Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Lợi dụng nền kinh tế thị trường để chống phá sự phát triển đất nước



Một sự thật hiển nhiên là, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế tư bản tư nhân; mục đích chủ yếu của nền kinh tế là mang lại lợi ích cho giai cấp bóc lột. Ngày nay, trong  chủ nghĩa tư bản xuất hiện một số mô hình kinh tế thị trường khác nhau, như kinh tế thị trường định hướng xã hội của các nước do Đảng xã hội dân chủ cầm quyền với mục tiêu điều hoà lợi ích, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước để khắc phục khủng kinh tế; kinh tế thị trường kết hợp với kế hoạch của nhà nước… Tuy nhiên, các nền kinh tế đó vẫn dựa trên nền tảng kinh tế tư nhân, về thực chất vẫn là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mặc dù còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự quản lí của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bằng các công cụ quản lí vĩ mô, như kế hoạch, chính sách, pháp luật,… và bằng cả sức mạnh vật chất kinh tế nhà nước, đồng thời sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục có hiệu quả mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.
Vì vậy, luận điệu cho rằng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là “tấm áo khoác chủ nghĩa xã hội” cho nội dung tư bản chủ nghĩa, cố ý đánh đồng bản chất kinh tế, chính trị - xã hội của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm dụng ý xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng xuyên tạc đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cho rằng, kinh tế thị trường và  chủ nghĩa xã hội không thể dung hoà, do đó phát triển kinh tế thị trường là từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Như vậy là từ vấn đề kinh tế, các thế lực thù địch đang tiến tới vấn đề chính trị để hoàn tất sớm âm mưu “diễn biến hoà bình. Lợi dụng và thông qua chiến lược “chiếm lĩnh đầu tư, chi phối thị trường” cổ vũ cho “tư nhân hoá tài sản, tài nguyên”, mở rộng kinh tế tư nhân, thu hẹp và làm suy yếu thành phần kinh tế nhà nước,c ổ vũ cho mô hình kinh tế phương Tây. Đòn này nhằm vào thực thể của nền kinh tế nước ta, mục tiêu là làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế nước ta, tạo cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để chúng kết hợp chặt chẽ “diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ.
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lí luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương này đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao trong Đảng và nhân dân, tạo động lực mạnh mẽ đưa nền kinh tế của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, quốc phòng – an ninh được củng cố và tăng cường, đẩy nhanh sự hội nhập kinh tế thế giới, tăng niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu to lớn đó đã chứng tỏ sự đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên thực tế.
CÔNG NHÂN

1 nhận xét:

  1. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa