Đây là những nét hết sức đặc sắc trong văn hóa
Việt Nam. Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ
hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.
Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm. Lòng yêu thương, độ lượng,
sống có nghĩa tình với con người là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính
đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ
hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều
dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ
“tình” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như
núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay
chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng
và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có
nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung,
vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội.
Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ
lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc
trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà
bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta
luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội
có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù
... Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại
tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện
đường lối nhất quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Ý thức đầu tiên về sự cố
kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa bằng thiên
truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội
con cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trải qua thực tiễn
trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt
càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.
Văn hoá Việt Nam rất đặc sắc; người Việt Nam rất thương yêu đùm bọc lẫn nhau và cực kỳ đoàn kết
Trả lờiXóa