Trong việc truy tìm về bản chất của nhà nước để đưa ra mô hình tối ưu được cụ thể bằng hiến pháp – bản thiết kế cho toàn bộ hệ thống chính trị của một quốc gia, một bộ luật của luật - người ta luôn đặt ra những mô hình mới và so sánh các mô hình hiện tại với nhau để đưa ra sự cải tiến tối ưu nhất cho các bản hiến pháp qua các thời kỳ.
Vậy đâu là bản hiến pháp được xem là mẫu mực nhất?
Đa phần các học giả phương Tây đều xem bản Hiến pháp của Hoa Kỳ hiện nay được cho là bản hiến pháp nổi tiếng và mẫu mực nhất trong lịch sử nhân loại. Một bản hiến pháp hơn 200 năm hoạt động từ thế kỷ 18 đến nay chỉ với 27 lần sửa đổi bởi các tu chính án (constitutional amendment) đã là một thách thức với các bản hiến pháp khác của phần còn lại của thế giới với tuổi đời không quá 100 năm. Các học giả phương tây cho rằng đó là một cấu trúc chính trị chặt chẽ với tam quyền phân lập cho phép các nhánh quyền lực ràng buộc và kiểm soát lẫn nhau cùng với một hệ thống pháp luật hỗn hợp tương đối hài hòa giữa chính quyền liên bang và tiểu bang... Nhưng, như vậy đã được xem là hoàn hảo chưa?
Trong đại dịch Covid - 19, đến thời điểm này (28/5/2020), Trên lãnh thổ Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 1,768 triệu ca nhiễm với hơn 103.000 ca tử vong, xếp thứ 1 trên thế giới về cả hai chỉ số, bất chấp nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Bản Hiến pháp tưởng chừng như hoàn chỉnh nhất thế giới đã gặp phải thử thách thực sự của nó sau hơn 200 năm tồn tại khi đại dịch buộc nó phải bộc lộ một trong những yếu điểm chết người. Trớ trêu thay, hiến pháp Hoa Kỳ tương tự với bản vẽ kiến trúc Washington do Pierre L'Enfant đã là những bản thiết kế vô cùng chi tiết nhưng thứ nó hướng đến là sự thịnh vượng chứ không phải là vì bảo vệ con người.
So sánh sự thịnh vượng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như so sánh ca nhiễm và tỷ lệ tử vong giữa hai quốc gia là một sự khập khiễng khi cán cân rõ ràng đã thể hiện tính ưu việt hệ thống hướng đến con người. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông đã lý giải cho thành công của người Việt trong công tác phòng dịch như sau “Việt Nam đã cho thấy rõ rằng, hệ thống quản lý hoạt động rất hiệu quả.” Chính quyền cung cấp cho người dân vật tư, trang thiết bị y tế và thông tin cụ thể để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, và người dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chính quyền. Một bản khế ước xã hội hoàn hảo (social contract) rất tự nhiên mà Jean Jacques Rousseau đã mô tả trong tác phẩm cùng tên.
Ở Hoa Kỳ, chính phủ - nhánh hành pháp luôn bị trói chặt vào toàn bộ các trình tự và thủ tục nghiêm ngặt. Điều này tưởng chừng phù hợp, nhưng sự đứt gãy mang tính hệ thống trong quan hệ giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang đã đẩy đất nước này chìm sâu trong dịch bệnh. Trong khi đó, tại Việt Nam, mô hình tổ chức nhà nước cho phép chính phủ quản lý các quy trình, chứ không phải quy trình quản lý chính phủ. Chính điều này đã tạo ra một cơ chế linh hoạt đến mức tối đa có thể huy động gần như ngay lập tức mọi nguồn lực trong xã hội. Cơ sở của hệ thống này đã được phát triển trong các cuộc kháng chiến trước đây và một lần nữa được sử dụng đầy đủ trong cuộc chiến chống lại Covid - 19. Không phải ngẫu nhiên khi Chính phủ đưa ra thông điệp “Chống dịch như chống giặc”.
Elena Nikulina – Chuyên gia những vấn đề quốc tế ở Đông và Đông Nam Á cho rằng Việt Nam đã sử dụng hệ thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển để đối phó với dịch bệnh. Điểm chính yếu trong hệ thống này là khối đại đoàn kết toàn dân, tính kỷ luật cao và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình huống. Quy trình được thiết kế bởi con người nhằm đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả, và hệ thống được tạo một cách khoa học sẽ không thể có sai sót ngoài yếu tố con người.
Bản thiết kế vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam để bảo vệ 96 triệu người dân trước đại dịch năm 2020 đã được phác thảo những nét đầu tiên từ rất sớm vào những năm 1911 bởi một người thanh niên có tên Nguyễn Ái Quốc và được hình thành vào năm 1946 với tên gọi Hiến pháp của đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một bản Hiến pháp hoàn thiện, ưu việt với những tư tưởng vô cùng tiến bộ đã dành hẳn Chương II gồm 18 điều để quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người.
Thịnh vượng và giàu có ích gì khi sinh mạng của con người là điều quý giá nhất vẫn không thể đảm bảo?
Có những giá trị nó vẫn ở đấy thôi, chẳng qua con người không muốn nhìn thấy. Đó đơn giản, là sự vĩ đại từ những điều giản dị.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Thành công, thành công, đại thành công.”
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Một bản hiến pháp rất nhân văn của Việt Nam; ở đó giá trị con người là số 1; mọi lợi ích đều vì con người
Trả lờiXóa