Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

DỘT TỪ NÓC DỘT XUỐNG CHỨ “GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG” NỖI GÌ?

 

Thật là nực cười khi các con zận Việt ca ngợi gia đình trùm “dân oan” Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là “gia đình cách mạng”. Chả hiếu zận Việt lấy cơ sở, tiêu chí nào để “tôn vinh” cái gia đình có bề dày “thành tích phá hoại” là “gia đình cách mạng”. Phải chăng đó là những tiền án, tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng, kêu gọi biểu tình phá rối an ninh trật tự của Cấn Thị Thêu và các con trong các hoạt động sai trái của cái nhóm tự xưng “dân oan Dương Nội”.
Thiết nghĩ không có một quốc gia nào trên thế giới gọi những kẻ vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền là những “người có công với cách mạng” hay “gia đình cách mạng” cả. Đây bản chất là chiêu trò những kẻ phá hoại, zận chủ nhằm cổ xúy, bao che các hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật, phá hoại đất nước của những kẻ zận chủ mà thôi.
Với âm mưu “đánh tráo khái niệm” giữa hành vi khiếu kiện, kêu oan của người dân với hành vi lợi dụng việc khiếu kiện, kêu oan để chống phá chính quyền, phá rối trật tự tự công cộng của gia đình Cấn Thị Thêu. Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư lợi dụng việc khiếu kiện để kích động người dân vào các hoạt động sai trái, xuyên tạc chống phá chính quyền mà thậm chí còn ly gián, gây xung đột khiến cho các vấn đề xã hội trở nên phức tạp, gây dư luận xấu. Điển hình trong đó là vụ việc Đồng Tâm. Cấn Thị Thêu cùng các đối tượng chống đối khác có những hành động cổ xúy, tung hô hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của Lê Đình Kình cùng người thân khiến cho tình hình ở đó phức tạp và bị các đối tượng xấu lợi dụng để xuyên tạc chống Đảng và Nhà nước ta.
Gia đình Cấn Thị Thêu gồm 5 thành viên nhưng 4/5 thành viên dính vào vòng lao lý. Chỉ vì tiền cùng những lời hứa hẹn mà Cấn Thị Thêu đưa các thành viên của gia đình đi theo con người phá rối rối an ninh trật tự, chống phá đất nước và giờ đây gia đình tan nát, mỗi người một nơi. Đánh đổi hạnh phúc gia đình, sự quây quần của các thành viên bằng những đồng tiền, bằng những lời hứa liệu có đáng không? Gia môn bất hạnh, dột từ nóc dột xuống chứ “gia đình cách mạng” cái nỗi gì?
Thật đáng nực cười vì những chiêu trò vinh danh lố bịch, kệch cỡn này của những kẻ zận chủ, những kẻ bất chất sự thật, bất chấp sự bình yên của đất nước, đánh đổi lương tri vì những tiền./.
vubao38-st

ĐẢM BẢO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CỘNG CUỘC ĐỔI MỚI

 

Để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trước hết cần bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị tập trung mũi nhọn đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch, phản động; bảo vệ vững chắc địa vị và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Giữ vững và kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng phải làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, tỏa sáng, phát huy sức sống là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng- lý luận, trước hết là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở. Mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần thấu hiểu sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin; tính mở của học thuyết, tư duy biện chứng lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, chứa đựng hơi thở của thời đại, của cuộc sống.

Kiên quyết phê phán những nhận thức, phương pháp tư duy và cách tiếp cận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo lối cực đoan, một chiều, giáo điều, bảo thủ, nhất là thái độ phiến diện, hẹp hòi, máy móc trong ứng xử với các giá trị văn minh nhân loại, đem đối lập chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội một cách gượng ép theo ý muốn chủ quan, minh họa đơn giản. Điều này vô tình biến những nguyên lý cơ bản, hệ thống lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin thành những quan điểm khô cứng, nguyên mẫu, không có mối liên hệ nào với thực tiễn và cuộc sống sinh động của thế giới đang vận động, phát triển; không đến xỉa gì đến tính đặc thù của các quốc gia, dân tộc...

Phải tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận, tuyên giáo nhằm bảo vệ tính cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung mũi nhọn đấu tranh bảo vệ vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cấp ủy đảng các cấp phải thống nhất nhận thức và hành động, quan tâm chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt các lực lượng, các ngành, các cấp vào cuộc mà lực lượng xung kích, nòng cốt là ngành Tuyên giáo, các cơ quan truyền thông, thông tin tuyên truyền, cơ quan nghiên cứu khoa học, Hội đồng Lý luận Trung ương, các ban đảng các cấp; lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, các nhà nghiên cứu lý luận, các học giả. Tập trung đấu tranh phản bác, vạch trần sự giả dối, xảo biện, phát hiện, ngăn chặn các luận điệu sai trái, độc hại của các thế lực thù địch tấn công phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận, hoàn thiện hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các hình thức, phương thức, biện pháp phù hợp để huy động được sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, trí tuệ, cơ chế chính sách phục vụ cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch./.

CHÍNH MỸ MỚI LÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH


1. Ngày 24/3/1999, không cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Bin Cliton cùng với một số nước NATO phát động chiến tranh tàn bạo xâm lược Nam Tư mượn cớ “bảo vệ nhân quyền”. Chúng tiến hành cuộc “cách mạng màu” lật đổ Tổng thống Milosevich cáo buộc ông “phạm tội chống lại loài người” đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế. Năm 2015, tòa án quốc tế kết luận không có bất cứ bằng chứng nào để buộc tội cựu Tổng thống Nam Tư Milosevich phạm tội ác chiến tranh nhưng ông đã qua đời trong tù. Bất chấp luật pháp quốc tế, Mỹ tách khu tự trị Kosovo ra khỏi Liên bang Nam Tư thành lập Cộng hòa Kosovo mà không cần thông qua trưng cầu ý dân. Từ đó, Liên bang Nam Tư tan rã thành các quốc gia mới là Kosovo, Montenegro và Serbia.
2. Ngày 11/9/2001 chỉ sau vài giờ vụ tấn công khủng bố vào Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại quốc tế New York, không cần điều tra xác minh Tổng thống Mỹ G.W.Bush tuyên bố thủ phạm là Osama Bin Laden, chỉ huy tổ chức Al-Qaeda. Từ ngày 7/10/2001, G.W.Bush phát động “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” để tiêu diệt Al-Qaeda và trừng phạt Taliban. Mãi tới năm 2003, Quốc hội Mỹ mới quyết định thành lập Ủy ban điều tra vụ tấn công ngày 11/9. Tuy nhiên, cộng đồng thế giới hoài nghi về tính khách quan trung thực của Ủy ban này.
3. Ngày 20/3/2003,ngụy tạo “Iraq sở hữu vũ khí hóa học”, Tổng thống Mỹ G.H.Bush và một số nước hiếu chiến NATO phát động chiến tranh xâm lược thô bạo Iraq, nhằm mục đích giành quyền kiểm soát dầu mỏ toàn bộ khu vực Trung Đông.
4. Ngày 19/3/2011, Tổng thống Barack Obama cùng với NATO phát động cuộc chiến tranh xâm lược Libya núp dưới chiêu bài thực hiện Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về “thiết lập vùng cấm bay” ở quốc gia này. Chúng đã sát hại dã man Tổng thống Muammar Gadhafi, lật đổ chế độ của Tổng thống Gaddafi.
5. Ngày 10/9/2014, không cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổng thống Barack Obama tuyên bố thành lập “liên minh quốc tế chống khủng bố” với sự tham gia của gần 60 nước do Mỹ chỉ huy mở hàng loạt cuộc tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Syria giành quyền kiểm soát 80% lãnh thổ của quốc gia này.
6. Trong suốt mấy thập kỷ qua, Mỹ đã phát động gần trăm cuộc chiến tranh lớn, nhỏ vào các quốc gia có chủ quyền vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Mỹ sẵn sàng tấn công bất cứ quốc gia nào chống lại Mỹ, không phục vụ cho lợi ích Mỹ. Xương máu nhân loại đã chất đầy trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ:
-Triều Tiên 1950-1953
-Guaetemala 1954
-Indonesia 1958
-Cuba 1959-1961
-Guatemala 1960
-Congo 1964
-Lao 1964-1973
-Viet Nam 1961-1973
-Campuchia 1959-1970
-Lebanon và Grenada 1983-1984
-Libia, 1986
-Salvador 1980
-Nicaragua 1980
-Iran 1987
-Panama 1989
-IraqI 1991
-Kuwait 1991
-Somali1993.
-Bosnia 1994-1995
-Sudan1998
-Afghanistan 1998
-Yugoslavia 1999
-Yemen 2002
-Iraq, 1991-2003
-Iraq 2003-2015
-Afghanistan 2001-2015
-Pakistan 2007-2015
-Yemen 2009-2011
-Libya 2011-2015
- Syria 2014-2018…
Chỉ liệt kê chừng ấy thôi, đủ thấy chính Mỹ và các đời tổng thống Mỹ mới là tội phạm chiến tranh. Vì vậy, Đế quốc Mỹ không đủ tư cách để giao giảng đạo đức về nhân quyền, Mỹ không đủ phẩm giá để đại diện cho hoà bình và luật pháp quốc tế./.
vubao37-st
Có thể là hình ảnh về 3 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trời
152
22 bình luận
29 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

PHÁT NGÔN GÂY SỐC CỦA NHÀ BÁO NGA


Nữ Tổng biên tập Simonyan phụ trách Toà soạn báo Nước Nga Ngày Nay, lại một lần nữa gây sốc với giới truyền thông, khi viết bài nói về những phát ngôn của nhóm G7 đánh giá về nước Nga.
Bài phân tích của Simonyan có đoạn: "Thật nực cười... khi thế giới phải chứng kiến những gì mà nhóm G7 đang làm - Chẳng hiểu do ý Chúa, hay ý Quỷ Satan mà cái nhóm G7 lại được quy tụ bởi 03 nước ( Đức , Ý , Nhật ) từng là quốc gia Phát Xít khát máu, và cũng chẳng hề kém cạnh khi 03 nước ( Anh , Pháp , Mỹ ) cũng từng là những quốc gia Đế Quốc Tư Bản, đã gây lên bao cảnh đổ máu kinh hoàng khi xâm lược, cướp bóc và ép buộc các quốc gia nhỏ yếu trên khắp thế giới ... làm nô lệ thuộc địa - Bên cạnh đó, sự hiện diện của quốc gia còn lại ( Canada) cũng được hình thành từ một đất nước vốn dĩ là mảnh đất của những người thổ dân da đỏ... nhưng đã bị người Pháp , Anh ( da trắng) di cư đến chiếm đoạt ( một nguyên bản giống nước Mỹ ngày nay ) .
07 bộ mặt từng là đại diện cho Phát Xít , Đế Quốc một thời ... đang đóng vai “ Bà đỡ “ cho đất nước Ukraina, một quốc gia đang đi trên con đường dân tộc cực đoan chủ nghĩa phát xít mới .
07 Ông Bà đỡ này, luôn mạnh miệng phán xét người Nga đi “ xâm lược “ ... trong khi họ lại thản nhiên đến độ vô cảm ... về những tội ác mà Chính quyền và quân đội Ukraina gây ra với những người dân khốn khổ tại những nước CH phía Đông Ukraina .
Câu hỏi đặt ra là : Với 07 bộ mặt “ thần thánh “ như thế kia ... liệu có đủ độ tin cậy và uy tín để phán xét đất nước khác là thế này thế kia... và có đủ nhân nhân cách để rao giảng với thế giới về hoà bình không ?!
Câu trả lời đã có sẵn trong lịch sử 10, 20 cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới gần nhất - đó cũng chính là câu trả lời với nhân loại để xem ... quốc gia nào gây đổ máu cho nhân loại nhiều nhất .”
vubao35-( Sưu tầm)
Có thể là hình ảnh về 1 người
264
56 bình luận
20 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

THÁNG 7 - THÁNG TRI ÂN, THÁNG CỦA NHỮNG TƯỞNG NHỚ VÀ HOÀI NIỆM


Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng tháng 7 về, xin hãy dành sự tri ân bằng những việc làm dù chỉ là rất nhỏ.
Có người ra đi và mãi không về. Có người trở về nhưng thân thể không còn nguyên vẹn. Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng tháng 7 về, xin hãy dành sự tri ân bằng những việc làm dù chỉ là rất nhỏ. Xin dành một phút mặc niệm cho những người đã ngã xuống ngày hôm qua. Và xin chung tay với những hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho những người đang sống hôm nay.
Có thể nói rằng, lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử được viết bằng máu và nước mắt của những người yêu nước, yêu độc lập tự do, quyết không cam chịu thân phận làm nô lệ!
Viết tiếp những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc sáng ngời những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Đống Đa… ; trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân ta đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua muôn vàn thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên của độc lập, tự do. Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là thắng lợi của các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gìn giữ toàn vẹn non sông.
Và để có được những thắng lợi ấy, nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn, với ý chí kiên cường bất khuất, đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, cống hiến to lớn về sức người, sức của, không tiếc máu xương và sinh mạng của mình.
Xin hãy một lần đến các nghĩa trang liệt sĩ ở khắp nơi trên khắp đất nước ta, trong đó có những nghĩa trang với hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ như Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9… để cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh, sự mất mát, đau thương vô hạn của nhân dân và những hy sinh lớn lao mà các thế hệ cha anh đã hiến dâng cho Tổ quốc. Vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, hàng triệu người trong đó phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình, anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường và trong khi làm nhiệm vụ, trong đó nhiều người đến nay vẫn chưa tìm được phần mộ hoặc chưa xác định được danh tính, trên bia mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Liệt sĩ không có tên”.
Trong hàng triệu gia đình liệt sĩ, có những tấm gương đã trở thành biểu tượng của đức hy sinh, tiêu biểu như Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, mẹ đã 12 lần tiễn người thân lên đường và không một ai trở về bởi tất cả đều đã hy sinh. Nhiều người nước ngoài đã gọi mẹ Thứ là “người phụ nữ vĩ đại”, khi được biết rằng mẹ có tới 9 người con, 2 người cháu ngoại và 1 người con rể đã hy sinh cho đất nước.
Và có tuổi đôi mươi trẻ trung phơi phới, gửi lại nơi chiến trường bao ước mộng còn dở dang. Có dòng nhật ký với nét chữ mới vừa viết vội. Có những lá thư tình chưa kịp gửi trao. Có những dự định mãi không thể hoàn thành. Tất cả đã dệt nên một khúc tráng ca về ý chí, lòng quả cảm, về vẻ đẹp bất tử mang tên anh hùng thời đại Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử, được Tổ quốc đời đời khắc ghi.
Hiện cả nước có hàng triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ðạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ, đồng thời quyết định chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, sau đổi là Ngày Thương binh-Liệt sĩ, để ghi nhớ, tôn vinh công ơn các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó ngày 27-7 hằng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc, mang đậm truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, Ðảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công với nước. Hệ thống pháp luật về công tác thương binh, liệt sĩ và người có công ngày càng được hoàn thiện. Nhiều chủ trương, quan điểm ưu đãi đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, luật pháp, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng".
Và mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng chính sách ưu đãi người có công không ngừng được hoàn thiện theo hướng diện ưu đãi ngày càng được mở rộng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi từng bước được nâng lên, cao hơn mức lương tối thiểu chung và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Hằng năm, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp để phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng, tu bổ tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; xác định hài cốt liệt sĩ, thông báo phần mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang và giúp đỡ người thân của liệt sĩ đến thăm viếng và thực hiện các chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo, miễn giảm thuế, cải thiện nhà ở, chăm sóc sức khỏe, chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình người có công...
Chúng ta cũng hết sức trân trọng và khâm phục những cố gắng to lớn của những thương binh, bệnh binh, gia đình người có công đã chia sẻ với những khó khăn chung của đất nước, vượt qua những đau thương, mất mát to lớn, chiến thắng thương tật, bệnh tật, với tinh thần "tàn nhưng không phế" hòa mình vào cuộc sống và tiếp tục mang sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước giàu đẹp. Nhiều người đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt, nhiều người đã được Nhà nước trao tặng các danh hiệu cao quý như Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua, Thầy thuốc nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân.
Nhưng chúng ta cũng chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công với nước còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Ðảng và Nhà nước ta; nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để được hưởng chế độ và đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính... đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta. Hãy cũng nhau biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp thành hành động cách mạng thiết thực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, giúp đỡ người có công và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện tốt công tác “đền ơn, đáp nghĩa”, không chỉ phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc ta mà còn củng cố niềm tin vững chắc vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; góp phần quan trọng vào việc tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội bền vững.
Theo TTXVN
vubao34-st
Có thể là hình ảnh về 1 người, tượng đài và ngoài trời
7
1 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ