Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, phụ huynh phải lưu ý gì?

    “Tùy từng trẻ, có thể có những triệu chứng sau tiêm khác nhau, kéo dài 2-3 ngày. Một số trường hợp, triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn 7-14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19”, bác sĩ Hiền Minh chia sẻ. 

    Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi. Bộ cho hay Việt Nam sẽ mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã đưa ra những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi.

    Theo Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, phụ huynh không tự ý ngừng thuốc trẻ đang điều trị bệnh lý mạn tính. Đem toa thuốc, bệnh án (nếu có) để bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng xem xét chỉ định vắc xin Covid-19 phù hợp. Đồng thời, không trì hoãn những lịch tiêm vắc xin khác mà trẻ đang tiêm chủng, đem theo sổ tiêm chủng những vắc xin khác của trẻ khi đến tiêm vắc xin Covid-19. 

    Bên cạnh đó, bác sĩ lưu ý, trẻ em gái đến ngày hành kinh cũng không cần thiết tạm hoãn tiêm chủng, trừ khi trẻ đau bụng nhiều, nôn ói, mệt mỏi kèm sốt. 

    Vào trước ngày tiêm, gia đình nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm. Phụ huynh nên giải thích cho trẻ về việc tiêm vắc xin Covid-19, tạo tâm lý thư giãn thoải mái cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm một bữa ăn nhẹ 1 tiếng trước khi đi tiêm, để tránh chờ lâu sẽ khiến trẻ đói bụng. Trẻ có thể uống những viên sủi multivitamin hoặc vitamin C (sau ăn) trước khi đi tiêm.  

    “Uống nhiều nước vào ngày tiêm vắc xin có thể giúp trẻ bớt sốt, bố mẹ cho trẻ mặc trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi tiêm. Nếu không có vắc xin nào khác tiêm cùng ngày thì vị trí tiêm vắc xin Covid-19 nên là tay không thuận (ví dụ trẻ thuận tay phải thì nên tiêm vắc xin tay bên trái) để giảm những khó khăn trong sinh hoạt học tập của trẻ do đau, nhức mỏi cánh tay sau tiêm vắc xin. Lưu ý không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu, sau 30 phút có thể giúp trẻ gỡ ra”, Bác sĩ Hiền Minh tư vấn. 

    Ngoài ra, quan sát theo dõi sức khỏe trẻ ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm chủng. Bạn nên dặn dò trẻ nếu có bất cứ những triệu chứng khó chịu nào nên báo ngay cho ba mẹ hoặc nhân viên y tế. Sau đó, phụ huynh cho trẻ về nhà nghỉ ngơi ngay, không nên đi chơi hay tham gia những hoạt động thể lực khác vào ngày tiêm chủng. 

    Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng đưa ra những lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Đó là phụ huynh hay người trong gia đình nên bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm vắc xin.  

    “Tùy từng trẻ, có thể có những triệu chứng sau tiêm khác nhau, kéo dài 2-3 ngày. Có những trường hợp, triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn 7-14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19”, bác sĩ chia sẻ. 

    Cụ thể, tại chỗ tiêm, trẻ có thể bị sưng, đỏ, đau nhức, có thể nổi cục nhỏ, ngứa hoặc nhức mỏi cánh tay. Gia đình không nên bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì (lá cây, dầu gió, trứng gà…) vào chỗ sưng đau, có thể mát xa nhẹ nhàng cánh tay cho trẻ. Những thuốc kháng dị ứng nên được dùng với sự hướng dẫn của nhân viên y tế. 
    Về toàn thân, trẻ có thể sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nhức mỏi toàn thân, buồn nôn. Một số trẻ có thể dễ buồn ngủ hoặc đói bụng nhiều hơn bình thường. Đồng thời, người thân thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ.

    Nếu sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát nhưng lưu ý không để nhiễm lạnh. Bố mẹ nên nhắc trẻ uống nhiều nước. 

    Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên hoặc sưng đau nhiều tại chỗ tiêm, sử dụng thuốc cho trẻ 12-17 tuổi 1 viên x 3-4 lần/ ngày Paracetamol 500mg (tên gọi trên thị trường Panadol, Hapacol, Tylenol, Efferalgan…) 

    Đặc biệt, phụ huynh theo dõi những dấu hiệu có liên quan đến biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim sau tiêm vắc xin mRNA ở trẻ 12-17 tuổi, nhất là ở trẻ nam và sau mũi thứ hai, thường 2-4 ngày sau tiêm vắc xin (cũng có thể gặp sớm 12h sau tiêm hoặc muộn hơn).

    Đó là đấu hiệu đau ngực, cảm giác ép nặng hoặc khó chịu ở ngực, thở hụt hơi, khó thở, cảm giác nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, không đều hoặc đập thình thịch, hồi hộp đánh trống ngực.

    “Bạn nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có than phiền những dấu hiệu trên. Phụ huynh không nên quá lo lắng vì hầu hết những ca viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp tính rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19, đều khá lành tính và thường sẽ hồi phục nhanh chóng. Không cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ đã từng dị ứng (bất cứ mức độ nào) ít nhất 2 tuần sau tiêm vắc xin”, bác sĩ Hiền Minh nhấn mạnh.

 


Bảo vệ bí mật quân sự - đòi hỏi tất yếu để bảo vệ Tổ quốc: Nhìn từ kinh nghiệm nước ngoài

    Xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải có những nguyên tắc nghiêm ngặt để bảo vệ bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Đó là vấn đề có tính quy luật không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, thời gian gần đây, có những người vì nhiều lý do đã có những kiến nghị thể hiện tư duy đơn giản, đi ngược với những nguyên tắc ấy.

    Nhưng thực tiễn lịch sử cũng chứng minh, hoạt động quân sự dù là việc cơ mật, quốc gia đại sự nhưng không tách rời hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước. Quản lý Nhà nước không tách rời quản lý hoạt động quân sự song nội dung, phương thức quản lý có tính đặc thù. Nếu không nắm vững được nguyên tắc đặc thù ấy, có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.

    Câu chuyện xung quanh các sự cố tai nạn máy bay gần đây và những luồng ý kiến trên mạng xã hội cùng những kiến nghị quân đội phải cung cấp bí mật quân sự, phải công khai các thông tin về quốc phòng… cho thấy những suy nghĩ đơn giản, chưa phù hợp các nguyên tắc quản lý xã hội. Xin được dẫn chứng một ví dụ về cách giải quyết sự việc của nước Mỹ. Vào năm 1996, chuyến bay mang số hiệu 800 của hãng Trans World Airlines (TWA) phát nổ ngoài khơi bờ biển New York, lấy đi sinh mạng của 230 người. Các nhân chứng ở hiện trường đều cho rằng, có một vệt sáng bay tới phía chiếc máy bay trước khi nó bị nổ, nghi vấn máy bay bị trúng tên lửa làm nóng dư luận. Một cuộc điều tra kỹ lưỡng đến mức các cơ quan chức năng đã thu gom gần như toàn bộ các mảnh vỡ của chiếc máy bay và phục dựng lại 97% nguyên bản với sự hỗ trợ của hàng trăm kỹ sư, chuyên gia đầu ngành về hàng không vũ trụ. Sau 4 năm, các chuyên gia kết luận không có sự tấn công quân sự nào mà chỉ do thùng dầu ở cánh máy bay đã phát nổ. Nhưng với các tai nạn máy bay quân sự, nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác, đều không công khai, công bố thông tin tỉ mỉ vì nó chứa đựng bí mật quốc gia. Cách đây vài tháng, một máy bay chiến đấu thuộc đội bay biểu diễn Thunderbird của Không lực Mỹ đang biểu diễn nhân lễ tốt nghiệp của Học viện Không quân Mỹ khi bay qua đám đông đang tập trung để nghe Tổng thống Biden phát biểu đã bất ngờ gặp sự cố lao thẳng xuống đất. Ông Biden đã chia sẻ trước tai nạn này, đề cao sự rèn luyện, cống hiến của những phi công và dư luận cũng không có gì quá ồn ào hay phê phán, đòi “công khai”.

    Theo tài liệu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước ta, khi xây dựng Luật Tiếp cận thông tin thì các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách chặt chẽ để bảo vệ bí mật quân sự. Năm 2013, Nhật Bản thông qua Luật Bí mật và năm 2014 nước này tiếp tục thông qua Luật Bảo vệ bí mật đặc biệt trong đó xác định loại tài liệu bí mật để bảo đảm an ninh quốc gia. Theo quy định của luật này thì 382 loại thông tin được xác định là mật và do đó ước tính có khoảng 460.000 tài liệu mật mà công chúng không thể tiếp cận. Thái Lan tuy chưa có Luật Bí mật nhà nước nhưng có Quy tắc về giữ bí mật nhà nước được ban hành năm 2001. Luật An toàn 2015 của nước này cùng với Luật Hình sự có quy định rằng: Cán bộ gìn giữ hòa bình có thể ngăn chặn sự tuyên truyền bất kỳ tin tức, phân phát sách báo, ấn phẩm hoặc bất kỳ tài liệu nào khác có chứa các thông tin sai lệch có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng và gây hoang mang trong dư luận xã hội. Ở Hàn Quốc, Luật An ninh quốc gia năm 1948 quy định hình phạt tử hình cho hành vi tiếp cận, thu thập, tuyên truyền, rò rỉ thông tin làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

 

Đẩy mạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

    Chủ nghĩa cá nhân là một tệ nạn xã hội, nó làm hư hỏng cán bộ, phá hoại tổ chức một cách ngấm ngầm, âm ỉ như loài sâu mọt đục khoét thân cây từ bên trong, rất khó nhìn thấy, không dễ diệt trừ tận gốc. Người mắc bệnh chủ nghĩa cá nhân thì làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng, chỉ lo thu vén cho mình, không muốn mình vì mọi người mà chỉ muốn mọi người vì mình. Hơn thế nữa, bệnh cá nhân chủ nghĩa làm cho cán bộ ngại khổ, ngại khó, thấy lợi là hám, thấy tiền là thích, thấy gái là mê và nó dẫn đến bệnh tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa.

     Sự phát tác của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân đẻ ra tính tự cao, tự đại, coi mình là tài giỏi, đứng trên tập thể, xem thường quần chúng và tất yếu nảy sinh tính độc đoán, chuyên quyền, gia ơn, ban phát. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất dân chủ, thiếu công khai, minh bạch, mất tính đoàn kết, xa rời kỷ luật, ra sức chạy chức, chạy ghế, chạy quyền; kém tinh thần trách nhiệm, dẫn tới suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; làm hư hỏng tổ chức, phá hỏng chế độ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên lợi ích chung của dân tộc; là kẻ thù của cách mạng, là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng. Người chỉ ra các loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân là: bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu danh vô thực”; bệnh tị nạnh; bệnh nịnh, a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh…

    Tác hại của chủ nghĩa cá nhân vô cùng to lớn, hiện nay trong Đảng vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa thấy hết được tác hại của chủ nghĩa cá nhân, của lối sống cá nhân chủ nghĩa và như vậy chừng nào chủ nghĩa cá nhân còn tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên thì khi đó sẽ còn là một trở ngại lớn đối với tổ chức đảng và ngay chính bản thân của người cán bộ, đảng viên trong quá trình phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc. Vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình hiện nay vừa được xem là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

    Để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có hiệu quả, các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cần phân tích, làm rõ tác hại của chủ nghĩa cá nhân. Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống.

    Các cấp ủy đảng cần giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay. Quá trình tiến hành kiểm điểm phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách làm. Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương mẫu, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho cấp dưới.

    Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc giám sát, tích cực đấu tranh, phê phán những hành động sai trái của cán bộ, đảng viên, góp phần phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị; các cấp ủy đảng cần có nghị quyết lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

Giữ gìn và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ"

    Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là một hệ thống chuẩn mực, giá trị nhân cách của quân nhân cách mạng được hình thành và phát triển trong suốt gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta. Hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” trong chiến tranh trước đây cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay luôn in đậm trong lòng nhân dân, làm cho mối quan hệ quân dân luôn luôn gắn bó, tạo nên sức mạnh to lớn để Quân đội ta chiến thắng mọi kẻ thù.

    Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, do những tác động nhiều mặt của tình hình thế giới, trong nước; tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; từ sự quản lý không chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị và sự thiếu rèn luyện của một số cán bộ, chiến sĩ... đã xuất hiện những lời nói, cử chỉ, hành động không đúng. Nhiều trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng, đăc biệt nghiêm trọng hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội như: ma túy, lô đề, cờ bạc, vay nợ không có khả năng chi trả... làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của Quân đội; đến phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây cũng chính là một nội dung mà kẻ thù tập trung chống phá, nhằm làm phai mờ hình ảnh tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết quân dân. Để góp  phần xây dựng Quân đội ta thực sự vững mạnh các cơ quan đơn vị cần quan tâm đặc biệt đến việc giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

    Trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Tập trung, nâng cao sức mạnh của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, xây dựng ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

    Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có động cơ trong sáng, bản lĩnh vững vàng, trách nhiệm cao; đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh; đoàn kết nội bộ, đoàn kết gắn bó với nhân dân. Các cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nội dung xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” bằng những nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực.   

    Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” được hình thành và hoàn thiện thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, cần tổ chức cho bộ đội tích cực tham gia các nhiệm vụ: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời; tăng cường các biện pháp quản lý, duy trì nền nếp, chế độ ở từng cơ quan, đơn vị; quản lý chặt chẽ quân số, nhất là trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ; quản lý chắc các mối quan hệ xã hội của quân nhân; quan tâm sâu sát, nắm và quản lý tốt tình hình tư tưởng bộ đội, chú trọng các đối tượng cá biệt trong cơ quan, đơn vị mình; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, tạo sân chơi bổ ích để thu hút bộ đội tham gia. Đồng thời, đẩy mạnh công tác dân vận và thông qua hoạt động thực tiễn để đổi mới nội dung, hình thức cho phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng. 

    Để việc phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đạt yêu cầu đề ra, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì phải đề cao trách nhiệm, tích cực, tự giác phấn đấu, rèn luyện theo các tiêu chí đã xác định; phải thật sự gắn mình với đơn vị, sâu sát, gần gũi quần chúng, cấp dưới, công tâm trong xử lý các công việc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ.

    Coi trọng công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, làm cho bộ đội hiểu rõ sự nguy hiểm của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch; phản bác các quan điểm sai trái, lối sống thiếu lành mạnh, ngại phấn đấu, rèn luyện.

    Bên cạnh đó, mỗi quân nhân phải là người tuyên truyền, giáo dục thuyết phục nhân dân bằng chính lời nói và việc làm của mình, phải ra sức giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Bộ đội đi đến đâu đều phải được nhân dân yêu mến, tin tưởng, thực hiện đúng khẩu hiệu “đi dân nhớ, ở dân thương”; trong quan hệ với nhân dân, không được đụng đến “cái kim, sợi chỉ” của dân, càng không được làm điều gì phương hại đến lợi ích của nhân dân, trực tiếp là nhân dân địa phương nơi đóng quân.

    Mỗi cán bộ, chiến sĩ không những phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng mà còn phải tham gia tích cực và có hiệu quả trong các nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở các địa bàn, nhất là đối với các phân đội đóng quân ở các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tham gia giúp dân xóa đói, giảm nghèo; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và phòng chống các tệ nạn xã hội...

    Trong thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào, ở đâu, cán bộ, chiến sĩ chúng ta đều phải ra sức phát huy truyền thống tốt đẹp “vì nhân dân quên mình”, thật sự là người chiến sĩ của quân đội cách mạng, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xứng đáng với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

  

Nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ Quân đội

    Đoàn kết nội bộ Quân đội là sự gắn kết chặt chẽ giữa quân nhân với quân nhân, quân nhân với tổ chức, các tổ chức trong Quân đội với nhau trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình thương yêu con người, tình đồng chí, đồng đội, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp, nhằm xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

     Những năm qua, mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ Quân đội, nhất là đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì ngày càng vững chắc; cán bộ, chiến sĩ thương yêu giúp đỡ nhau. Toàn quân đoàn kết, thống nhất một lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    Tuy nhiên, thời gian qua đoàn kết nội bộ trong Quân đội có nơi còn mang tính hình thức; tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quân phiệt, bè phái, cục bộ địa phương dẫn đến mất đoàn kết, biểu hiện bằng mặt mà không bằng lòng… Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đang là nhân tố hiện hữu tác động xấu đến sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị. Có người tuy là cán bộ, đảng viên nhưng có tư tưởng thực dụng, toan tính cá nhân, thiếu trung thực, gây bè kéo cánh, phá vỡ sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đơn vị.

    Tình trạng trên đang là một trong những nguyên nhân để các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với Quân đội ta. Chúng lợi dụng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị và những yếu kém, khuyết điểm, hạn chế của ta, để bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc mối đoàn kết trong nội bộ đơn vị, gây hoài nghi lẫn nhau, làm giảm lòng tin của cán bộ, chiến sĩ vào lãnh đạo, chỉ huy, khoét sâu mâu thuẫn, bất đồng trong cơ quan, đơn vị nhằm chia rẽ nội bộ Quân đội ta, chia rẽ Quân đội với Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội...

    Để nâng cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ Quân đội, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị. Quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức đảng gắn với việc lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng cao, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt phải là người mẫu mực về tinh thần đoàn kết, biết kết hợp, giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, có khả năng quy tụ tinh thần đoàn kết trong cấp ủy, chi bộ, đảng bộ.

    Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp phải thực sự nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, tổ chức xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ. Thường xuyên quán triệt và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng quyền của đảng viên; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện độc đoán, gia trưởng, quy chụp, áp đặt ý kiến cá nhân, thành kiến, trù dập hoặc e dè nể nang, thiếu trung thực, không dám đấu tranh với những nhận thức và hành động sai trái. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ.

    Các cấp cần tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng có nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ; bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao tính tiền phong gương mẫu, tình thương yêu đồng chí, đồng đội cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, xem đó vừa là chuẩn mực đạo đức cách mạng, vừa là nhân tố cơ bản để xây dựng và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, có lòng tự trọng, xây dựng nếp sống kỷ cương, tình thương, trách nhiệm với tổ chức, đồng chí, đồng đội; có biện pháp đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động chia rẽ đoàn kết trong đơn vị. Có cơ chế, chính sách bảo đảm tốt quyền lợi, lợi ích chính đáng của quân nhân. Chăm lo, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, chống tham nhũng, lãng phí, bớt xén tiêu chuẩn, không để bộ đội khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần; mọi bức xúc về tư tưởng của bộ đội phải được giải quyết kịp thời, chính xác. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích trong xây dựng đoàn kết nội bộ, qua đó động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

 


“Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh của bộ đội”

    Đó là lời phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại “Hội nghị cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn, đại đoàn tham gia Chiến dịch Biên giới”, ngày 11-9-1950.

    Kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam thực chất là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, điều lệ của Đảng; hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: Bên cạnh lý tưởng chiến đấu, kỷ luật quân đội là điểm mấu chốt tạo nên sự thống nhất cao độ trong nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là trên chiến trường; do vậy, kỷ luật là động lực vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Người luôn yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân phải chấp hành kỷ luật một cách tự giác và nghiêm minh; đối với mệnh lệnh cấp trên ban xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để thi hành; báo cáo từ dưới lên trên phải thật thà, nhanh chóng và thiết thực; là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng đa số; địa phương phục tùng Trung ương… Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý, kỷ luật phải được thi hành bình đẳng, nhất quán, triệt để từ trên xuống dưới, không phân biệt đối xử.

    Lịch sử hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta cho thấy, quan điểm “Kỷ luật là động lực giữ sức mạnh của bộ đội” của Bác thực sự là một di sản tư tưởng, lý luận quý báu; một nguyên tắc đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng quân đội ta, từ một đội quân du kích lúc ban đầu trở thành một quân đội có ý thức tổ chức kỷ luật cao, luôn kiên định trước mọi khó khăn, thử thách; cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, bản lĩnh, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    Trong sự nghiệp xây dựng quân đội hiện nay, để duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, cùng với việc quan tâm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải làm tốt công tác giáo dục, tăng cường quản lý, duy trì kỷ luật trong đơn vị; xử lý nghiêm minh, triệt để mọi vụ việc vi phạm kỷ luật theo đúng quy định. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải luôn gương mẫu, tận tụy trong công tác, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, là tấm gương sáng cho bộ đội học tập, noi theo. Có như vậy, kỷ luật của quân đội ta mới thật sự là nghiêm minh, tự giác, tạo nền móng vững chắc tạo sự đoàn kết, nhất trí xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

“Cán bộ phải thương yêu đội viên”

    Đó là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong 2, họp từ ngày 23 đến 28-10-1950 tại tỉnh Cao Bằng.

    Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của quân đội cách mạng, vừa là cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội, trong đó quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ là mối quan hệ đặc trưng bản chất. Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội. Một mặt, dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng. Đó cũng là nguồn sức mạnh vô tận để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
    Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ phải luôn là tấm gương sáng để cấp dưới và chiến sĩ học tập, noi theo. Tình thương yêu đồng chí, đồng đội được tôi luyện, thiết lập vững chắc trong Quân đội ta qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và trở thành nét đẹp truyền thống, thành bản chất, là một trong những nhân tố cấu thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta.

    Học tập và làm theo lời Bác Hồ căn dặn, đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội các thời kỳ luôn quan tâm thiết thực, chu đáo đến đời sống tinh thần và vật chất của bộ đội, hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân tay”, do vậy cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu óc”, như người thân; từ đó họ sẽ mang hết khả năng của mình để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phải thường xuyên phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện xứng đáng là người anh, người “chị hiền” tận tuỵ chăm lo cho tập thể, cho bộ đội, là hạt nhân đoàn kết thống nhất xây dựng đơn vị VMTD.

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

     Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.

    Cách mạng Tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Đất nước ta, dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đã xuất hiện một bộ phận nhỏ cán bộ có tư tưởng công thần, hách dịch, vun vén lợi ích cá nhân, thiếu sâu sát, quan tâm đến đời sống của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm phát hiện và Người viết bài đấu tranh, lên án gay gắt; đồng thời nghiêm khắc chấn chỉnh.

    Suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn mưu cầu cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người, quyền có cuộc sống ấm no, được học hành, được chăm sóc sức khỏe, trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, người già, người nghèo, người tàn tật được giúp đỡ. Các quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được chú trọng và hoàn thiện. Ở Bác, quyền dân tộc và quyền con người là thống nhất trong cả nhận thức và hành động, trong quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật mà Người mong muốn thực hiện. Không có độc lập chân chính, bền vững thì không thể thực hiện được quyền con người và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản, thiết thực của con người.

    Quán triệt tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nhiệm vụ trọng tâm đó là sự thống nhất giữa quyền và lợi ích dân tộc với quyền, lợi ích và nghĩa vụ của con người, của công dân, như tâm nguyện của Bác kính yêu.

    Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội luôn tập trung lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng tổ chức đảng TSVM, đơn vị VMTD. Thường xuyên quan tâm, chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội; coi đây là trách nhiệm, là tình cảm với bộ đội; hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới, để bộ đội yên tâm công tác, xác định tốt nhiệm vụ, thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng, học tập và noi theo, góp phần giữ gìn và phát huy phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.

ÂM MƯU BÔI NHỌ CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ VÀ RỬA MẶT CHO NGỤY NÓI CHUNG ANH TRAI LÊ HUY QUÁT NÓI RIÊNG CỦA PHAN HUY LÊ ĐÃ BỊ THẤT BẠI!

1/ CHIẾN CÔNG ANH HÙNG:

Chặp tối ngày 17 tháng 10 năm 1945, một Thiếu niên đột ngột tẩm xăng vào người rồi tự châm lửa đốt xông vào kho vũ khí và  xăng dầu Thị Nghè của thực dân Pháp (kho này còn có tên tiếng Pháp: kho xăng dầu Simon Piétri ) làm cho kho xăng  cháy, nổ lớn mấy ngày liền, giặc không dập được, gây cho thực dân Pháp tốn thất nặng về hậu cần xăng dầu và đạn dược. Đó chính  là người Anh hùng thiếu nhì Lê Văn Tám đã được các báo chí thời đó ở trong nước và cả  nước ngoài  như: Báo ĐỘC LẬP, Báo Cứu Quốc, Báo LA RÉPUBLIQUE, BBC  và nhiều nhân chứng hiện nay vẫn còn sống xác nhận.

Vì chỉ 3 tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì vào ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tiến công vào các cơ quan cách mạng của ta tại khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, thực hiện dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, đồng bào Nam Bộ, nòng cốt là quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã đứng lên chiến đấu, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ bảo vệ nền độc lập, tự do của Dân tộc;  khắp các nơi như: Thị Nghè; Bà Điểm, Tham Lương, Phú Lâm , Nhà Bè, cầu Ông Lãnh, chợ Bến Thành, Tân Định, nhà đèn Chợ Quán, cầu Kiệu, xóm Muối, vv... là nơi quân Pháp hung hãn bắn giết nhân dân ta và các chiến sĩ tự vệ của ta nhiều nhất, lúc bấy giờ xác người bị thực dân Pháp giết nằm vương vãi khắp nơi. Chứng kiến tội ác man rợ, lòng căm thù thực dân Pháp của Tám  dâng  lên cao độ;  cậu thiếu niên mới 13 tuổi đầu, đã dám hy sinh thân mình để diệt quân thù, sự hy sinh vô cùng anh dũng của Lê Văn Tám đã làm cho quân thù khiếp đảm và lớp lớp người noi gương người Anh hùng Thiếu nhi để dùng tầm vông, dáo mác xông lên tiêu diệt kẻ thù, bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ gian khổ và thắng lợi!


2/ SỰ VINH DANH ANH HÙNG LÊ VĂN TÁM:

Sau khi Lê Văn Tám  lập chiến công và hy sinh, đã  được Hồ Chủ tịch khen ngợi  Ngày 23/10/1945 Người  đã viết trên báo Cứu Quốc (Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, ngày 23-10-1945) như sau:  “ Lê Văn Tám là một" Anh hùng đuốc sống"… một Dân tộc có tinh thần cao đến bực ấy, thì không có sức mạnh nào có thể đè bẹp được !” Và biểu tượng “Đuốc sống” Lê Văn Tám ấy đã cùng góp một viên gạch cho bức “Thành đồng Tổ quốc” mà Bác Hồ khen tặng cho Sài Gòn và Nam Bộ!

Nhưng những năm tháng chiến đấu chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, chúng ta chưa có điều kiện để vinh danh người  Anh hùng thiếu niên này. Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc và khi thống nhất đất nước thì khắp nơi có nhiều  công trình,  nhiều đường phố, Trường học, Nhà hát, Công viên, Tượng đài  được mang tên người Anh hùng.  Cùng với Lê Văn Tám, Dân tộc ta còn biết bao nhiêu  Anh hùng thiếu nhi khác đã dũng cảm hy sinh tuổi thơ của mình cho đất nước như  Kim Đồng, Kpa-Klơng, Phạm Ngọc Đa, Dương Văn Mạnh, Dương Văn Nội, Vừ A Dính, Đoàn Văn Luyện, Hồ Thị Thu, Ngô Nết, và chính các em đã làm cho kẻ thù run sợ !


3/ KẺ GIẢI THIÊNG ANH HÙNG  LÊ VĂN TÁM  BỊ VẠCH MẶT:

Tháng  2/2005, trong một cuộc họp báo, Phan Huy Lê lúc bấy giờ  là Chủ tịch Hội sử học Việt nam đã nói :"Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền anh Trần Huy Liệu viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi hy sinh khi đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: "Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa...". Tuy nhiên, Phan Huy Lê không đưa ra được bằng chứng xác thực cho sự phủ định nhân vật Lê Văn Tám mà ông nêu ra. Mặt khác, lời kể của Phan Huy Lê cũng bị chỉ ra là có mâu thuẫn lớn: ông Trần Huy Liệu làm bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong giai đoạn cuối 1945 - đầu 1946, khi đó ông Phan Huy Lê chỉ là một đứa trẻ chưa đầy 12 tuổi, không thể có chuyện ông Trần Huy Liệu lại tiếp đón ông Phan Huy Lê, gọi ông là "nhà sử học" và còn kể cho ông chuyện quan trọng như vậy... 

Về việc này lập tức có những Cụ lão thành cách mạng, các nhân sĩ  trí thức , nhà nghiên cứu như:  các ông Mai Bá Hui (1929),Trần Thắng Minh ,  Võ Thành Khiết  (1929),Hồ Thanh Điền (1926) ,Giáo sư Trần Văn Giàu  (1911), Trần Trọng Tân  (1926), Nguyễn Đình Tư  (1929), Lý Châu Hoàn, Nguyễn Văn Thịnh... đã đăng bài phân tích, đưa ra các bằng chứng bác bỏ lời kể của ông Phan Huy Lê và chứng minh sự kiện hy sinh của Lê Văn Tám là có thực và đòi đối chất với Phan Huy Lê. Nhưng Phan Huy Lê đã trốn nhẹm và  sau đó một thời gian dài không còn thấy ông Phan Huy Lê nhắc lại chuyện này nữa  cho đến tháng 10/2009  Phan Huy Lê lại viết trên báo Xưa và Nay để giải thích thêm chuyện này: 


4/ LỜI BÀO CHỮA NGỤY BIỆN VỤNG VỀ CỦA MỘT KẺ PHẢN BỘI LỊCH SỬ.

Trên Tạp chí  "Xưa & Nay" số 340 tháng 10 - 2009  Nghĩa là gần 5 năm sau  trốn nhẹm vì búa rìu dư luận, Phan Huy Lê mới trở lại lên tiếng nhằm "làm rõ thân phận của Lê Văn Tám" trong bài viết rất dài Phan Huy Lê chủ ý ném ra  một số giải thích như sau:

1/ "Khi cụ Trần Huy Liệu nói với  tôi về Lê Văn Tám không phải là năm 1945 mà là "những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có dịp làm việc nhiều với Giáo sư Trần Huy Liệu và một một hôm cụ nói như vậy..."

2/ "Ông Trần Huy Liệu hối hận vì bịa ra câu chuyện Lê Văn Tám, nên lúc đó đài BBC bác bỏ  câu chuyện này và nói con người không thể chạy mấy chục mét khi bị đốt cháy, mà chỉ vài bước là cùng, sau này tôi có trao đổi với vài Bác sĩ để xác nhận thêm."

3/ "Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên… mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có ngừơi lại nhận là hậu duệ của nhân vật này."


CHÚNG TA LẦN LƯỢT VẠCH TRẦN SỰ DỐI TRÁ CỦA PHAN HUY LÊ TỪNG ĐIỂM MỘT !

1/ Khi  Phan Huy Lê nói tại cuộc họp báo là: "Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng...". Rõ ràng Phan Huy Lê  nói dối bị lòi đuôi, vì nếu lúc cụ Liệu sáng tác là năm 1945 thì  Phan Huy Lê mới có 11 tuổi (Phan Huy Lê sinh 1934). Nên những người phản biện phát hiện ngay ra sự dối trá trơ trẽn này,không đời nào cụ Trần Huy Liệu lại đem cái chuyện quan trọng này tâm sự với một thằng nhóc Lê mới có 12 tuổi"biết cái đếch gì", do đó Phan Huy Lê bị xấu hổ, lặng đi mãi đến 2009 mới cãi lại là "Anh Liệu nói  với tôi vào những năm 60 !"

2/Trong 5 năm "hoãn binh" để nghĩ ra cách gian trá nhằm phủ định chuyện Anh Hùng Đuốc Sống Lê Văn Tám  rằng "theo đài bbc và các bác sĩ thì một con người không thể chạy xa 50 mét khi bị cháy !"

- Phan Huy Lê luôn cho mình là nhà Khoa học, người cấp tiến mà tư duy ông ta chẳng biết chút gì là khoa học về con người , bởi vì Phan Huy Lê đã đem Lê Văn Tám người Anh hùng đi so với những người có thân phận tầm thường, thấp kém ngoài đời ! Ông Lê không biết rằng, Người Anh hùng chính là người BÌNH THƯỜNG nhưng họ đã có những hành động PHI  THƯỜNG, Hành động phi  thường đó xảy ra, khi họ thấy mình cần phải hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ  Nhân dân , bảo vệ Cách mạng, thời điểm của việc làm phi thường ấy họ không còn là con người bình thường nữa, họ nhận thức được công việc mình làm là hệ trọng, quyết tâm phải hoàn thành, vượt lên cái tâm lý, cái sinh lý bản năng của con người bình thường, nên họ có sức mạnh thể  lực PHI THƯỜNG  bên trong, họ có một tinh thần mạnh mẽ phi thường,cái sức mạnh về cơ bắp chỉ là sức mạnh về đơn thuần vật chất, còn cái sức mạnh về ý chí lớn lao hơn nhiều, khoa học về con người đã từng chứng minh về sức mạnh phi thương này. Lê Văn Tám là một con người như thế, dù biết mình có thể cháy thành tro vẫn lao vào đồn giặc để trả thù cho nhân dân cho Tổ Quốc ! điều này, những người tầm thường như Phan Huy Lê còn xa mới đạt tới !

 - Hòa Thượng Thích Quảng Đức đau buồn vì tên bù nhìn  Ngô Đình Diệm đã thủ tiêu hàng ngàn Phật tử, giam cầm hàng ngàn người khác trong ngục tù phát xit, dùng xe tăng chà nát học sinh ngay trên đường phố, Niềm tin của Phật tử vào Đức Phật đã bị đánh cắp và sỉ nhục, cấm đoán, cả miền Nam đầy máu và nước mắt, các chùa chiền bị đốt phá, các học xá Phật Giáo bị chiếm giữ, giặc Mỹ lăm le đem quân đội, vũ khí và thuốc độc vào giết hại Nhân dân và Phật tử. Đây không phải là thảm họa của Dân tộc thì là gì ? Giờ phút PHI THƯƠNG  ấy  của một vị Chân Tu là phải hy sinh  bản thân mình để bảo vệ Dân tộc, có bảo vệ được Dân tộc thì Phật Pháp mới tồn tại. Nhận thức đó đi nhanh qua Người, Người không cần tính toán, không so sánh và đã quyết chí Hy sinh, Ý chí hy sinh cao cả tạo cho Hòa Thượng một sức mạnh PHI THƯỜNG mà kẻ  có thân phận kém cỏi như Phan Huy Lê không thể nào hiểu được và Ngài đã hy sinh như thế: "ngồi ung dung, tự tại, tay lần tràng hạt ,miệng Ngài vẫn cầu nguyện trong ngọn lửa ngàn độ hung tàn hàng vài chục phút mà không một chút run rẩy,không một chút  đau đớn, kêu than trước sự yêu thương, kính trọng tột cùng của người Sài Gòn và sự hoảng loạn của đàn dơi Ngô Đình Diệm. Người ngồi đó đến khi thân xác mình thành than với trái tim bất diệt, đã làm cho chế độ phát xít  sụp đổ  tan tành,Bồ tát Thích Quảng Đức đã bác bỏ cái lộng ngôn  sợ chết của bọn phản động, kẻ phản bội hèn hạ  của bbc, của Phan Huy Lê và của vài bác sĩ vô học !

- Còn nữa, Anh hùng Ngô Thị Tuyển chỉ nặng có 46 kg mà dư sức vác  hai hòm đạn nặng 98 kg chạy băng băng dưới làn mưa đạn Mỹ để tiếp tế đạn cho bộ đội vít đầu giặc Mỹ xuống đền tội, Hỏi ông Phan Huy Lê cái khoa học nhân  văn của ông đâu hãy đem ra mà giải thích sức mạnh PHI THƯỜNG  của chính nghĩa đã biến một người con gái bình thường, nhỏ bé , nghèo khổ  ở Nam Ngạn để trở thành PHI THƯỜNG! Có lẽ ông và tôi tớ của ông sẽ nói đây chỉ là chuyện bịa !

- Dũng sĩ diệt Mỹ thiếu nhi Đoàn Văn Luyện 13 tuổi, căm thù Mỹ-Ngụy vô cớ giết chết mẹ và anh trai mình, bạo tàn rải bom Napal đốt cháy trụi xóm làng Bình Đông nơi em sinh sống. Không, không thể để giặc Mỹ rút đi mà không đền nợ máu. Bốn lần mưu kế vào sâu tận trong hang ổ kẻ thù, gài lựu đạn thông minh diệt 14 tên Mỹ, số Mỹ chết nhiều hơn số tuổi đời của Luyện, tin tức này làm rung động năm châu. Người ta hỏi tại sao Luyện lại diệt Mỹ tài giỏi như thế, em trả lời, em căm thù chúng nó nên ngày đêm em không ngủ, thức để nghĩ ra kế hay mà bắt kẻ thù đền nợ máu ! Tiếc là Phan Huy Lê đã chết, nếu không, ông phải về gặp Luyện mà "khai quật cái khoa học, cái đổi mới" để nâng cao trí tuệ  cho mình, và biết đâu khi đó trước sự Anh hùng của Đoàn Văn Luyện sẽ làm cho Phan Huy Lê tìm ra con đường sáng!

3/ Cũng trong số báo này, Phan Huy Lê viết: "Nhà nước nên giữ lại các tên đường phố, tượng đài, trường học, công viên đã mang tên Lê Văn Tám, đừng thay đổi..."

Ha ha..Muộn rồi ông Phan Huy Lê à... Tử  2/2005 khi ông  giở trò hèn hạ  giải thiêng  Anh hùng Lê Văn  Tám tại cuộc họp báo, thì những công trình, Nhà hát, Công Viên, Trường học không những không đổi tên mà chúng ta còn đặt thêm tên Anh hùng Lê Văn  Tám cho  nhiều công trình mới nữa.  Dù Nhân dân tôi không trừng phạt vì hành vi đen tối của ông, nhưng Đảng và Nhà nước biết là ông là kẻ nói dối một cách hèn hạ nên việc đề nghị của ông càng thấy tội nghiệp cho ông, ông có mê ngủ không mà đề nghị như vậy, đúng là ông đã quá già không còn minh mẫn nữa !


KẾT LUẬN:

Dư luận cho rằng, Phan Huy Lê đã có âm mưu này từ lâu nhằm phục thù cho gia đình mình, phục thù cho anh cả Phan Huy Quát, kẻ đã cam tâm bán mình cho giặc từ rất sớm.  Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, hàng triệu người  dù trai gái, trẻ già, đều lao mình ra ngăn giặc, còn Phan Huy Quát thì nhảy ra gặm giầy giặc làm thân trâu chó cầm súng Pháp để đàn áp lại nhân dân mình. Hắn đã leo lên đến chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã có lần dẫn tên Nixon lên tận Điện Biên khảo sát để dùng bom nguyên tử nhằm giải vây cho quân giặc bị bao vây ở đây nhưng không thành. Pháp chạy, Quát bỏ  Pháp nhảy sang đánh thuê cho Mỹ, và sau bao nhiêu năm giết chóc hắn đã leo đến tột cùng tội ác: Thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn. Ngày giải phóng Sài Gòn lẽ ra Quát phải nhận ra con đường tội ác của mình thì sẽ được Nhân dân ta thứ, nhưng hắn trốn cải tạo định vượt biên thì bị bắt và tự trả nợ máu cho mình trong nhà tù;  tôi nghĩ dư luận này cũng có phần đúng, vì lẽ ra Phan Huy Lê là người phải biết ơn cách mạng nuôi dưỡng mình, nhưng ông lại không làm như thế mà ngược lại định làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Cách mạng bằng cách liên tục có những hành vi không thể nào chấp nhận. Việc xuyên tạc người Anh hùng Lê Văn Tám của Phan Huy Lê chỉ là liều thuốc thử , xem sự phản ứng của Đảng ta như thế nào, và quả vậy không một ai trong chính quyền gọi Phan Huy Lê ra phê phán và kỷ luật Lê về tội phát ngôn phản cách mạng, xuyên tạc, giải thiêng Anh hùng là phạm tội (theo bộ luật hình sự)...!

Thấy an toàn Phan Huy Lê liền tiến lên một bước nguy hiểm nữa: cho viết sử theo cái mà ông ta huênh hoang "tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học.." dưới cái nhãn dán lòe người đó Phan Huy Lê cho tôi tớ của mình gạt bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền để chỉ bọn tay sai bán nước ở Sài Gòn ra khỏi hai bộ sử , việc làm này đã làm "động long mạch của nhà họ Phan" nên Phan Huy Lê bị dư luận tố cáo, phát hiện ra âm mưu phản bội Lịch sử mấy năm nay. Bộ sử 30 tập do Phan Huy Lê chủ biên định cuối năm 2018 là phát hành, nhưng vi sai sót có cố ý đã động đến tai Trung ương Đảng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nên nó bị huýt còi, giao cho Ban thẩm định do Chính phủ thành lập để chỉnh sửa. 

Không đơn giản là bỏ chữ ngụy  trong bộ sách mà sâu xa như Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, và Thiếu tướng Hoàng Kiền đã phát biểu trên VTV1: "Bỏ chữ ngụy quân, ngụy quyền, công nhận VNCH là âm mưu chính trị, nhằm hợp pháp hóa vai trò đua quân xâm lược miền Nam của Mỹ  là giúp cái gọi là VNCH  bảo vệ đất nước, còn Quân đội NDVN là xâm lược...nhằm biến kẻ xâm lược thành chính nghĩa,và nạn nhân thành phi nghĩa, tiến tới lật đổ nước CHXHVN  bằng pháp lý..."

Sau các cuộc cách mạng màu ở Âu-Phi và Tây Á nhiều quốc gia đang hòa bình trở thành chiến tranh tàn khốc, Đế Quốc Mỹ và bọn phản bội ở các nước đó gây ra không biết bao nhiêu tang tóc cho các dân tộc như ở Iraq, Afghanistan, Syria, Libya....Nếu chúng ta không chặn âm mưu của bọn phản bội được bên ngoài tài trợ để chúng thao túng văn hóa, bóp méo lịch sử, giải thiêng Anh hùng, Lãnh tụ, gieo  rắc nghi ngờ sự lãnh đạo của Đảng thì sức mạnh đoàn kết toàn dân sẽ vị xâm hại nghiêm trọng, chừng đó chúng dễ dàng gây rối loạn xã hội, và hậu quả là vô cùng tai hại. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với các âm mưu này...



Yêu nước ST.

Xử phạt linh mục Đinh Hữu Thoại

    Trong giai đoạn cả nước đang “căng mình” phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì Đinh Hữu Thoại, linh mục phụ tá Giáo xứ Tiên Phước (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) lại có bài viết trên trang mạng xã hội với nội dung sai sự thật, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước.

 

    Cụ thể, linh mục Đinh Hữu Thoại (với nickname Đinh Hữu Thoại) có bài viết bình luận: “Quỹ vaccine là quỹ lừa đảo, kẻ lừa đảo thì mang tiền đi gửi nhà băng lấy lãi, kẻ bị lừa thì ngậm bồ hòn làm ngọt”; kèm theo đó là ảnh chụp bài viết Trang thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y tế có nội dung: “Thủ tướng: Quỹ vaccine COVID-19 là quỹ nhân ái, tinh thần đoàn kết và trái tim kết nối trái tim.

    Trong bài phát biểu quan trọng như “lời hiệu triệu” huy động mọi nguồn lực cho chiến lược vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, góp vào Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 - Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim”. Bài viết của linh mục Đinh Hữu Thoại có nội dung thông tin sai sự thật như trên đã gây bức xúc dư luận, vi phạm quy định của pháp luật trên lĩnh vực công nghệ thông tin...

    Đáng chú ý, sau khi linh mục Đinh Hữu Thoại đăng tải thông tin sai sự thật, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Nam đã 3 lần có giấy mời đến làm việc nhưng linh mục Đinh Hữu Thoại viện cớ nhiều lý do khác nhau để không đến. Khi Báo CAND và nhiều tờ báo khác đăng tải sự việc thì linh mục Đinh Hữu Thoại lại “lu loa” rằng, trang Facebook đăng tải thông tin sai sự thật nêu trên là mạo danh ông ta, không phải do ông ta lập ra(!?). Sự thật được cơ quan chức năng khẳng định, bài viết có nội dung xuyên tạc, sai sự thật vào ngày 18/6/2021, trên mạng xã hội Facebook với tài khoản mang tên “Đinh Hữu Thoại”, có địa chỉ ID: 1849592060, có tích xanh là của linh mục Đinh Hữu Thoại, phụ tá giáo xứ Tiên Phước, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

    Căn cứ quy định của pháp luật, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Đinh Hữu Thoại.

    Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15 ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Thanh tra Sở TT&TT xử phạt 7,5 triệu đồng đối với ông Đinh Hữu Thoại và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày 14/10/2021 và số tiền phạt cá nhân phải nộp tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

    Nếu quá thời hạn mà ông Thoại không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đây là quyết định thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi sai phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định.

 


Những luận điệu xuyên tạc rẻ tiền

    Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá của Đảng, từ ngày 4-7/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ tư để thảo luận, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước trong tình hình mới. Lợi dụng sự kiện chính trị quan trọng này, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc về Hội nghị.

    Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) diễn ra trong bối cảnh sau hơn nửa năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh và nguy hiểm, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

    Trong điều kiện đó, Hội nghị lần thứ tư của Đảng đã được tổ chức để thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng như: Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024; chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung quy định về những điều đảng viên không được làm...

    Lợi dụng vào sự kiện, thời điểm và nội dung thảo luận, quyết nghị những vấn đề quan trọng của Hội nghị, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lập tức tăng cường tuyên truyền xuyên tạc chống phá trên nhiều phương diện, từ chế độ chính trị, công tác phòng, chống dịch bệnh, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

    Hạ thấp vai trò, ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 4, một số trung tâm truyền thông quốc tế như Đài VOA, RFA, RFI, các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời… tập trung khai thác, chống phá ở nhiều góc độ khác nhau. Họ xuyên tạc rằng, đang trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, người lao động tại TP Hồ Chí Minh li tán, tị nạn, tháo chạy hỗn loạn không ai lo thì Trung ương lại tổ chức “họp trong phòng lạnh” để tung hô, khen ngợi các thành tích “vinh quang thuộc về Đảng” còn “đau thương trút lên đầu nhân dân”.

    Xuyên tạc nội dung của kỳ họp, phê phán biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh. Họ cho rằng đó là phương pháp sai lầm, chế độ đã sử dụng kỷ luật thép, đưa quân đội, công an vào đàn áp, cấm đoán đi lại, các hoạt động kinh tế đình trệ, xã hội hỗn loạn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt tháo chạy, di dời nhà máy, sản xuất khỏi Việt Nam. Vu cáo rằng, các gói cứu trợ an sinh xã hội từ Trung ương thì lớn mà đến tay nhân dân thì nhỏ giọt, chảy vào túi quan tham, lợi ích nhóm… Suy diễn công tác xây dựng Đảng của Hội nghị Trung ương 4, các đối tượng xuyên tạc “Đảng không bận tâm về hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 mà chỉ quan tâm làm sao để Đảng vẫn “muôn năm trường trị”…

    Như chúng ta thấy, Hội nghị Trung ương 4 với nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa lớn trong cả nhiệm kỳ khoá XIII. Trung ương đã tập trung phân tích những ảnh hưởng nặng nề, nhiều mặt, đưa ra những chủ trương, chính sách tổng thể, căn cơ, bài bản hơn để quyết liệt phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, định hướng phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp hơn với thực tế tình hình hiện nay và có tính khả thi cao để tiếp tục tập trung ưu tiên phòng, chống dịch bệnh và khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của dịch bệnh.

    Ưu tiên triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả cho nhân dân, người lao động và doanh nghiệp, ổn định đời sống và phục hồi sản xuất kinh doanh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục tạo dấu ấn sâu đậm trong Đảng và trong nhân dân về “Nghị quyết Trung ương 4”, đây luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Với những nội dung, yêu cầu mới, Đảng tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một cách ráo riết, quyết liệt, có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.

    Các nội dung, kết luận của Trung ương tại Hội nghị sẽ góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Những luận điệu mà các đối tượng tung ra xuyên tạc nội dung, ý nghĩa Hội nghị có thể thấy rõ ở mấy điểm sau:

    Một là, đằng sau những luận điệu sai trái, xuyên tạc mà các đối tượng xấu tập trung khai thác, lập luận, tuyên truyền, người ta thấy đó là quan điểm dân tuý, cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Với kiểu phê phán bằng mọi cách, cứ như thể chỉ họ mới là lực lượng, những người tiến bộ, dân chủ, quan tâm thực sự đến đời sống người dân, ca ngợi, cổ xúy, hướng lái theo cái họ gọi là giá trị xã hội phương Tây.

    Hai là, tung ra các luận điệu sai trái, suy diễn, xuyên tạc Hội nghị Trung ương 4 nhằm mục đích hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, cố tình dẫn dắt dư luận để gieo rắc nhận thức lệch lạc, hạ thấp vị trí, ý nghĩa của Hội nghị, uy tín, niềm tin của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lợi dụng vào tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để quy chụp nói xấu, xuyên tạc bản chất chế độ xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

    Ba là, phê phán, phủ nhận thành quả công tác phòng, chống dịch bệnh của hệ thống chính trị của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Lấy một số hiện tượng tiêu cực, một số khó khăn, hạn chế ở chỗ này, chỗ khác để quy kết bản chất, từ đó lên án chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, an sinh xã hội, cách thức, phương pháp thực hiện của chính quyền địa phương.

    Bốn là, làm méo mó hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế, làm suy giảm uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó họ cố tình bóp méo tình hình Việt Nam, nhất là bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội, nghĩa cử đồng bào, sự đùm bọc, chia sẻ, đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh với quyết tâm, nỗ lực ngăn chặn sự ảnh hưởng, hạn chế tác động thấp nhất mà đại dịch gây ra.

    Trái ngược thủ đoạn, ý đồ mà các đối tượng rêu rao, Hội nghị Trung ương 4 của Đảng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các vấn đề để đưa ra quyết nghị đúng đắn. Trên cơ sở đó, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Nhất hô bá ứng”, “tiền hô hậu ủng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt” để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tốt những thành tựu, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và bình tĩnh, tỉnh táo xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề khó, chưa có tiền lệ, mới phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn; duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và đời sống nhân dân.

 


Để lọt danh sách ứng viên, “thành tích” phải… bất hảo

    Hồi tháng 7/2021, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) tung ra cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” với hạn chốt danh sách ứng viên đến hết tháng 9 và sẽ trao vào cuối năm. Trò lố này đã bị dư luận lên án từ lâu, chỉ tiếc là vẫn có kẻ tưởng được thưởng là oách nên “tham tiền cột mỡ lắm anh leo”…  

    Đầu tháng 7/2021, MLNQVN ra “Thông cáo báo chí” cho biết, sẽ nhận đề cử ứng viên cho “Giải Nhân quyền Việt Nam” (GNQVN) năm 2021, hạn nhận đề cử từ 7/7/2021 đến ngày 30/9/2021. Hiện mốc thời gian trên đã hết, ứng viên cũng đã chốt, dù danh sách giải thưởng năm nay chưa được công bố nhưng với kịch bản, mưu đồ vẹn nguyên như các năm trước, đủ hình dung ai sẽ “lên bục”.

    GNQVN được tổ chức này đưa ra vào năm 2002 và hằng năm đều diễn lại kịch bản như cũ. Trong thông cáo hồi tháng 7, tổ chức này nói rằng giải thưởng sẽ trao cho “cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam đã có những đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”. Đồng thời, tô vẽ thành “GNQVN cũng là cơ hội để người Việt Nam trên khắp thế giới thể hiện tình đoàn kết và hỗ trợ đối với những người tham gia đấu tranh không ngừng cho các quyền cơ bản và công lý cho người dân Việt Nam”.  

    Trên các diễn đàn, tổ chức này rêu rao việc trao giải thưởng với những mục đích, ý nghĩa hết sức cao đẹp như: nhân danh, đề cao vấn đề quyền con người; xem việc ngợi ca những cá nhân tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền là cách để thúc đẩy, làm cho quyền con người được thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất. Những ứng viên, rồi chủ nhân các giải thưởng này khi “vinh danh” đều được tung hô với những ngôn từ hết sức mĩ miều như “nhà tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”; “tự nguyện dành toàn thời gian dấn thân vào con đường tranh đấu vì quyền lợi của giới lao động”; “một nhà tranh đấu dũng cảm cho nhân quyền và dân chủ tự do cho Việt Nam, giữ vững lập trường, không bao giờ từ bỏ lý tưởng, và phấn đấu không ngừng cho công lý, nhân phẩm và tự do”...

    Tuy nhiên, ngay sau lớp câu từ mỹ miều đó là sự thật khôi hài. Tính từ năm 2002 đến nay, tổ chức này đã trao giải thưởng cho 49 cá nhân và 4 tổ chức. Lật lại danh sách được giải thưởng thì đó là những cái tên nhẵn mặt trong giới tự xưng “dân chủ, nhân quyền” để chống phá đất nước như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Nguyễn Ðăng Quế, Lê Quang Liêm, Thích Quảng Ðộ, Phan Văn Lợi, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh... Đó hầu hết là những đối tượng đã, đang chấp hành án về các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, cũng có những cá nhân đang bị khởi tố, điều tra về nhóm tội danh này.

    Với danh sách “khen thưởng” như vậy, đủ thấy tổ chức này tung ra giải nhân quyền lố bịch như thế nào. Tiêu chí trao thưởng được chỉ ra với 3 điểm: (1) Phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam; (2) đã có “thành tích” đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam; (3) việc đấu tranh đã tạo được “ảnh hưởng tích cực” tại quốc nội cũng như ở hải ngoại. Đáng chú ý, trong hướng dẫn đề cử, tổ chức này còn lưu ý quá trình hoạt động có liên quan đến nhân quyền Việt Nam như “tác phẩm đã phổ biến, gian khổ đã chịu đựng, thành tích được tuyên dương”… Năm 2020, mạng lưới này cũng dành mấy tháng rêu rao đề cử và rốt cuộc đã tiến hành trao cho Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. 

    Khi nhìn vào những cá nhân được nhận giải, không khó để chúng ta thấy điểm chung là những cá nhân đó đều có hành động chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ hết sức quyết liệt. Chẳng hạn, một trong ba đối tượng nhận giải năm 2020 là Nguyễn Năng Tĩnh, đây là đối tượng bị kết án về hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, là người Công giáo, sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Tĩnh trở thành thầy giáo dạy nhạc và là giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An.

    Trong môi trường giáo dục, có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh lại biến giảng đường thành nơi thực hiện hành vi chống phá, tuyên truyền những sáng tác có nội dung sai lệch. Cùng với đó, Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như “Việt Nam tôi đâu”, “Xin hỏi anh là ai”, “Trả lại cho dân”... Trên cương vị giảng viên âm nhạc, Tĩnh còn đưa những bài hát này “phổ biến” trong sinh viên.

    Tại sao một giảng viên âm nhạc, được đào tạo bài bản lại “trở cờ”, có các hoạt động chống đối? Tìm hiểu về nhân thân cho thấy, Tĩnh đã không giữ được bản thân mình, không thực hiện đúng nghĩa vụ với tư cách một công dân cũng như với cương vị người thầy. Tĩnh đã trượt và ngày càng lấn sâu vào con đường phạm pháp dưới sự dẫn dắt, mua chuộc của đối tượng xấu. Nguyễn Năng Tĩnh tham gia nhiều tổ chức có hoạt động chống phá Việt Nam như “Bảo vệ sự sống”, “NoU FC Vinh”, “Quỹ phát triển con người”, “Truyền thông công giáo”...

    Qua mạng xã hội, Tĩnh có mối quan hệ với nhiều phần tử xấu trong và ngoài nước. Thông qua mạng xã hội, Nguyễn Năng Tĩnh đã đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; kích động người dân biểu tình, chống chính quyền…

    Trường hợp được “vinh danh” khác là Nguyễn Văn Hóa, cũng là một đối tượng có hành động chống đối quyết liệt. Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng mạng xã hội tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân. Qua đó, truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn, chống phá Nhà nước Việt Nam. Dù bị kết án và phải chấp hành án phạt tù nhưng Nguyễn Văn Hóa vẫn tiếp diễn nhiều hoạt động chống đối, đặc biệt là sử dụng chiêu trò tuyệt thực trong trại giam để gây sức ép với chính quyền. 

    Năm 2019, có 3 cá nhân được tổ chức này “vinh danh” là Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Lê Công Định. Mặc dù bản thông báo cho biết buổi lễ “vinh danh” 3 cá nhân này được tổ chức long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 71, song nó vẫn không khiến người ta quên rằng, 3 cá nhân đó đều đã từng chịu những bản án tù với các tội danh như “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Bộ luật Hình sự Việt Nam.

    Với những nhân vật như vậy nhận thưởng, rõ ràng “giải thưởng nhân quyền” được trao chẳng phải nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam như mạng lưới này rêu rao mà nó chỉ là một màn kịch để hợp thức hóa hoạt động chống phá chính quyền. 

    Thực tế, một giải thưởng muốn có vị thế, có uy tín, được công nhận thì trước hết, các cơ quan chủ trì tổ chức giải phải là đơn vị có uy tín. Vậy nhưng các tổ chức đang tiến hành trao các giải thưởng dưới vỏ bọc “nhân quyền” lại không hề có tính chính danh. Tổ chức MLNQVN thực chất chỉ là một tổ chức bất hợp pháp do các đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam lập ra.

    Núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tổ chức này đã đạo diễn hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, như lập website, mạng xã hội để tuyên truyền thông tin chống phá Việt Nam; tích cực vận động một số dân biểu, nghị sĩ Mỹ không có thiện cảm với Việt Nam thực hiện các hoạt động bảo trợ; gửi “thư ngỏ” cho một số quan chức nước ngoài nhằm kêu gọi sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tổ chức này còn núp dưới danh nghĩa đấu tranh cho các “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân chính trị” hoặc “tù nhân lương tâm” để tiến hành chống phá…  

    Do đó, việc trao giải thưởng chỉ là vở kịch để đánh bóng tên tuổi và giúp sức về mặt tinh thần cũng như vật chất cho các đối tượng chống đối trong nước. Đáng tiếc, dù bản chất cái gọi là giải thưởng nhân quyền đã được lật tẩy và dư luận lên án từ lâu nhưng một số kẻ vẫn bị ảo tưởng, vẫn bị chi phối bởi các động cơ cá nhân mà “cậy sức cây đu nhiều chị nhún/ tham tiền cột mỡ lắm anh leo”…

 

Sáng 20/10, nhiều tỉnh phía Bắc có số F0 tăng cao

    Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An là các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới. Các ổ dịch tại Phú Thọ chưa xác định được nguồn lây.

    Phú Thọ: Thêm 26 ca dương tính

    Tối 19/10, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trong ngày địa phương này đã ghi nhận 26 ca dương tính mới.

    Trong đó, thành phố Việt Trì có 15 ca (Xã Thanh Đình 1 ca; phường Bạch Hạc 3 ca; phường Dữu Lâu 2 ca; phường Thanh Miếu 1 ca; phường Vân Phú 1 ca; xã Kim Đức 1 ca; phường Tiên Cát 3 ca; xã Thụy Vân 3 ca); thị xã Phú Thọ có 1 ca ở xã Phú Hộ; huyện Lâm Thao có 9 ca (thị trấn Hùng Sơn 4 ca; xã Thạch Sơn 1; xã Cao Xá 2 ca; xã Phùng Nguyên 1 ca, xã Xuân Lũng 1 ca); huyện Phù Ninh có 1 ca ở xã Trị Quận.

    Hà Nam ghi nhận 21 F0 mới

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam vừa công bố 21 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong ngày 19/10; trong đó có 20 bệnh nhân có địa chỉ ở thành phố Phủ Lý và một bệnh nhân ở xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng.

    Như vậy, sau 30 ngày kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, tính đến chiều ngày 19/10 Hà Nam ghi nhận 780 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã.

    Nam Định ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 mới

    Trong ngày 19/10, tỉnh Nam Định ghi nhận 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tại huyện Ý Yên, nơi có ổ dịch mới bùng phát trong cộng đồng, ngành y tế đã triển khai test nhanh trên diện rộng đối với 9 xã, thị trấn. Kết quả thực hiện được 17.000 test nhanh, kết quả 3 mẫu dương tính của bệnh nhân mới mắc.

    Thái Bình: Một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

   Tính đến 18h30 ngày 19/10, tỉnh Thái Bình ghi nhận 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới từ khu vực miền Nam về và đã được cách ly tập trung ngay. Toàn tỉnh hiện có 58 trường hợp F1 và 95 trường hợp F2 đang được cách ly, theo dõi sức khỏe.

    Thanh Hóa: Thêm 23 ca mắc mới

    Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trong ngày 19/10, địa phương này ghi nhận 23 ca mắc Covid-19, trong đó ổ dịch thị xã Bỉm Sơn ghi nhận thêm 15 ca, 1 ca mắc liên quan tại thành phố Sầm Sơn; còn lại là công dân trở về từ các tỉnh, thành phố phía Nam.

    Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 727 ca mắc Covid-19, có 491 bệnh nhân được điều trị khỏi ra viện, 5 ca tử vong. để phóng to ảnh

    Nghệ An: F0 tăng cao, tiếp tục ghi nhận ca cộng đồng

    Theo báo cáo CDC Nghệ An, ngày 19/10, địa phương này ghi nhận 33 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 2 ca cộng đồng tại xã Hưng Lộc (thành phố Vinh) và xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên); 6 F1 và 23 bệnh nhân là công dân trở về từ các tỉnh phía Nam. Trong ngày không ghi nhận ca tử vong, có 6 bệnh nhân ra viện.

    Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Nghệ An đã có 2.081 bệnh nhân Covid-19; 19 bệnh nhân tử vong; 1.885 bệnh nhân được điều trị khỏi và ra viện; 177 bệnh nhân đang điều trị.

    Hà Tĩnh: 1 ca mắc mới

    Trong ngày 19/10, Hà Tĩnh ghi nhận một ca mắc Covid-19, đã được cách ly tập trung trước đó.

    Trong ngày 19/10, địa phương này có 809 người về từ vùng dịch các tỉnh phía Nam, tổng số người về từ 10/7 đến nay là 24.490 người.

    Quảng Bình: 5 ca mắc mới, 18 bệnh nhân ra viện

    Thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng,chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong ngày 19/10, địa phương này chỉ ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới, đều về từ các tỉnh phía Nam.

    Quảng Trị: 19 ca mắc mới, 27 bệnh nhân ra viện

    Ngày 19/10, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là người về từ phía Nam, 27 trường hợp khỏi bệnh.

    Đến nay có 2/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Hòa Bình.

    Có 17 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Đà Nẵng.