“Cách
mạng sắc màu” là một biện pháp chiến lược thù địch, phản động nhằm áp
đặt quan niệm, giá trị “dân chủ” kiểu phương Tây thông qua các thủ đoạn
can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Đây là việc làm phản
dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của thời đại, xét trên mọi khía
cạnh, nó chính là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa
bình” của thời kỳ hậu “Chiến tranh lạnh”. Cùng với “Diễn biến hòa bình”,
“cách mạng sắc màu” là phương thức tiến hành các hoạt động nhằm xóa bỏ
chế độ XHCN trên phạm vi toàn thế giới, đưa các nước XHCN đi theo quỹ
đạo tư bản chủ nghĩa; chống phá nền độc lập của các quốc gia, dân tộc,
thiết lập một trật tự thế giới dưới sự chi phối của Mỹ và phương Tây.
Từ cuối
thế kỷ XX đến nay, làn sóng “cách mạng sắc màu” diễn ra rầm rộ hơn, trở
thành một trong những công cụ hữu hiệu của phương Tây, tác động lớn đối
với ổn định chính trị của nhiều quốc gia. Một loạt các cuộc biểu tình
đường phố nhằm lật đổ chế độ “tham nhũng” và “phi dân chủ” ở một số nước
Đông Âu. “Cách mạng sắc màu” đã được coi là đột phá dân chủ, làm thay
đổi triệt để vai trò địa - chính trị của Liên Xô cũ. Gần đây, các cuộc
“cách mạng sắc màu” vẫn tiếp tục được châm ngòi ở nhiều nơi trên thế
giới.
Trong
nhiều năm qua, các thế lực thù địch coi Việt Nam là trọng điểm thực
hiện “diễn biến hòa bình”, “cách mạng sắc màu” nhằm xóa bỏ chế độ XHCN
mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn, hướng Việt Nam vào quỹ đạo
của Chủ nghĩa tư bản.
Để
ngăn chặn những nguy cơ của “cách mạng sắc màu”, chúng ta cần phải nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường niềm tin của các tầng lớp
nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh chống những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, và tệ nạn
tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên. Chú trọng công tác bảo vệ
chính trị nội bộ, khắc phục kịp thời nguy cơ phân hóa, mâu thuẫn nội
bộ, các biểu hiện suy thoái, phai nhạt lý tưởng. Đấu tranh và xử lý
nghiêm minh các hành vi sai trái, lạm dụng chức quyền, tham nhũng, đi
ngược lại lợi ích của nhân dân. Phát hiện, vô hiệu hóa các phần tử cơ
hội, phản bội trong tổ chức; bóc gỡ, vô hiệu hóa cơ sở nội gián trong
nội bộ. Mặt khác, cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
đảm công bằng xã hội. Thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế,
tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cần ngăn ngừa, giải quyết tình
trạng “lợi ích nhóm” chi phối, hưởng lợi trong quá trình phát triển,
xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, nhân dân./.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa