So với các nước trên thế giới, Việt Nam
vẫn còn là một đang phát
triển, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã
hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết.
Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng xã hội, là cái cớ để một
số phần tử đả kích chế độ.
Các thế lực thù địch đã lôi kéo, kích
động một bộ phận nhân dân và cả một số cán bộ các dân tộc thiểu số đi theo
tiếng gọi của thần thánh hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vào các mục đích sai
trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Họ kích động tư tưởng hẹp hòi, dẫn đến nhận thức sai lệch trong một số vấn đề
như: dân tộc thiểu số phải có đức tin riêng, có cuộc sống riêng, người Kinh là
những kẻ cướp đất, cướp miếng ăn của họ. Từ cách nhìn sai lệch dễ nảy sinh quan
điểm sai trái, những yếu tố tâm lý nghi kỵ, dân tộc hẹp hòi. Do sự nhận thức
yếu kém cộng với sự kích động thù địch trong và ngoài nước, một số đồng bào dân
tộc đã gây mất trật tự trị an, chống lại và hành hung người thi hành công vụ;
một số người còn trốn ra nước ngoài làm tay sai cho chúng.
Do tác động nhiều mặt, trong xã hội đã
xuất hiện nhiều hiện tượng như tầm thường văn hóa, chạy theo lối sống sinh hoạt
văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa truyền thống. Một số đầu
sách có nội dung phức tạp, xuyên tạc lịch sử văn học Việt Nam vẫn được nhập
khẩu, phát hành. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi
trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không được kiểm
chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai
trái. Một số báo, đài đưa tin, bài thiếu chính xác, thiếu định hướng tư tưởng
gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong khi đó, một số báo chí nước ngoài
cố tình đưa các tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Không
ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe những luận
điệu này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã biểu hiện dao
động, mất lòng tin và suy thoái về tư tưởng chính trị, vô tình thành phần tử cơ
hội gấy nguy hại nghiêm trọng tới sự vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ
chức của Đảng. Các thế lực thù địch rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn
nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội
ngũ quan trọng trong xã hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng
hoạt động có tính chiến lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất
nước trong tương lai. Những thế hệ sau 1975 đã quên hoặc chưa từng nếm trải
những khổ cực trong chiến tranh do đó dễ bị thao túng, lôi kéo. Do ảnh hưởng
của các thế lực thù địch cùng với tác động của một số yếu tố khách quan, một số
sinh viên hiểu sai và nói sai về đất nước và chế độ.
Về chủ quan, còn một số cán bộ, đảng
viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm trí
có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân
chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ thích họp với hoạt động của Đảng khi chưa dành được
chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo chiến tranh, rằng thực hiện tập
trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong
xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng XHCN là
giáo điều, sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực
tiễn Việt Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng XHCN thì mới phù hợp với thực tế
đất nước, xu thế với thời đại. Họ cho rằng chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ
sản xuất XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất ngày càng bị yếu kém, trì
trệ, dẫn tới kinh tế tụt hậu.
“Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”,
Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên.
Chúng thường xuyên chống phá chúng ta bằng nhiều thủ đoạn. Tuy nhiên, nếu không
có những ‘cái cớ’ thì chúng cũng không thể làm gì khó dễ được chúng ta. Chúng
ta hãy tự soi xét mình, tự loại bỏ những lý do đó để luôn đứng vững trước những
sóng gió bão giông do những thế lực thù địch gây ra trên con đường xây dựng Chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn!
So với các nước trên thế giới, Việt Nam
vẫn còn là một đang phát
triển, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã
hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết.
Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng xã hội, là cái cớ để một
số phần tử đả kích chế độ.
Các thế lực thù địch đã lôi kéo, kích
động một bộ phận nhân dân và cả một số cán bộ các dân tộc thiểu số đi theo
tiếng gọi của thần thánh hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vào các mục đích sai
trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Họ kích động tư tưởng hẹp hòi, dẫn đến nhận thức sai lệch trong một số vấn đề
như: dân tộc thiểu số phải có đức tin riêng, có cuộc sống riêng, người Kinh là
những kẻ cướp đất, cướp miếng ăn của họ. Từ cách nhìn sai lệch dễ nảy sinh quan
điểm sai trái, những yếu tố tâm lý nghi kỵ, dân tộc hẹp hòi. Do sự nhận thức
yếu kém cộng với sự kích động thù địch trong và ngoài nước, một số đồng bào dân
tộc đã gây mất trật tự trị an, chống lại và hành hung người thi hành công vụ;
một số người còn trốn ra nước ngoài làm tay sai cho chúng.
Do tác động nhiều mặt, trong xã hội đã
xuất hiện nhiều hiện tượng như tầm thường văn hóa, chạy theo lối sống sinh hoạt
văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa truyền thống. Một số đầu
sách có nội dung phức tạp, xuyên tạc lịch sử văn học Việt Nam vẫn được nhập
khẩu, phát hành. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi
trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không được kiểm
chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai
trái. Một số báo, đài đưa tin, bài thiếu chính xác, thiếu định hướng tư tưởng
gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong khi đó, một số báo chí nước ngoài
cố tình đưa các tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Không
ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe những luận
điệu này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã biểu hiện dao
động, mất lòng tin và suy thoái về tư tưởng chính trị, vô tình thành phần tử cơ
hội gấy nguy hại nghiêm trọng tới sự vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ
chức của Đảng. Các thế lực thù địch rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn
nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội
ngũ quan trọng trong xã hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng
hoạt động có tính chiến lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất
nước trong tương lai. Những thế hệ sau 1975 đã quên hoặc chưa từng nếm trải
những khổ cực trong chiến tranh do đó dễ bị thao túng, lôi kéo. Do ảnh hưởng
của các thế lực thù địch cùng với tác động của một số yếu tố khách quan, một số
sinh viên hiểu sai và nói sai về đất nước và chế độ.
Về chủ quan, còn một số cán bộ, đảng
viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm trí
có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân
chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ thích họp với hoạt động của Đảng khi chưa dành được
chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo chiến tranh, rằng thực hiện tập
trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong
xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng XHCN là
giáo điều, sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực
tiễn Việt Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng XHCN thì mới phù hợp với thực tế
đất nước, xu thế với thời đại. Họ cho rằng chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ
sản xuất XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất ngày càng bị yếu kém, trì
trệ, dẫn tới kinh tế tụt hậu.
“Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”,
Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên.
Chúng thường xuyên chống phá chúng ta bằng nhiều thủ đoạn. Tuy nhiên, nếu không
có những ‘cái cớ’ thì chúng cũng không thể làm gì khó dễ được chúng ta. Chúng
ta hãy tự soi xét mình, tự loại bỏ những lý do đó để luôn đứng vững trước những
sóng gió bão giông do những thế lực thù địch gây ra trên con đường xây dựng Chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn!
Mỗi người dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóa