Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

SẴN SÀNG ĐẤU TRANH VỚI CÁC NHÓM TÀU XÂM PHẠM VÙNG BIỂN CỦA TA



        Thời gian gần đây Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền theo yêu sách phi lý trên Biển Đông; bên cạnh đó các hoạt động khẳng định chủ quyền của các nước trong khu vực, sự can dự của các nước lớn ngoài khu vực đã làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp thêm. Chủ trương bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vững 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa, DKI; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
        Giữ môi trường hòa bình, ổn định, giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước để phát triển đất nước; xử trí tình huống trên cơ sở Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển 1982, luật Biển Việt Nam năm 2012 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Giữ vững đường lối độc lập, tự chủ và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế”. 
       Đặc biệt trước sự việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất HD-8 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính gần đây, ta đã kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa.
       Những nỗ lực đó đã buộc Trung Quốc phải rút tàu khỏi vùng biển của ta; đồng thời, ta kiểm soát tốt tình hình và an ninh, trật tự xã hội. Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần “kiên quyết, kiên trì”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; những gì thuộc về nguyên tắc kiên quyết giữ; những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ kiên quyết không nhân nhượng, song phải có đối sách phù hợp.

    

1 nhận xét:

  1. Chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta; không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa; bất kể nước nào cũng như vậy.

    Trả lờiXóa