Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÁCH MẠNG

 

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội mới, với nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách. Bên cạnh những yếu tố tích cực trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thực hiện, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém trong công tác quản lý và đào tạo nhân sự, nhất là với đội ngũ cán bộ quản lý.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, cán bộ nếu chỉ có giác ngộ chính trị thôi chưa đủ, mà còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Bác từng căn dặn: Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì. 

Vấn đề về đạo đức nằm trong chiến lược nhân sự mà ngày nay, việc “xây” chiến lược quản trị nguồn nhân lực lại là yếu tố được ưu tiên. Đây là bộ phận rất quan trọng bởi việc tuyển dụng, tìm kiếm và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với những nhân lực quản lý cấp cao có vai trò quyết định trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì vấn đề con người và nguồn lực con người luôn giữ vị trí quan trọng. Đây là nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành - bại của doanh nghiệp. Công tác quản lý nhân sự dù tồn tại dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp thì ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng cần có bộ phận này. Khi quản lý nhân sự thực hiện hiệu quả sẽ cho người lao động niềm tin vào tổ chức, có động lực lao động và cống hiến, từ đó hình thành nguồn nhân lực mạnh toàn diện và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng của người cán bộ phải được thường xuyên rèn giũa, giống như ngọc càng mài càng sáng, thể hiện rõ trong công tác và trong sinh hoạt thường ngày. Học và làm theo Bác, ở các đơn vị cả nhà nước hay tư nhân đều đang hình thành văn hóa công sở. Những quy tắc ứng xử trong môi trường làm việc; cách tạo sự kết nối, đoàn kết đối với các cá nhân để trở thành một tập thể vững mạnh; các hoạt động thi đua - khen thưởng để tạo động lực cố gắng… đã và đang nhân rộng ở rất nhiều đơn vị, công ty, tập đoàn trong cả nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét