Mánh khóe tinh vi của “Việt Tân”
Để chống phá Việt Nam, “Việt Tân” đã lợi
dụng tình hình dịch COVID-19 để chỉ đạo RISE lên kế hoạch quyên góp khẩu trang
và dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ cho gia đình số phạm nhân đang chấp hành án phạt
tù và số đối tượng có quan hệ với “Việt Tân” ở miền Bắc và miền Trung...
Chưa bao giờ các đối tượng trong Tổ chức “Việt Tân” từ bỏ các
hoạt động chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam. Hiện RISE đã phối hợp
với “Hội anh em dân chủ” ở châu Âu chuyển khẩu trang, dung dịch sát khuẩn vào
trong nước cho gia đình các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một số đối
tượng chống đối cực đoan, ý đồ từng bước thiết lập mối quan hệ, lôi kéo số này
tham gia các hoạt động của RISE.
Lợi dụng dịch COVID-19 để chống phá
Để chống phá Việt Nam, “Việt Tân” đã lợi dụng tình hình dịch
COVID-19 để chỉ đạo RISE lên kế hoạch quyên góp khẩu trang và dung dịch sát
khuẩn để hỗ trợ cho gia đình số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và số đối
tượng có quan hệ với “Việt Tân” ở miền Bắc và miền Trung.
“Việt Tân” cũng đã chỉ đạo thành viên móc nối với các đối tượng trong
nước tăng cường tán, phát các tin bài với nội dung vu cáo Việt Nam khống chế dư
luận, ngăn cản quyền tự do ngôn luận của người dân, bằng cách triệu tập, cảnh
cáo người sử dụng mạng xã hội đưa tin về tình hình dịch COVID-19 ở trong nước;
phủ nhận tính minh bạch, trung thực của hệ thống truyền thông chính thống, nhấn
mạnh tính khách quan, đa chiều tin cậy, kịp thời của mạng lưới “Truyền thông lề
trái”; tuyên truyền, nêu cao vai trò “tương thân, tương ái” của các tổ chức “xã
hội dân sự” trá hình nhằm hạ thấp các tổ chức chính trị xã hội chính thống
trong tình hình các hoạt động nhân đạo từ thiện (phát miễn phí hoặc bán giá
thấp khẩu trang, dung dịch sát khuẩn...) đối với những người có hoàn cảnh khó
khăn.
Xuyên tạc số người nhiễm và nghi nhiễm virus SARS CoV-2, bộc lộ
tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra phổ biến ở tất cả các cơ quan, ban,
ngành; kích động tâm lý “bài Trung”, kêu gọi đóng cửa biên giới “Việt Nam -
Trung Quốc”.
Trong sự kiện này, lợi dụng tình hình dịch COVID-19, “Việt Tân”
thể hiện vai trò dẫn dắt, hạt nhân cho các hoạt động chống phá Việt Nam. Việc
“Việt Tân” và các tổ chức ngoại vi đứng ra quyên góp thiết bị vật tư y tế vào
trong nước để lôi kéo, hỗ trợ cho số cơ sở nội địa và các cảm tình viên các tổ
chức xã hội dân sự trá hình; một số nhóm cực đoan và “dân oan” ở trong nước,
nhằm đánh bóng hình ảnh về một tổ chức đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền” tại
Việt Nam.
Hoạt động này là tiền đề để vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ,
tài trợ cho “Việt Tân”. Đồng thời, bác bỏ quan điểm của Việt Nam khi đưa “Việt
Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Cùng với đó, “Việt Tân” cũng đẩy mạnh tuyên truyền nhằm gây
nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang, lo sợ hoài nghi về năng lực quản
lý của các cơ quan chức năng Việt Nam, cũng như chống phá mối quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc.
Nhằm tránh cáo buộc liên quan khủng bố, hoạt động chính trị
chống Việt Nam, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp lực lượng,
móc nối với các đối tượng chống đối trong nước, tìm kiếm sự hậu thuẫn, tài trợ
của các thế lực thù địch cho hoạt động thúc đẩy “xã hội dân sự” ở Việt Nam,
“Việt Tân” đã sử dụng nhiều thủ đoạn chống phá. Ngoài chỉ đạo RISE thực hiện
các hoạt động như trên, các thành viên của “Việt Tân” đã trực tiếp xây dựng,
triển khai các “dự án” để xin tài trợ, cử người về Việt Nam hợp tác với đối tác
trong nước.
Trước đó, nhằm tránh các cáo buộc liên quan đến tổ chức khủng
bố, “Việt Tân” cũng sử dụng một thủ đoạn tương tự thành lập VOICE, một tổ chức
của “Việt Tân”. Hoạt động của VOICE được cung cấp sau đây để mỗi người dân cần
cảnh giác trước các thủ đoạn thâm độc của “Việt Tân”, không để các đối tượng
lợi dụng, lôi kéo.
Bình mới rượu cũ, từ VOICE - cảnh giác với RISE
VOICE thúc đẩy thực hiện các dự án về “xã hội dân sự” và
“dân chủ, nhân quyền” gồm: Dự án “Xã hội học – đặt nền móng cho xã hội dân sự”
trong thời gian từ tháng 6-2013 đến tháng 5-2014, hướng tới đào tạo về kỹ năng
báo chí, luật pháp, chính trị và ngoại ngữ cho nhiều đối tượng để số này hoạt
động ở Việt Nam và trở thành nòng cốt tiếp tục huấn luyện cho các đối tượng
chống đối khác; dự án “Đảm bảo trách nhiệm giải trình về UPR của Việt Nam”,
hướng tới vận động quốc tế tác động gây sức ép đối với Việt Nam về dân chủ,
nhân quyền trong quá trình ứng cử vào hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2014-2016.
Tổ chức “Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại -
VOICE” được thành lập năm 2007 theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố “Việt Tân”,
hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức phi chính phủ (NGO) do Trịnh Hội (tên thật là
Trịnh Trường Hội, SN 1970, quốc tịch Úc, “Ủy viên Trung ương Việt Tân”) và
Hoàng Tứ Duy (SN 1971, quốc tịch Mỹ, “Ủy viên Trung ương Việt Tân”) cầm đầu;
trụ sở chính tại Mỹ, chi nhánh tại Philippines, Canada.
Năm 2007, Trịnh Hội và Đoàn Việt Trung thành lập VOICE. Sau khi
thành lập, VOICE bắt đầu liên kết với các NGO khác ở Philippines và mở rộng mục
tiêu hoạt động sang thúc đẩy xây dựng “xã hội dân sự” và “nhà nước pháp quyền
tại Việt Nam (gồm các hoạt động đào tạo và hỗ trợ bảo vệ quyền dân sự, luật
pháp, truyền thông, đây chính là “mục tiêu cốt lõi của VOICE trong giai đoạn
hiện nay. Với mục tiêu này, VOICE thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn,
dài hạn về công tác truyền thông xã hội dân sự” cho số đối tượng chống đối từ
Việt Nam sang.
Đội ngũ nhân viên và tình nguyện viên của VOICE hoạt động toàn
thời gian và bán thời gian, hàng tháng được hưởng trợ cấp. Ngoài ra còn có số
đối tượng khác từ Việt Nam sang được đào tạo, huấn luyện và thực tập ngắn hạn,
đáng chú ý trong số này là Phạm Thị Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh
Tuấn, 3 đối tượng được Nguyễn Văn Đài (đối tượng tù tha, hiện trú tại Đức) giới
thiệu sang thực tập và làm việc dài hạn tại VOICE từ tháng 1/2013.
Mục tiêu hoạt động của VOICE trong giai đoạn hiện nay là liên
kết với các NGO của Mỹ, phương Tây hoạt động trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền
móc nối, đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện trở thành những hạt nhân
lãnh đạo các hội, nhóm chống đối trong nước, chuẩn bị lực lượng công khai tổ
chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành các hoạt động
chống phá nhằm lật đổ chế độ ở nước ta khi có thời cơ.
Những hành vi xâm phạm ANQG
Từ đầu
năm 2014 đến nay, móc nối, tuyển chọn, cung cấp tài chính đưa hơn 100 đối tượng
cầm đầu, cốt cán các tổ chức, hội nhóm phản động trá hình trong nước như “Hội
anh em dân chủ”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Nhóm No-U”, thân nhân số đối
tượng đang bị bắt, xử lý, số luật sư có tư tưởng chống đối... sang Philippines,
Thái Lan, Myanmar tham gia huấn luyện về “xã hội dân sự”, an ninh mạng, xây
dựng, thực thi pháp luật...
Điển hình như tháng 5/2014, VOICE lấy danh nghĩa Tòa án công lý
quốc tế (ICJ) gửi thư mời đến một số cơ quan tư pháp đề nghị cử cán bộ tham dự
hội thảo “Đối thoại tư pháp về các bản án, các quyết định của tòa án trong các
vụ án liên quan tới các vi phạm quyền con người ở khu vực ASEAN” nhưng thực
chất là để chúng tiếp xúc, lôi kéo tham gia các hoạt động chống Đảng, Nhà nước
ta. VOICE xây dựng chương trình tài trợ đưa người nước ngoài học về “xã hội dân
sự”.
Song song với các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng
truyền thống như thông qua báo chí, đài phát thanh, mạng Internet..., từ cuối
năm 2013 đến nay, VOICE liên kết với một số nghị sĩ một số nước thiếu thiện chí
với Việt Nam móc nối, đưa số đối tượng là thành viên cốt cán trong các hội,
nhóm chống đối trong nước, thân nhân số đang bị bắt, xử lý... ra nước ngoài
tham dự các buổi “điều trần” tại quốc hội các nước, trụ sở các tổ chức quốc tế;
trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài nhằm sử dụng các đối tượng làm “bằng
chứng sống” cung cấp thông tin sai sự thật về tình hình trong nước để tuyên
truyền, xuyên tạc vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Nam trước cộng đồng
quốc tế.
Điển hình như tháng 12/2013, VOICE móc nối, cung cấp tài chính,
tổ chức cho 6 đối tượng trong nước tham dự “điều trần” tại trụ sở Hội đồng nhân
quyền Liên hợp quốc tại Thụy Sĩ, nhằm chống phá phiên điều trần UPR của Việt
Nam.
Tháng
5/2014, VOICE lấy danh nghĩa một số nghị sĩ thiếu thiện chí với Việt Nam móc
nối, tổ chức cho 10 đối tượng chống đối trong nước tham dự phiên “điều trần”
tại Quốc hội Mỹ nhằm chống phá Việt Nam về “tự do báo chí”...
Từ khi thành lập đến nay, núp dưới chiêu bài trợ giúp người tỵ
nạn, VOICE đã vận động Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) và chính
phủ các nước Mỹ, Úc, Canada hỗ trợ cho số ngụy quân, ngụy quyền đã tỵ nạn nhiều
năm hoặc số chống đối trong nước trốn sang Thái Lan, Campuhia, Philippines đi
định cư nước thứ 3.
Thông qua hoạt động này, chúng đã kích thích số đối tượng chống
đối trong nước hoạt động ngày càng công khai, thách thức hơn với ảo tưởng sẽ
được đi định cư ở nước ngoài. Ngoài ra, dưới chiêu bài vận động ủng hộ nạn nhân
cơn bão Hải Yến tại Philippines năm 2014, VOICE tổ chức các đợt quyên góp để thu
tiền. Số cầm đầu VOICE thường xuyên liên hệ, cung cấp tiền cho số đối tượng như
Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Lê Vương Các, Bùi Tuấn Lâm... (đều được VOICE đưa ra nước
ngoài đào tạo, huấn luyện) để thu thập thông tin, viết bài, xây dựng các tài
liệu tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta; đồng thời, triển khai “dự án xuất
bản định kỳ Bản tin Vietnam Right Now” nhằm xuyên tạc, vu cáo tình hình dân
chủ, nhân quyền Việt Nam.
Để thúc đẩy phát triển “xã hội dân sự Việt Nam”, VOICE tổ chức
nhiều khóa huấn luyện tại Philippines cho số đối tượng từ trong nước sang. Nhằm
hợp thức hóa việc nhập cảnh Philippines, VOICE hướng dẫn số này che giấu chương
trình, mục đích khóa học bằng việc khai báo mục đích du lịch, thống nhất nếu bị
cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện thì khai báo đi học tiếng Anh.
Theo các
tài liệu của VOICE, tổ chức này và một số thành viên, đối tượng được VOICE huấn
luyện đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá như: “Nhóm tuyên bố 258”, “Mạng
lưới blogger Việt Nam”, cầm đầu đều là các đối tượng đã tham gia các khóa huấn
luyện, đào tạo do VOICE tổ chức gồm Phạm Thị Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn
Anh Tuấn, Nguyễn Lân Thắng...
VOICE tập hợp thông tin, xuyên tạc tình hình xử lý số đối tượng
vi phạm pháp luật bị bắt; liên kết, móc nối với các tổ chức nhân quyền quốc tế
gây áp lực đối với Việt Nam. VOICE tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh
nghiệm tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Philippines cho số từ Việt Nam;
trong đó, Nguyễn Lân Thắng, Ngô Văn Khá đã tham gia, phỏng vấn đoàn biểu tình
tại Philippines và tán phát hình ảnh lên không gian mạng.
Thực hiện dự án “VietPhi” nhằm phát triển “xã hội dân sự” tại
Việt Nam, thông qua khóa huấn luyện về chiến lược pháp lý, truyền thông và công
tác xã hội tại Philippines cho số đối tượng từ Việt Nam sang, huấn luyện cho số
đối tượng chống đối tham gia “Phong trào con đường Việt Nam”, “Dòng chúa cứu
thế”, “NoU”, “Hội anh em dân chủ”, “Phật giáo hòa hảo”, “Dân làm báo”, “Dân
luận”, nhóm đối tượng do Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Bắc Truyển giới thiệu...
Mỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Trả lờiXóa