Công tác tư tưởng, văn hóa
trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận công tác tư tưởng - văn hóa của
Đảng Cộng sản Việt Nam, một mặt hoạt động cơ bản, giữ vị trí quan trọng hàng
đầu của công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội, góp phần tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính
trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Hiện nay và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực
tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến
thương mại giữa các nước lớn, tác động, chi phối ảnh hưởng đến an ninh chính
trị và kinh tế toàn cầu; Mỹ đẩy mạnh triển khai chiến lược chuyển trọng tâm
sang Châu Á Thái Bình Dương, tăng cường can dự vào khu vực Đông Nam Á; tình
hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông vẫn diễn biến phức tạp và căng thẳng;
các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh âm mưu
"Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng nước ta
quyết liệt hơn, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trước thềm Đại hội Đảng
các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước hết, trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa, các thế lực thù địch, phản động dùng nhiều thủ đoạn xuyên tạc,
phủ nhận nền tảng tư tưởng, con đường đi lên CNXH ở nước ta. Bằng những luận
điệu công kích, các thế lực thù địch, phản động cho rằng, việc kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH chỉ là để Đảng ta giữ “thể diện và uy
tín của tập đoàn muốn tiếp tục nắm giữ độc quyền thống trị trong một chế độ độc
tài toàn trị”; kiên định mục tiêu xây dựng CNXH chỉ còn là chiếc áo khoác cho
quyền lực của một chế độ. Nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN” chúng ta
đang xây dựng thực tế là con đường “kinh tế thị trường theo định hướng tư bản
chủ nghĩa”… Bằng những luận điệu xảo trá ấy, chúng dễ bề làm lung lạc nhận
thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của quần chúng nhân dân vào lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ súy cho cái gọi là “xã
hội dân sự”, làm cho người dân, nhất là giới trẻ nhận thức sai lệch về lịch sử
và bản chất chế độ XHCN, lầm tưởng về bản chất dân chủ tư sản, làm giảm niềm
tin vào Đảng và chính quyền, từ đó phai nhạt lý tưởng XHCN của Đảng trong toàn
xã hội.
Thứ hai, các thế lực thù
địch phản động thực hiện thủ đoạn sử dụng những “con rối” làm tay sai thực hiện
mưu đồ chống phá cách mạng, chúng lợi dụng lôi kéo, kích động những phần tử
thoái hóa, bất mãn với chế độ, với Đảng, coi đó là lực lượng nòng cốt đi đầu
tạo hậu thuẫn cho chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Họ mua chuộc, lôi kéo
các phần tử chống đối chính quyền, khoét sâu, thổi phồng những hạn chế, tiêu
cực nhằm kích động nhân dân tụ tập, biểu tình, gây rối. Mặt khác, lợi dụng các
chiêu trò đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, nhân danh tổ chức quốc
tế, bày đặt trao những giải thưởng “quốc tế” để “vinh danh” những người mà
chúng gọi là “nhà dân chủ”, “nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”, nhà báo tự
do… nhưng thực chất những người này nếu không vi phạm pháp luật Việt Nam, bị
pháp luật Việt Nam xử lý thì cũng là những kẻ bất mãn, đi ngược lại lợi ích của
dân tộc.
Thứ ba, các thế lực thù
địch phản động triệt để lợi dụng chiêu bài xuyên tạc lịch sử truyền thống dân
tộc, xuyên tạc nhân thân lãnh tụ của Đảng, của dân tộc. Nhân dịp chuẩn bị Đại
hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch, phản động tung tin thất thiệt về nhiều
vấn đề của công tác cán bộ, đặc biệt cái gọi là dự đoán nhân sự Đại hội, để tạo
dư luận mâu thuẫn, phe phái trong Đảng.
Thứ tư, lợi dụng công cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay để chống phá Đảng, Nhà nước
ta, các thế lực thù địch phản động cho rằng, đó là cuộc thanh trừng, đấu đá nội
bộ. Nếu duy trì xã hội độc đảng cầm quyền thì sẽ thủ tiêu đấu tranh. Muốn chống
tham nhũng thì phải thay đổi lại thiết chế và xã hội dân chủ!
Thứ năm, các thế lực thù địch,
phản động lợi dụng chủ trương điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà
nước ta để thâm nhập, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt
Nam. Thông qua các hoạt động ngoại giao của Việt Nam, họ sử dụng những tổ chức,
cá nhân để chống phá, làm giảm uy tín Việt Nam trên trường quốc tế; kích động
mâu thuẫn quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Đó là một số nội dung cơ bản mà các thế lực thù địch, phản động
chống phá nước ta. Phương thức, phương tiện chống phá của chúng là chống phá
một cách toàn diện, trong đó lợi dụng triệt để sự phát triển của truyền thông
Internet để xâm nhập, tác động, hướng lái, tuyên truyền, xuyên tạc theo ý đồ
của chúng. Để đạt được mục đích, các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng phương
tiện truyền thông hiện đại với một khối lượng lớn các đài phát thanh, báo chí
đa phương tiện từ nước ngoài, một số trang mạng xã hội của các tổ chức hội,
nhóm lưu vong phản động để đưa tin, xuyên tạc tình hình Việt Nam; từ đó tung
tin xuyên tạc, lấn át, hướng lái dư luận trong nước tiếp cận, mời chào, lôi kéo
những người dân chạy theo xu hướng thương mại; tự do, cổ vũ, khuyến khích việc
lập các trang mạng cá nhân hoặc các trang mạng mạo danh các nhà lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, cơ quan dân chính đảng, các bậc lão thành cách mạng để bày tỏ quan
điểm cổ súy cho những lợi ích tầm thường mà quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị tăng cường thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, chúng tiến hành nhiều hoạt động phá hoại tư tưởng, văn hóa đối với Việt Nam. Do đó chúng ta phải đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóa