Cứ mỗi lần Trung
Quốc gây hấn ở Biển Đông, thì dư luận trong và ngoài nước lại có nhiều ý kiến
khác nhau về cách thức ứng phó với mưu đồ của Trung Quốc. Nhưng chúng ta cần
phân tích đánh giá cho thật khách quan và tỉnh táo.
Việt Nam là nước
nhỏ hơn nhưng suốt 4.000 năm qua, Việt Nam là vật cản đầu tiên Trung Quốc không
thể vượt qua để thực hiện giấc mộng bành trướng xuống phía Nam. Giả sử có xảy
ra một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất
phân thắng bại nhưng là thảm họa cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều
hiểu điều đó và cần hòa bình. Việt Nam có lợi thế địa lý, quân sự, ngoại
giao... để Trung Quốc phải suy nghĩ, nếu không sẽ phải trả giá đắt.
Nhìn lại lịch sử
của dân tộc, kể từ cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống cho đến năm 1979, cứ
cách ngắn nhất là 200, dài nhất là gần 400 năm người Hán lại chủ động gây chiến
nhằm mục tiêu thôn tính lãnh thổ nước ta.
Trung Quốc ngày
nay, mọi sự đều vô cùng khó lường. Vì thế chúng ta cần phải động não đưa ra
được một đối sách để tồn tại hòa bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất
chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền chính trị, không để can qua làm khổ dân lành,
làm ảnh hưởng đến quốc gia đại sự.
Mỗi lần Trung Quốc
gây hấn là xuất hiện các ý kiến trái chiều, nhưng có 3 luồng xu hướng chính, đó
là:
1- Xu hướng chủ
chiến muốn Việt Nam dàn quân ngay tức khắc, đưa tàu chiến, máy bay ra để đối
lại với những hành động bắt nạt, cướp bóc và giết hại ngư dân Việt Nam mà phía
Trung Quốc thực hiện, khi điều kiện cho phép có thể dùng vũ lực đánh chiếm lại
quần đảo Hoàng Sa và những vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường
Sa. Xu hướng này cũng lập tức kết tội cho Nhà nước hèn nhát, bán nước, làm tay
sai cho Trung Quốc... Đây là một bộ phận có tư duy thiển cận, phản động, anh
hùng bàn phím.
2- Xu hướng dân tộc
chủ nghĩa cứng rắn muốn dựa vào tinh thần dân tộc, tư tưởng bài Hán để thể hiện
quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Giới hạn của xu hướng này là công khai đối
đầu với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao, thậm chí nếu cần thì cắt đứt bang
giao, sẵn sàng cho một cuộc đánh trả bằng quân sự. Xu hướng này gây sức ép với
chính quyền để họ phải tỏ rõ thái độ chống lại Trung Quốc, bất hợp tác bằng lời
lẽ và hành động ngay lập tức. Đây là suy nghĩ của những người có cái đầu nóng.
3- Xu hướng dân tộc
chủ nghĩa mềm dẻo muốn Việt Nam độc lập với Trung Quốc về chính trị, ngoại giao
để tự chủ quan hệ đối tác với những quốc gia có chung lợi ích chiến lược ở Biển
Đông như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Ấn Độ. .. khiến Trung Quốc không dám cậy mạnh
lấn lướt mà phải lựa chọn sự hữu hảo bình đẳng. Mặt khác cần nâng cao sức mạnh
dân tộc, tập hợp được mọi lực lượng, tiến tới đưa nước ta thành một cường quốc
kinh tế, quân sự… Khi đó nền hòa bình với Trung Quốc sẽ tự nhiên được thiết lập
và có cơ sở để bền chắc và có cơ hội để đòi lại những phần lãnh thổ bị Trung
Quốc chiếm đóng trái phép. Đây là xu hướng chính mà trước sau đất nước cũng
phải lựa chọn, bởi nó mang tính tất yếu về mặt phát triển, đáp ứng nhiều nhất
lợi ích của dân tộc trên mọi phương diện.
Tuy nhiên, cả ba bộ
phận trên khi tiếp cận ở một vài vấn đề then chốt vẫn còn hấp tấp, thiếu đi độ
lạnh của lý trí, sự điềm tĩnh cần thiết để duy trì sự tỉnh táo. Chính vì thế
nhiều ý tưởng đầy trách nhiệm với quốc gia, xuất phát từ những tấm lòng lớn với
xã tắc, lại bị lồng trong cái vỏ của thứ ngôn ngữ chỉ dùng khi chửi bới, miệt
thị, chế nhạo khiến mất đi tính đối thoại, rất đáng tiếc.
Những vụ việc từng
xảy ra ở Hà Nội, Bình Thuận, Hà Tĩnh, TP.Hồ Chí Minh... Khi các thế lực thù
địch, phản động xúi giục một số người dân biểu tình, gây rối, là việc làm cực
đoan, vô tình tiếp tay cho kẻ thù đang lăm le ăn sống nuốt tươi lãnh thổ của Tổ
quốc, thì nội bộ dân tộc lại bị phân tán tạo cơ hội cho kẻ thù.
Đánh thức lòng yêu
nước, sự cảnh giác của mọi tầng lớp dân chúng trước âm mưu Hán hóa mà Trung
Quốc đang tiến hành với Việt Nam là cần thiết, thậm chí cấp thiết hơn bao giờ
hết và chắc chắn còn có nhiều cách khác nữa. Nhưng tỉnh táo để giải mã hành
động của Trung Quốc rồi đưa ra đối sách khôn ngoan mới là thứ cần thiết hơn.
Chúng ta không sợ
một cuộc chiến tranh với Trung Quốc (nếu nó xảy ra) không có nghĩa rằng chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên
chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên bên bờ vực chiến tranh. Những
lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy rải rác đâu đó, là vô cùng
thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Nếu người Trung Quốc cũng nuôi quan
điểm như vậy với Việt Nam, cho dù họ ở thế nước lớn gấp 30 lần chúng ta, cũng
đáng bị coi là thiển cận.
Một cuộc chiến
tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta phải tìm mọi cách để tránh khi
còn có thể. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc lại lịch
sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm đó, tức là
cố gắng hòa hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới phải dùng
đến vũ khí.
Giờ đây là lúc cả
dân tộc cần đến một sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông
minh, trong sạch hơn bao giờ hết. Bởi vì vận mạng của dân tộc, sự tồn vong của
xã tắc chưa bao giờ bị đặt vào thế chông chênh như hiện tại. Kẻ thù ngày nay
không phải là những đạo quân công khai tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé
với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ mãng. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt
bạn bè, thậm chí còn là những người có cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt
ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại lịch sự nhất. Kẻ thù ngày nay tạo
cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và cùng phát triển nhưng xâm lược
bằng "chiến lược mềm".
Về phía Việt Nam, chúng ta chỉ có một cách duy nhất là
tỉnh táo thoát khỏi những mưu mô đó của Trung Quốc, tận dụng thời cơ, trong đó
có cả những mâu thuẫn giữa các cường quốc để phát triển. Về phần Trung Quốc, họ
nắm toàn bộ sự chủ động, có thể đề ra luật chơi theo ý mình nhưng tuyệt đối
không phải vì thế mà họ có quyền định đoạt. Về phần mình, chúng ta bắt buộc
phải sống bên cạnh họ (nhiều người có vẻ
không nhớ thực tế đơn giản này) đành ở vào thế
phải nương theo và vì vậy chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển bên cạnh
Trung Quốc bằng một đối sách khôn ngoan.
Trong cơn khốn khó
đó ai giúp chúng ta? Không có ai, chỉ tự lực tự cường, khôn ngoan chèo chống
con thuyền dân tộc mà vượt qua thôi. Một số người ngây thơ định nương nhờ vào
Mỹ! Bài học nhãn tiền là Mỹ, Trung đã bắt tay nhau thí Hoàng Sa cho Trung Quốc
đấy thôi./.
Chiến lược ngoại giao phải phụ thuộc vào thế và lực của ta; không phải muốn sao cũng được. Sai lầm trong đối ngoại là sẽ dẫn tới thảm họa; bất kể nước nào cũng như vậy.
Trả lờiXóa