của Mỹ, ngăn chặn và đẩy lùi phong trào cách mạng ở khu vực Đông Nam Á. Trong
quá trình xâm lược Việt Nam, Mỹ đã huy động sức người, sức của các đồng minh của
Mỹ, thực hiện hàng loạt chiến lược chiến tranh hết sức tàn bạo ở cả hai miền
Nam - Bắc Việt Nam. Nhưng chúng đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và
dân ta, liên tiếp thất bại trên khắp các chiến trường. Cuối năm 1974, Trung
ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam.
Chiều ngày
26/4/1975, quân giải phóng miền Nam mở chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 mũi tiến công
đồng loạt đánh vào đô thành Sài Gòn - cơ quan đầu não của chính quyền địch. Chỉ
sau 4 ngày tấn công, quân giải phóng đã nhanh chóng chiếm lĩnh các mục tiêu, ngày
30/4/1975, quân ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, Tổng thống chính quyền Sai Gòn
Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Vào lúc 11h30 phút, lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc sào
huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc thắng lợi 30 năm trường kỳ
gian khổ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong nhưng ngày
đầu tháng 5 năm 2020 này, khi mà cả thế giới đang căng mình chống chọi đại dịch
Covid-19, là một quốc gia đang phát triển, hội nhập
quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam không khỏi bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh. Tuy
nhiên, mặc dù có dân số đông (đứng thứ 17 trên thế giới), điều kiện kinh tế
cũng như cơ sở vật chất y tế nói riêng còn hạn chế, nhưng tính đến ngày 2/5 nước
ta mới có 270 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2(trong đó có 219 ca đã điều trị khỏi), liên tục trong
nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng và là một trong hai quốc gia
trên thế giới chưa có ca tử vong vì dịch Covid-19. Những thông tin tích cực đó
cho thấy Việt Nam đã, đang kiểm soát dịch bệnh khá tốt. Hình ảnh cờ đỏ sao vàng
tung bay khắp nơi trên đất nước, kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước và cũng đánh dấu bước đầu thành công của cuộc chiến chống dịch. Nhưng
dịch bệnh vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nguy cơ bùng phát lây
nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được đặt
lên hàng đầu, coi “chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là. Mỗi
người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, đặc biệt là phải nâng
cao ý thức, chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch của cơ quan chức
năng. Phát
huy tinh thần những chiến thắng của tháng 5 lịch sử, trong thời đại ngày nay, sự
đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng chắc chắn sẽ lại là nhân
tố tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng
dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, ổn định tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng như
đời sống người dân để viết tiếp những trang sử mới trong kỷ nguyên phát triển,
hội nhập của dân tộc.
Hải Đăng
Hải Đăng
Chính nghĩa luôn thắng phi nghĩa; đó là quy luật
Trả lờiXóa