Thời gian vừa qua, Trung Quốc
có nhều hoạt động hung hăng ở Biển Đông: Tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông; đâm chìm tàu đánh
cá của ngư dân thuộc hải phận Việt Nam; ngang ngược lập chính quyền quản lý
Hoàng Sa, Trường Sa, bộc lộ rõ dã tâm chiếm bằng được hai quần đảo này của Việt
Nam. Những hành động ấy khiến người dân Việt Nam rất phẫn nộ.
Lợi
dụng những sự kiện trên, một số trang mạng xã hội và một số kẻ chống đối Nhà
nước Việt Nam liên tiếp đăng tải thông tin về những vụ việc này với lời lẽ kích
động chiến tranh. Những người này cho rằng Đảng, Nhà nước chỉ kiên quyết bảo vệ
chủ quyền bằng con đường ngoại giao là thể hiện sự hèn nhát. Đặc biệt, một số
phần tử chống đối ở nước ngoài còn cho rằng “Việt Nam hèn với giặc, ác với dân”
không dám nổ súng xử lý Trung Quốc. Mục đích của những kẻ này là nhằm kích động
biểu tình bạo loạn, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, xã hội của đất
nước. cố làm căng thẳng thêm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc,
từng bước biến Việt Nam thành quốc gia bị cô lập.
Tuy
nhiên, chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng: Quan điểm nhất quán của Đảng và
Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông luôn là: Giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở tôn trọng tuyệt đối luật pháp quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam đã chứng
minh được chủ quyền quốc gia, chứng minh được biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ
quyền của mình là phù hợp với luật pháp quốc tế. Vì thế, hầu hết các quốc gia
khác đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản đối cách hành xử vô pháp của Trung
Quốc. Nếu Việt Nam nổ súng gây chiến tranh trước thì có phải Việt Nam tự đánh
mất sự ủng hộ của thế giới hay không? Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh là phát động
công cuộc xâm lấn biển, nếu ta nổ súng trước thì họ có cớ để cáo buộc Việt Nam
là bên “khởi động xung đột”. Chúng ta phải rất khôn ngoan và thận trọng để
không mắc bẫy của Trung Quốc. Để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi chính đáng của
mình, Việt Nam vẫn đang đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao hòa
bình.
Nếu
chúng ta nổ súng trước là đồng nghĩa với khơi mào cho chiến tranh, là sự thất
bại trong ngoại giao. Hãy tự hỏi nếu chúng ta công khai chiến tranh với Trung
Quốc thời điểm này thì điều gì sẽ xảy ra?
1.
Về kinh tế: Các cửa khẩu Trung Quốc chỉ cần đóng cửa không thông quan hàng hóa
thì nền nông nghiệp nước nhà có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nếu lợi
dụng chiến tranh mà Trung Quốc hủy bỏ hoàn toàn các cam kết kinh tế, ngăn xuất
khẩu nông sản thì đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người nông dân.
Mặt
khác, như chúng ta đã biết, những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long rơi vào
tình trạng bị xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt trầm trọng, mà một trong những
nguyên nhân gây ra là các đập thủy điện tại Trung Quốc đã giữ phần lớn lượng
nước từ các dòng chảy chính. Để đảm bảo vấn đề an ninh nông thôn, an ninh lương
thực … tại vùng này Đảng và Nhà nước ta cũng như khối ASEAN đã phải dùng nhiều
biện pháp ngoại giao để đàm phán, đấu tranh đi đến tiếng nói chung trong khai
thác nguồn nước sông Mê Kông. Thử hỏi nếu chiến tranh xảy ra thì tình cảnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long sẽ ra sao?
2.
Tình hình an ninh trong đất liền chắc chắn cũng bị ảnh hưởng: Các khu vực kinh
tế có doanh nghiệp Trung Quốc, các khu người Hoa … sẽ xảy ra tình trạng tập
trung đông người gây rối. Như thế, nền kinh tế bị ảnh hưởng, người lao động mất
việc .. Biết đâu Trung Quốc đang muốn tình hình trong nước rơi vào cảnh rối
loạn? Nên nhớ Trung Quốc với âm mưu độc chiếm Biển Đông, họ đứng ở vị trí sai
hoàn toàn về pháp lý, ngoại giao, nhưng mục đích chính của Trung Quốc lại nằm
chính trong hành động cố tình khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ trên biển của Việt
Nam. Họ chỉ cần chờ Việt Nam nổ súng để có cớ đáp trả, qua đó biến vùng biển
không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp vũ trang. Đây là âm mưu thâm
độc, ta không tự đẩy mình vào thế mắc bẫy.
Cũng
nên nhớ rằng, chúng ta kiên quyết tự lực tự chủ trong bảo vệ chủ quyền biển
đảo, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Việt Nam không theo một liên minh quân sự
nào. Việc tự chủ trong việc bảo vệ chủ quỷền cũng là một quan điểm xuyên suốt
trong quá trình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam từ xưa đến nay. Điều này
hoàn toàn hợp lý với đường lối đối ngoại đa phương. Quan hệ hợp tác bình đẳng
với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị tác động. Nhìn sang
bài học của Philippin, một đồng minh của Mỹ, đến cuối cùng nước này vẫn phải tự
thỏa thuận với Trung Quốc trên Biển Đông, thì cũng đủ hiểu quá trình đấu tranh
chỉ có thể do tự lực chứ không thể trông cậy, phó mặc vào sức mạnh của một quốc
gia hay vùng lãnh thổ khác.
Đất
nước chúng ta đã trải qua quá nhiều mất mát đau thương từ chiến tranh, đang
trong quá trình xây dựng lại đất nước, một cuộc chiến có thể phá nát thành quả
hơn 40 năm xây dựng đất nước chỉ trong vài ngày, nên chúng ta cần biết giá trị
của sự hòa bình, giá trị của nền độc lập. Do vậy, chúng ta những công dân Việt
Nam, khi nào Tổ quốc gọi chúng ta sẵn sàng. Đừng vì một phút mất bình tĩnh,
thiếu tỉnh táo mà mắc phải âm mưu của kẻ xấu, hãy tin tưởng vào quan điểm,
đường lối sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta.
Chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta; không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa; bất kể nước nào cũng như vậy.
Trả lờiXóa