Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Phát huy vai trò văn học nghệ thuật trong giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

 

Trong bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn giá trị bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đặt ra nhiều cách thức cần các giải pháp đồng bộ và khả thi. Trong đó, việc đưa văn học nghệ thuật về cơ sở, về buôn làng, nhất là vùng sâu vùng xa là vô cùng cần thiết để văn học nghệ thuật phát huy trọn vẹn vai trò trong giai đoạn mới.

Tây Nguyên là vùng có đông thành phần dân tộc nhất nước với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây cũng là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ chiếm gần 27%, đồng bào Kinh chiếm gần 65%, các dân tộc khác chiếm gần 9%. Những dòng người di cư từ khắp mọi miền đất nước đã mang đến Tây Nguyên những phương pháp canh tác - sản xuất, đời sống, lối sống và văn hóa khác nhau, tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa, xã hội. Nền văn hóa đặc trưng bao trùm vùng Tây Nguyên từ thuần nhất của những ngày tháng xưa kia càng ngày trở nên sinh động, đa dạng và phong phú như thành phần cư dân các dân tộc sinh sống tại vùng đất này.

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên – phong phú và đa dạng

Văn hóa có tính dân tộc vì nó được sáng tạo, được bảo tồn và lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc. Qua nhiều năm, quá trình phát triển và chắt lọc, trải qua quá trình thử thách của thời gian, những đặc điểm dân tộc in dấu ấn vào các sáng tạo văn hóa dần dần lắng đọng tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc. Điều ấy tạo nên cốt cách, bản lĩnh và sức sống trường tồn của một dân tộc. Từ cội nguồn đó làm nảy sinh và hoàn thiện ý thức dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, thế lực của dân tộc. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo ra văn hóa đó. Bản sắc văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa dân tộc ấy. Không có một nền văn hóa nào có thể hình thành và phát triển khi không chứa đựng bản sắc dân tộc đã sáng tạo ra nó.

Tại Tây Nguyên, những đặc trưng ở bản sắc các dân tộc càng thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn hết. Với đặc điểm đất đai màu mỡ, Tây Nguyên là mảnh đất lành để các nhân dân khắp nơi trong cả nước chọn đây là nơi sinh sống và gắn bó bền vững. Sắc thái văn hóa đa dạng của Tây nguyên biểu hiện rõ nét qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng và qua các lễ hội. Song song với việc giữ được các nghề truyền thống của các dân tộc bản địa như đẽo tượng gỗ, đan lát mây tre, làm rượu cần, dệt thổ cẩm… các lễ hội đặc sắc như mừng cơm mới, cúng bến nước, hội đua voi,… nền âm nhạc truyền thống với nhạc cụ tre nứa, đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng và kho tàng văn học, văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc khác trên địa bàn đã tạo được vốn văn hóa đồ sộ, đa dạng và phong phú. Đặc biệt “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được Tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…. tất cả những sự phong phú ấy tạo nên một Đắk Lắk trong Tây nguyên vô cùng đa dạng và phong phú về mọi yếu tố, từ các dân tộc đến văn hóa vô cùng thú vị và đặc sắc.

Những giá trị văn hóa tinh thần tại vùng đất Tây Nguyên còn được thể hiện ở nhiều điều như kinh nghiệm thuần dưỡng voi, chế tạo ra đàn đá và cồng chiêng; là các nghệ nhân điêu khắc qua các tượng nhà mồ của các dân tộc Gia Rai, Bana, Ê-đê, M’nông; là kỹ thuật trang trí dệt nên những hoa văn của trang phục các dân tộc, những pho sử thi đồ sộ và giá trị như sử thi Đam San, Đăm Noi, Xing Nhã. Các giá trị tinh thần còn đọng lại sâu sắc trong các tục lệ của người Êđê, của người M’nông, Gia Rai, Ba-na,… qua các ứng xử trong cộng đồng, qua việc ăn, ở, mặc, giải trí; trong việc cưới, tang, lễ nghi, tín ngưỡng…

Tỉnh Đắk Lắk ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là nơi hội tụ của 49/54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa của các dân tộc trên vùng đất này đa dạng, nhiều sắc màu. Ngoài những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Ê-đê, M’nông, Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai còn có sự hiện diện văn hóa của các dân tộc từ các tỉnh vùng Tây Bắc như Tày, Thái, Nùng, Mông, Dao, Hoa… Đắk Lắk cũng là vùng đất của lễ hội. Hàng trăm năm qua, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk gắn liền với rừng núi và cộng đồng đã tạo nên sắc thái riêng biệt và hấp dẫn. Những lễ hội đồng thời là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang bản sắc đậm đà của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất trù phú này thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Nhiều lễ hội được tổ chức phong phú và đa dạng như lễ hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng bến nước, lễ đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, lễ cúng sức khỏe, lễ cúng trưởng thành...

Với đặc thù là vùng đất lành hội tụ các dân tộc trong cả nước, Đắk Lắk đã hình thành ba dòng văn hóa giàu bản sắc. Đó là văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên – Trường Sơn, văn hóa của các DTTS phía Bắc và văn hóa dân tộc Kinh mang đủ sắc thái ba miền Bắc – Trung – Nam. Ba dòng văn hóa giao thoa và bồi đắp, trải qua năm tháng đã tạo nên nền văn hóa tại Đắk Lắk những nét đặc trưng riêng biệt với các vùng miền trong cả nước. Đó là trong văn hóa cộng đồng có sự hội tụ của văn hóa nhà dài của người Ê đê, M’Nông xen với văn hóa nhà rông của người Ba-Na, Gia-Rai lẫn với văn hóa nhà sàn của người DTTS phía Bắc như Thái, Mường, Nùng, Dao lẫn với văn hóa đình làng của người Việt…

Thực trạng về bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay

Hiện nay, tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, đời sống văn hóa tinh thần của bà con DTTS còn nhiều hạn chế. Khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân khá xa. Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp; các tác phẩm văn học nghệ thuật ở các chuyên ngành đa phần được phổ biến trong lực lượng những tầng lớp trí thức ở thành thị. Người sáng tạo tác phẩm phổ biến chủ yếu trên các phương tiện truyền thông hiện đại ở các trung tâm thành phố, huyện lị chứ chưa phổ biến đến vùng sâu vùng xa. Đời sống của bà con DTTS ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bên cạnh đó, với sức ép của kinh tế thị trường, văn hóa và lối sống hiện đại cùng với sự xâm nhập có cả tích cực lẫn không tích cực của internet, mạng xã hội đã có sự tác động không nhỏ đến không gian các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng, không gian nhà dài, bến nước, nương rẫy, rừng… Không gian sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số đang phải đối diện với nguy cơ bị mai một nghiêm trọng; người già không nhiều mặn mà giữ gìn văn hóa, thanh niên có nhiều thú vui hiện đại, thời thượng với mạng xã hội; văn hóa truyền thống của nếp nhà, của dân tộc đang bị lãng quên một cách đáng báo động.

Không chỉ các dân tộc bản địa tại Đắk Lắk mà các dân tộc thiểu số khác di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk như Tày, Thái, Nùng, H’Mông,… cũng trong tình trạng mất dần cái hay, cái đẹp của văn hóa truyền thống. Dần dà, họ bỏ qua những phong tục và cả tiếng nói để học theo người Kinh. Truyền thống văn hóa cũng theo đó mai một trầm trọng và đáng tiếc; hát kể sử thi, dân ca, dân nhạc, dân vũ vẫn được duy trì nhưng thiếu linh hồn vì tâm lý, ý thức cộng đồng và không gian diễn xướng thay đổi; nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cổ truyền vốn được tiến hành rất nghiêm ngặt từ các bản tấu, nghệ nhân, không gian, hoàn cảnh đến chức năng cơ bản là tế lễ nhưng nay những quy chuẩn mang giá trị truyền thống đã bị mai một nhiều, đặc biệt là mất đi không gian thiêng truyền thống.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS – Đưa văn học nghệ thuật về với cộng đồng

Phải nhìn nhận được nguyên nhân. Thứ nhất, đó là công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng. Việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật lại càng ít được xem trọng, chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa, văn học nghệ thuật để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa thật sự quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Trước những thực tế trên, văn học nghệ thuật phải đặt ra cho mình mục tiêu lớn. Đó là cùng với hệ thống chính trị, văn hóa để nỗ lực khôi phục cái hay, vốn quý của văn hóa dân tộc của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên trong lĩnh vực của mình. Từng bước đưa văn học nghệ thuật sáng tác về dân tộc và vùng đất Đắk Lắk về với cơ sở, buôn làng. Nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Việc đưa văn học nghệ thuật về với cộng đồng, đặc biệt là về sâu rộng đến cơ sở, vùng sâu vùng xa; tiếp cận với người dân tộc thiểu số có nhiều ý nghĩa nhất định. Đó là: Những cái hay, cái đẹp của vốn quý vốn dĩ của người dân tộc thiểu số qua cảm quan của nghệ sĩ sẽ đẹp hơn, có giá trị thẩm mỹ hơn. Và những điều ấy phải được phản hồi trở lại để người dân tộc thiểu số cảm nhận. Từ đó họ nhận ra được những điều bình thường hàng ngày từ nếp nhà, lời ăn tiếng nói, trang phục hay những câu chuyện kể khan thâu đêm có giá trị nhất định về nhiều mặt văn hóa.

Ví dụ như trang phục dân tộc, đời sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số qua những tác phẩm ảnh nghệ thuật, qua tác phẩm âm nhạc hay tác phẩm văn học sẽ trở nên lung linh, mang đậm sắc thái và tăng lên cái đẹp. Người dân tộc thiểu số sẽ thấy yêu thêm những điều bình dị như nếp nhà, món ăn, sắc phục hay tiếng nói,… đó là những những thứ bình thường mà từ bao đời nay họ không hề nhận ra rằng rất đẹp đẽ. Từ đó phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ để họ thêm ý thức giữ gìn những bản sắc của dân tộc mình một cách tự nguyện.

Gợi mở cho buôn làng, cộng đồng, thôn buôn tổ chức những đêm sinh hoạt kể khan với đông đảo các tầng lớp tham gia, từ người già đến thanh niên, trẻ nhỏ trong không gian nhà dài một cách chân thực. Sự tái hiện sẽ có hiệu quả thực sự để thế hệ trẻ lắng nghe các sử thi của người già kể bằng tiếng mẹ đẻ. Kết hợp với việc dựng hình, quay phim nhưng không làm thay đổi môi trường diễn xướng, không can thiệp sâu vào không gian để những người nghệ nhân đang truyền được ngọn lửa đam mê đến cho người nghe và các thế hệ thanh niên.

Các văn nghệ sĩ chuyên ngành văn nghệ dân gian mở các lớp truyền dạy đánh chiêng, nhạc cụ dân tộc tại các buôn làng. Kết hợp với việc tìm kiếm những người có khả năng, cảm nhận âm nhạc/văn học nghệ thuật để đưa đi bồi dưỡng. Họ sẽ là những hạt nhân văn hóa để sau đó quay trở lại công tác tại cơ sở, buôn làng trong tương lai.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan tại từng địa phương, cụ thể là UBND, Phòng Văn hoá thông tin các huyện, thị xã lập kế hoạch, xây dựng các chương trình cụ thể xuống cơ sở, thôn buôn để tổ chức các hoạt động thiết thực như sinh hoạt cộng đồng, triển lãm, nghe kể khan, diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, lễ hội,… chủ thể là người dân địa phương, người dân tộc thiểu số.

Không ngừng tăng cường việc giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng.

Song song đó, mỗi người văn nghệ sĩ phải tự tìm tòi, không ngừng sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Tăng cường việc đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước.

Có thể khẳng định rằng, việc giữ gìn giá trị bền vững văn hóa Tây Nguyên có nhiều cách thức và giải pháp. Trong đó việc đưa văn học nghệ thuật về cơ sở, về buôn làng, nhất là vùng sâu vùng xa là vô cùng cần thiết để văn học nghệ thuật phát huy trọn vẹn vai trò trong giai đoạn mới. Mặc dù vậy, muốn làm được những điều đó, phải có một chiến lược lâu dài, kế hoạch cụ thể và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành thì công tác này mới thực sự hiệu quả và khả thi./.

Nhà văn Niê Thanh Mai
Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk

Cán bộ, đảng viên thực hiện việc nghiêm khắc với chính mình theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Với quan niệm, “Cán bộ là tướng của đoàn thể”, “là gốc của mọi công việc”; “là nhịp cầu nối liền giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân”, “là sợi dây chuyền của bộ máy”, “là tiền vốn của đoàn thể”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên một cách toàn diện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và phong cách công tác. Chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên về ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện bản thân, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải thực hiện nghiêm khắc với chính mình. 


HIỂU ĐÚNG VỀ THỰC HIỆN NGHIÊM KHẮC VỚI CHÍNH MÌNH

Thực hiện nghiêm khắc với chính mình đòi hỏi người cán bộ, đảng viên “luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình”(1). Đó là quá trình tự quan sát, theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiểm điểm về lời nói và hoạt động của người đảng viên trong mối quan hệ với công việc, với người khác và với chính mình. Đó cũng chính là năng lực tự kiểm tra, giám sát trong thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và trong việc thực hiện “bổn phận” của người đảng viên.

Nghiêm khắc với chính mình thể hiện ý thức giác ngộ cao của người cán bộ, đảng viên khi đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng, bản thân người đảng viên khi vào Đảng là đã tự nguyện chấp nhận hy sinh lợi ích, thậm chí hy sinh cả tính mạng vì lợi ích của Đảng, của dân tộc và của nhân dân. “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư”(2). Nghiêm khắc với chính mình là tiền đề cho những nỗ lực của cá nhân nhằm xây dựng một tổ chức đảng chân chính, giống như xây dựng nền gốc vững bền cho ngôi nhà của mỗi người.

Nghiêm khắc với chính mình là yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên bởi “mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng”, nghiêm khắc với chính mình sẽ góp phần giúp cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đặc biệt, khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, đảng viên thường nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, yêu cầu này càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa bởi đứng trước những khó khăn, thử thách cũng như những cám dỗ về tiền tài, danh lợi, cán bộ, đảng viên dễ bị suy thoái, biến chất, có thể nhanh chóng rơi vào chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù nguy hiểm của mỗi cá nhân và tổ chức đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư””(3).

Đối với Đảng, sự tự giám sát của cán bộ, đảng viên là gốc rễ giám sát của Đảng “vì những người trong sạch thì không việc gì phải sợ sự kiểm soát của ai cả, ngay cả sự kiểm soát của nghị viện”(4). Người dẫn lại câu nói của Khổng Tử: “Mình có đứng đắn, mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý(5).

Trong khi với chính mình phải thực hiện nghiêm khắc thì trong quan hệ với người khác, Hồ Chí Minh yêu cầu phải luôn khoan dung, độ lượng và tôn trọng mọi người. Quan điểm này thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm khắc với chính mình, mỗi cán bộ, đảng viên phải không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm để phát triển điều tốt, khắc phục điều dở của bản thân; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng”, đặt việc công lên trên, lên trước việc tư… Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục để mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng hoàn thiện mình hơn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ.

Nghiêm khắc để kiểm soát chính mình không phải là điều dễ dàng, một phần do thói quen tùy tiện, do áp lực cuộc sống, do tác động từ môi trường và quan trong hơn nữa, điều khiến người ta khó kiểm soát được bản thân đó là những khó khăn, gian khổ trên con đường làm cách mạng, là sức hấp dẫn của địa vị, tiền tài, danh vọng. Do đó, nghiêm khắc với chính mình đòi hỏi sự tự giác cao, bản lĩnh vững vàng, sự tự chủ của bản thân trước mọi cám dỗ, biết tiết chế nhu cầu, lợi ích bằng cách đặt nhu cầu, lợi ích của mình trong sự phù hợp với nhu cầu, lợi ích của người khác và của tập thể.

Thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh, trong những năm vừa qua, Đảng ta đã luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng lần đầu tiên khẳng định “xây dựng, chỉnh đốn Đảng về cán bộ” với tư cách là một trong năm nội dung của công tác xây dựng Đảng, bên cạnh các mặt: chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có những chuyển biến tích cực. Nếu khẳng định “cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng” thì những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế - xã hội sau hơn 30 năm đổi mới trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, thách thức thì không thể phủ nhận được “sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên”(6).

Nhìn trên phạm vi toàn cục, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những khó khăn, tiêu cực trong nước, đại bộ phận cán bộ, đảng viên thể hiện quan điểm vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nghiêm túc thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ và nghị quyết của Đảng; nêu cao vai trò lãnh đạo quần chúng; giữ gìn đạo đức, phẩm chất cách mạng, sống mẫu mực, đoàn kết, thống nhất trên nguyên tắc chung, quan hệ mật thiết, gắn bó với quần chúng nhân dân. Sự nhất trí về chính trị, đồng thuận trong xã hội vẫn là cơ bản. Đó là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có việc thực hiện nghiêm khắc với chính mình, nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân.


Tuy nhiên, trong một số cơ quan, đơn vị, vẫn còn trình trạng cán bộ, đảng viên mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thủ đoạn, bè cánh, thiếu liêm, chính, chí công, vô tư, lợi dụng vị trí, chức vụ để tham ô, đục khoét, tham nhũng, ăn cắp của công; hạch sách, nhũng nhiễu cấp dưới và nhân dân, gây mất đoàn kết nội bộ; hoặc một số thì đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải trả ơn (đòi quyền lợi, chế độ, chính sách…). Những vụ án lớn vừa qua cho thấy, những cán bộ, đảng viên sai phạm phần lớn đều được đào tạo cơ bản, có hiểu biết pháp luật, đều nhận thức đầy đủ về quy định của Đảng, Nhà nước, về yêu cầu đối với người đảng viên nhưng bản thân họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, đặc biệt là thiếu bản lĩnh chính trị (tức là chưa thực hiện yêu cầu nghiêm khắc với chính mình) do đó họ không vượt qua được những cám dỗ của lợi ích vật chất và danh vọng.

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu ý thức thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, sự giác ngộ về lợi ích; lập trường giai cấp công nhân ngày càng phai nhạt, bị tư tưởng tiểu tư sản, bệnh gia trưởng, hẹp hòi ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân chi phối. Khi gặp những biến đổi của môi trường chính trị, xã hội và những tác động tiêu cực, những người này dễ thay đổi bản chất chính trị, ngả nghiêng, dao động, mất niềm tin, mất phương hướng chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống.

Một số cán bộ, đảng viên có chức, có quyền ngày càng có xu hướng xa rời quần chúng; ít gắn bó với nhân dân; khoảng cách giữa họ với nhân dân có những biểu hiện gia tăng. Lối sống cá nhân hưởng thụ của một số cá nhân và gia đình cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, có tiền đang trở nên xa lạ với đa số nhân dân, khó có thể hòa đồng với nhân dân. Sự xa cách về mức sống, lối sống làm cho cán bộ, đảng viên không hiểu quần chúng, không được sự ủng hộ của quần chúng. Xa rời quần chúng, nằm ngoài sự giám sát của quần chúng là môi trường thuận lợi để chủ nghĩa cá nhân phát triển…

Thực hiện nghiêm khắc với chính mình theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:

Nâng cao ý thức nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ lý luận chính trị. Khi nhấn mạnh vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh nhắc nhở mỗi đảng viên và cán bộ phải ra sức phấn đấu, không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá và chính trị của mình. Người cho rằng, học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành tư cách người cách mạng: “Phong trào cách mạng lôi cuốn hàng ức hàng triệu người. Công việc cách mạng là nghìn điều muôn loại phức tạp, khó khǎn. Để cân nhắc mọi hoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu thuẫn, để giải quyết đúng các vấn đề, thì chúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác - Lênin”(7). Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức khoa học về xã hội, tự nhiên và con người mà còn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn thế giới quan, phương pháp luận khoa học về mọi mặt đời sống, về con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân đang phấn đấu thực hiện. Tin và đi theo Chủ nghĩa Mác là tin vào học thuyết được xây dựng dựa trên nhận thức khoa học và cách mạng. Niềm tin đó sẽ góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị của người cán bộ, đảng viên. Khi có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong mọi tình huống khó khăn, phức tạp, trước những bước ngoặt của cách mạng, người cán bộ, đảng viên của Đảng luôn giữ được bản lĩnh của người cộng sản, không vì những cám dỗ đời thường mà vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

Thường xuyên, tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức: Đạo đức làm cho tư tưởng của người cách mạng trong sáng, khách quan, nhất quán, không có sự mờ ám, khuất tất. Đạo đức là thước đo bảo đảm cho tính đúng đắn, hữu ích, hữu dụng của chân lý, hướng vào mục đích vì Tổ quốc, vì nhân dân. Đạo đức của Đảng nói chung và đạo đức của mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng không tự nhiên có được. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống”. Do đó, việc giáo dục, xây dựng và rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên cần phải tuân theo nguyên tắc “tu dưỡng đạo đức suốt đời”. Thường xuyên, tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức có vai trò quan trọng, chi phối đến hành vi của mỗi người. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách làm người, vươn tới các giá trị phổ biến: chân, thiện, mỹ, đạt đến các chuẩn mực và giá trị văn hoá.

Tích cực học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Trong thời gian qua, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có giá trị và sức lan tỏa to lớn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện mọi mặt của cán bộ, đảng viên; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, hiệu ứng mang lại từ Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đươc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã và đang triển khai, trở thành sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và trong hệ thống chính trị, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong Đảng, trong xã hội. Do đó, cá nhân cán bộ, đảng viên cần có ý thức tự giác thường xuyên tham gia các buổi học tập, quán triệt việc thực hiện Cuộc vận động và vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thấm nhuần để từ đó thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả sự tự tu dưỡng của bản thân theo tấm gương hy sinh vĩ đại của Người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nguy cơ và những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là khi những biểu hiện suy thoái ngày càng tinh vi, được che đậy, tô vẽ dưới nhiều hình thức khác nhau như hiện nay. Bởi nếu không thực sự tỉnh táo, sáng suốt, hoặc nhận thức mơ hồ rất có thể sẽ bị rơi vào bẫy tự suy thoái bất cứ lúc nào. Đồng thời, cán bộ đảng viên còn cần nhận thức rõ ràng về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch khi chúng đang đẩy mạnh tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch luôn lợi dụng những khó khăn, thiếu sót trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới của chúng ta để thực hiện các hoạt động chống phá. Mục tiêu đầu tiên của chúng là làm suy yếu Đảng, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chúng không ngừng tìm cách mua chuộc, lôi kéo cán bộ, đảng viên, gây chia rẽ nội bộ tổ chức đảng, làm cho một bộ phận đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về đạo đức và lối sống. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có đời sống khá, thậm chí giàu có tôn sùng chủ nghĩa vật chất, đồng tiền, coi thường đạo lý, kỷ cương, bị cuốn theo lối sống xa hoa, hưởng thụ... không còn giữ được tư cách đạo đức của người cán bộ cách mạng. Một bộ phận có đời sống khó khăn, thấp kém, dễ bi quan, dao động, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động, lợi dụng… từ đó sinh ra tiêu cực, suy thoái.

Có thể nói, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện nghiêm khắc với chính mình thực sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng giai đoạn hiện nay./.

--------------------

(1) (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, t.5, tr.305, 291.

(3) (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr.127, 129.

(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.7.

(6) Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) (khóa VIII) về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, H, 1999, tr.20.

(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr.610.

TS. Trần Thị Hợi - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

“Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết”

 

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc khi nói về “Cách lãnh đạo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết” để đề cập đến một trong những nội dung và phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là kiểm tra, giám sát. Quan điểm của Người mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay.


CẦN CÓ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG NGỪA ĐỂ HẠN CHẾ SAI LẦM, KHUYẾT ĐIỂM

Khuyết điểm của cán bộ, đảng viên là điều không thể tránh khỏi. Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên đều sinh ra và phát triển từ trong lòng xã hội, chịu sự tác động của cả những yếu tố tích cực và tiệu cực, tốt và xấu, tiến bộ và lạc hậu. Hồ Chí Minh khẳng định: “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen...”(1). Mặt khác, mỗi con người hay mỗi tổ chức không phải lúc nào cũng đi trên con đường thẳng tắp mà thường phải vượt qua những khúc quanh, những khó khăn, phức tạp. Trong quá trình ấy, hoạt động của con người và tổ chức không thể tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm ở những mức độ khác nhau. Hồ Chí Minh thường hay nhắc lại câu nói của Lênin: Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm là đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người chết đã bỏ vào quan tài. 

Đối với những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là một đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”. Đặc biệt với những cán bộ, đảng viên thiếu bản lĩnh trước những khó khăn, thử thách cũng như những cám dỗ về tiền tài, danh lợi càng dễ mắc sai lầm, khuyết điểm.

Thái độ đối với sai lầm, khuyết điểm của các đối tượng khác nhau được Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể. Bọn phản động thì lợi dụng những khuyết điểm để tô vẽ thêm nhằm phá hoại Đảng; bọn đầu cơ sẽ lợi dụng những sai lầm và khuyết điểm để đạt mục đích tự tư tự lợi; những đảng viên và cán bộ ươn hèn, yếu ớt sẽ có thái độ “mặc kệ, sao xong chuyện thì thôi”, không phê bình, không tự phê bình; những người máy móc, chủ quan thì đòi phải đuổi những người mắc sai lầm, khuyết điểm ra khỏi Đảng. Thái độ đúng đắn, khách quan, khoa học của Đảng trước những sai lầm, khuyết điểm đó là “có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó”(2).

Tuy nhiên, Đảng cần phải có biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa tốt nhất để hạn chế những sai lầm, khuyết điểm hoặc tránh những sai lầm, khuyết điểm trở nên trầm trọng thông qua một trong những phương thức quan trọng đó là kiểm tra, giám sát. 

Đối với tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định, kiểm tra, giám sát để biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu, biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của các cơ quan, ban ngành...  giúp ta biết được “ở cấp dưới, ở cơ sở, có những nơi cán bộ phụ trách không tốt, thiếu tinh thần phục vụ nhân dân, làm những điều xấu xa”(3). Nhờ đó, không chỉ gúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa sai lầm, khuyết điểm mà còn giúp đỡ họ kịp thời sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm ấy. 

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, kiểm tra, giám sát “có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức"(4). Mặt khác, kiểm tra, giám sát cũng giống như một "tấm gương soi" đối với mỗi người để họ tự nhìn nhận về những lời nói và việc làm, tự nhận thức về những ưu điểm và khuyết điểm, từ đó tự giác phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để luôn phát triển, tiến bộ, hoàn thành nhiệm vụ được phân công, làm tấm gương sáng cho quần chúng noi theo.

Hồ Chí Minh phê phán một cách nghiêm khắc sai lầm rất lớn trong lãnh đạo đó là một số cấp ủy còn lơ là, chưa quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra, giám sát, làm việc nhưng “quên kiểm tra”. Cán bộ mắc bệnh quan liêu, bàn giấy, chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện, gửi chỉ thị và kết quả là họ không biết gì đến những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì, dân chúng có ra sức tham gia hay không... Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị” mà công việc vẫn không chạy.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn khẳng định, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo, là một bộ phận trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Những năm vừa qua, Đảng đã có nhiều nỗ lực trong việc bổ sung, phát triển, hoàn thiện các quan điểm, nguyên tắc và phương pháp của công tác này. Nhờ vậy, công tác kiểm tra, giám sát được các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp được đẩy mạnh, đạt kết quả khá toàn diện, nhất là ở cấp Trung ương. Qua công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được siết chặt hơn, có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên”(5).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, trong kiểm tra, giám sát vẫn còn tồn tại những khuyết điểm, hạn chế cần sớm được khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Việc kiểm tra, giám sát thực hiện một số nghị quyết của Đảng chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra ở một số nơi thiếu trọng tâm, trọng điểm…; còn nhiều tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm nhưng chưa được phát hiện kịp thời”(6).

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy vai trò của kiểm tra, giám sát trong xây dựng Đảng hiện nay, chúng ta cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức thường xuyên tự kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên.

Hồ Chí Minh quan niệm, mỗi đảng viên do sự “tự giác” và “lòng hăng say” của mình mà vào Đảng, mà tình nguyện làm đảng viên, làm chiến sĩ tiên phong. Mỗi cán bộ, đảng viên phải xứng đáng là một trong những người đại biểu cho dân tộc. Thực hiện chuẩn mực “chặt chẽ và nghiêm khắc” trong quan hệ với chính mình, Người yêu cầu, phận sự của đảng viên và cán bộ là “cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình”(7). Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, đồng thời phải nêu cao nhận thức và có ý thức tự kiểm điểm những lời nói, những việc làm, thường xuyên xem xét, đánh giá những điều hay - dở, đúng – sai, tốt – xấu để phát triển điều hay, sửa chữa khuyết điểm, đồng thời phải hoan nghênh cấp dưới và nhân dân phê bình, chống bệnh hữu danh, vô thực, bệnh hình thực. Hồ Chí Minh chỉ rõ, sau mỗi công việc, cần tự mình kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tìm ra ưu điểm để phát huy, nhân rộng; đồng thời chỉ rõ khuyết điểm, nguyên nhân để sửa chữa, khắc phục kịp thời, không để sai lầm từ một người thành sai lầm của nhiều người, sai lầm của một tổ chức thành của nhiều tổ chức. 

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng nằm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, do đó nguy cơ suy thoái, mắc phải những sai lầm, khuyết điểm là nguy cơ thường trực. Nhất là trong điều kiện hoà bình, cán bộ, đảng viên ai cũng mong muốn chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình. Đó là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu chăm lo cho bản thân và gia đình vượt qua những quy định cho phép của người đảng viên, vi phạm Điều lệ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chuẩn mực của cộng đồng thì nhu cầu đó là sự ích kỷ, hẹp hòi, vụ lợi. Do đó, mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải tự giác, thường xuyên kiểm tra, giám sát chính mình, trong đó người đứng đầu tổ chức phải gương mẫu, thống nhất cao về ý chí và hành động trong thực hiện kiểm tra, giám sát của Đảng và tự kiểm tra, giám sát chính mình. 

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong kiểm tra, giám sát.

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong nhận thức và quyết tâm chính trị của cấp uỷ tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên các cấp về kiểm tra, giám sát của Đảng. Cần phải thay đổi nhận thức chưa đúng đối với nhiều người hiện nay khi cho rằng kiểm tra, giám sát mang ý nghĩa tiêu cực, là sự kiềm chế, thúc ép, định ranh giới, theo dõi hoặc lôi kéo dẫn đến những cuộc tranh luận không đáng có hoặc những tổ chức và cá nhân bị kiểm tra, giám sát là những tổ chức, cá nhân “có vấn đề”. 

Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Đảng, giữ nghiêm kỷ luật Đảng góp phần phát hiện và khắc phục những khuyết điểm ngay từ khi mới manh nha. Tăng cường kiểm tra, giám sát về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp lụât của Nhà nước, chấp hành Điều lệ Đảng và các chủ trương, chính sách. Trong kiểm tra cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng; tiếp nhận ý kiến của Mặt trận, đoàn thể nhân dân nhận xét phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất. Cần coi trọng phát hiện các nhân tố tích cực, việc làm tốt, điển hình tốt giúp cho cấp uỷ tổng kết, rút ra những kinh nghiệm hay, những cán bộ đảng viên tiêu biểu... để bồi dưỡng và nhân rộng.

Cùng với kiểm tra, giám sát là giữ vững kỷ luật Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, kỷ luật của Đảng là kỷ luật tự giác nghĩa là mọi cán bộ, đảng viên tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, đề cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, làm chủ bản thân, không làm điều gì khuất tất. Kỷ luật của Đảng cũng là kỷ luật sắt, nghĩa là rất nghiêm khắc, nghiêm minh. Chỉ có như vậy Đảng mới có sức mạnh và mỗi cán bộ, đảng viên mới tránh được sai phạm. Kỷ luật của Đảng có ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh, cảnh báo đồng thời hướng những người sai phạm có thể sửa chữa để tiến bộ. Trong điều kiện đảng cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kỷ luật của Đảng gắn liền với pháp luật Nhà nước. Các cán bộ, đảng viên sai phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự phải được xử lý nghiêm minh, không có ngoại lệ và bình đẳng trước pháp luật. 

Thứ ba, tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước.

Hệ thống pháp luật thực sự là phương tiện hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; phục vụ cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính thống nhất, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch và dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. Các đạo luật phải giữ vị trí tối thượng và là hình thức chủ yếu trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội, quyền, nghĩa vụ của công dân. 

Trong bất kỳ trường hợp nào, mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật. Thậm chí, những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu thực thi pháp luật và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ Đảng, bảo vệ những cán bộ, đảng viên chân chính, đồng thời nghiêm trị những phần tử đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của Đảng. Hồ Chí Minh viết: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”(8).

Thanh tra là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong hệ thống các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những thiết xót trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật, từ đó kiến nghị với với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp để khắc phục. Thanh tra Nhà nước xem xét, đánh giá, xử lý các cơ quan Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách pháp luật; nhiệm vụ của cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền.

Tập trung chỉ đạo công tác thanh tra thực hiện tốt công tác tiếp dân; giải quyết khiếu nại đông người; giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc kéo dài. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, tăng cường việc củng cố, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân; xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Thứ tư, phát huy vai trò của nhân dân 

Theo Hồ Chí Minh, đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là, hết sức phụng sự nhân dân, tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào xa rời nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối. Như vậy thì nhất định được nhân dân ủng hộ và việc gì to mấy, khó mấy làm cũng nên.

Nói về vai trò của nhân dân trước những sai lầm, khuyết điểm của đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta phải phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tội tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”(9).  Nói về việc thực hiện chữ Liêm của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng, “Quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm, cũng phải hoá ra LIÊM. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM”(10). Vì vậy, phải làm cho nhân dân nhận thức được về vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của mình trong việc giám sát các tổ chức Đảng và đảng viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, tránh thái độ thờ ơ, lảng tránh hoặc qua quýt.

Dân chủ thể hiện quyền và nghĩa vụ của người dân (nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ). Quyền và nghĩa vụ đó được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nhưng để quyền đó được thực thi trong thực tế, để người dân có thể thực hiện quyền đó một cách thường xuyên, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể, có cơ chế thực hiện. Thông qua nhiều hình thức khác nhau, nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình. Chẳng hạn thông qua Ban Thanh tra nhân dân (Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước) nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước…

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát đồng thời xuất phát từ những yêu cầu, đỏi hỏi trong thực tiễn để đưa ra những giải pháp hiệu quả trong kiểm tra, giám sát sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đưa sự nghiệp đổi mới của chúng ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

__

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.11, tr. 601 – 602.
(2) (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.362, 362. 
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.224.
(5) (6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t. II, tr. 197 – 198, 201.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.305.
(8) (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.127, 127.
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.419.

TS. Trần Thị Hợi - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người Thầy giáo vĩ đại của dân tộc Việt Nam

 

(HCM.VN) - Không chỉ là lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một người thầy vĩ đại, một nhân cách mẫu mực. Đến với nghề giáo một cách tự nhiên trong ngôi trường nhỏ ở Dục Thanh (Phan Thiết), Người chưa từng được phong danh hiệu nhà giáo nhân dân hay nhà giáo ưu tú, nhưng cả cuộc đời của Hồ Chí Minh với những cống hiến to lớn, những tư tưởng vượt thời đại, đã rèn luyện, đào tạo nên những chiến sỹ cộng sản ưu tú, hy sinh cả cuộc đời cho dân tộc. Những tư tưởng của Người luôn mãi soi đường cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

1. Từ người thanh niên yêu nước đến người thầy giáo cách mạng mẫu mực, lấy mục tiêu phụng sự Tổ quốc, nhân dân làm mục tiêu, lý tưởng cách mạng

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước, trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước (năm 1911), thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã truyền bá tư tưởng yêu nước, thương nòi cho học trò Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Những năm hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong việc thi hành "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị đối với nhân dân ta. Tại Đại hội Tua của Pháp (tháng 12-1920), trong bản tham luận đầu tiên của mình, Nguyễn Ái Quốc lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp ở Đông Dương là “ Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních người…Ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu”.[1]

Trong tác phẩm nổi tiếng "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925), Người viết: “Nhân dân Ðông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng... "Làm cho dân ngu để dễ trị", đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất"[2]Nhận rõ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân lớn nhất của việc bị mất nước, làm nô lệ và không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc. Muốn vậy, phải có đảng cách mạng với những chiến sỹ cộng sản tiên phong dẫn đầu được trang bị tư tưởng, lý luận vững vàng, Người chủ trương đào tạo thanh niên, rèn luyện họ để sẵn sàng gánh vác trọng trách của đất nước, của dân tộc.

Do đó, từ năm 1924 đến năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đã gửi 27 thanh niên Việt Nam sang đào tạo ở Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô), trong đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Phạm Văn Đồng… Cũng thời gian, khi hoạt động ở Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên yêu nước Việt Nam. Lớp đầu tiên mở vào khoảng cuối năm 1925, đầu năm 1926 với 10 học viên. Mỗi lớp khoảng một tháng rưỡi. Trường huấn luyện chính trị đặt tại ngôi nhà số 13, đường Diên An (Quảng Châu)...Trường hoạt động được sự giúp đỡ của Chính phủ Quảng Châu và đoàn cố vấn Liên Xô. Tham gia giảng dạy có Nguyễn Ái Quốc, bà Liêu Trọng Khải (Trung Quốc), vợ chồng B. Bôrôđin, A. Páplốp (Nga), Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn. Các học viên được nghiên cứu nhiều nội dung về tình hình thế giới, lịch sử tiến hóa nhân loại, phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước, chủ nghĩa Tam dân, chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Nga, lịch sử các tổ chức Quốc tế I, Quốc tế II và Quốc tế Cộng sản, các hình thức tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, công tác bí mật, các hình thức tuyên truyền, cổ động, học viên còn học cách diễn thuyết, cách làm báo... Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện 75 học viên[3]. Tổng số học viên cho đến tháng 4-1927 là 10 lớp với khoảng 250-300 học viên. Đại đa số học viên học xong đã trở về Việt Nam, về Xiêm hoạt động cách mạng; một số được gửi đi học tiếp ở Đại học Phương Đông. Những cán bộ đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc đào tạo đã trở thành những chiến sĩ cộng sản ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đẩy lùi các khuynh hướng cải lương và dân tộc hẹp hòi của các đảng phái tư sản và tiểu tư sản, đấu tranh chống lại các khuynh hướng ''tả'' và "hữu'' để gây dựng nên một nền tư tưởng ''Bônsêvích”, thực hiện ''Bônsêvích hóa'' tư tưởng quần chúng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vị trí chủ đạo trong phong trào cách mạng.

Nhằm chuẩn bị những điều kiện cách mạng khi về nước hoạt động, cuối tháng 12-1940, Nguyễn Ái Quốc mở một lớp huấn luyện cách mạng gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc, chủ yếu là những thanh niên từ Cao Bằng sang: “Vào cuối năm 1940, chúng tôi một nhóm thanh niên Cao Bằng bí mật sang Trung Quốc đi tìm cách mạng, tìm lãnh tụ cách mạng. Trong nhóm có các bạn Quảng Ba, Hoàng Sâm, Bằng Giang, v.v... Cũng trong lúc đó, lại nghe tin có một nhóm cách mạng khác đến Quảng Tây. Chúng tôi lại đi tìm, thì gặp các đồng chí Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... Rồi chúng tôi gặp một cụ người gầy, trán cao, mắt sáng, ăn mặc như một bác nông dân Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy ông cụ rất hiền lành và đối với chúng tôi rất bình đẳng...Ít hôm sau, ba đồng chí Võ,  Phạm,  Hoàng ở lại Tĩnh Tây. Ông cụ thì bí mật cùng chúng tôi về một làng Trung Quốc gần biên giới Cao Bằng, mở lớp huấn luyện. Ông cụ tức là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Cùng đi có ông Thược, thày thuốc và ông Lộc-“anh nuôi[4].

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc chính là người thầy giáo tiêu biểu của sự nghiệp cách mạng, học viên của lớp huấn luyện chính trị do Người đào tạo tại Quảng Châu, Trung Quốc là những hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam và học viên của lớp huấn luyện ngắn hạn vùng biên giới giáp Cao Bằng là “43 con đại bàng bay cao”,  góp phần xây dựng được nhiều nơi căn cứ vững chắc của cách mạng.

2. Học tập tấm gương Thầy giáo Hồ Chí Minh và những tư tưởng của Người về giáo dục trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Ngay khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tháng 2-1930, trong Chánh cương vắn tắt của Ðảng, Nguyễn Ái Quốc chủ trương phổ thông giáo dục theo công nông hóa (sau này, nói là phổ cập giáo dục cho nhân dân). Trong Thư gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930, Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Anh “to make education for all” nghĩa là tiến hành giáo dục cho mọi người. Ðặc biệt, "Chương trình Việt Minh" (1941), Người chủ trương: "Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ. Gây dựng nền quốc dân giáo dục. Cưỡng bức giáo dục từ bực sơ học. Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình. Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài... Khuyến khích và giúp đỡ nền giáo dục quốc dân làm cho nòi giống ngày thêm mạnh."[5]

Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trước những khó khăn của đất nước, Người đã nghĩ ngay đến việc chăm lo giáo dục: "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ"[6] và "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ"[7]. Do đó, chỉ sau một tuần lễ đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 8-9-1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân. Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục hướng vào các giá trị dân tộc, hiện đại, nhân văn, phục vụ Tổ quốc, nhân dân. Trong "Thư gửi cho học sinh" nhân ngày khai trường, ngày 5-9-1945, Người viết:" Một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"[8]. Trong trường học, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải chú trọng dạy cho học sinh lòng yêu nước: “Cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ.”[9] Hơn ai hết, Người hiểu rõ chỉ có lòng yêu nước, thương nòi mới thúc đẩy mọi người học tập, phấn đấu, mới hết lòng phụng sự nhân dân. Nói chuyện với học sinh các Trường Trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương ở Hà Nội, Người nói: “Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân phong kiến khác hẳn nhau. Bây giờ phải học để: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức…Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh”.[10]

Tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được Hồ Chí Minh quán triệt thực hiện trong ngành giáo dục và toàn xã hội. Người phát động phong trào chống nạn mù chữ, thất học, làm cho mọi người dân đều biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo là phải chú trọng giáo dục toàn diện. Người yêu cầu phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất; đồng thời phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như thái độ thờ ơ với xã hội, xa vời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, chạy theo lối nhồi sọ. Nội dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người mới, phải coi trọng cả tài lẫn đức, coi trọng đạo đức cách mạng. Người nhấn mạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.[11]

Hồ Chí Minh là Người đầu tiên vinh danh nghề giáo, đặt người thầy vào vị trí được tôn trọng, cao quý nhất của xã hội. Muốn đạt được sứ mệnh vẻ vang ấy, người giáo viên phải nhận thức được mình không phải là gõ đầu trẻ kiếm cơm mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ. Người nhấn mạnh: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất..., những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang"[12]. Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: "Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức... Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con"[13]. Do đó, người giáo viên phải tăng cường trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chắm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi.  Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là phải đào tạo ra những con người vừa hồng, vừa chuyên, vừa có đức, vừa có tài: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.[14]

Với tinh thần học, học nữa, học mãi, Hồ Chí Minh nhấn mạnh học tập là một việc phải tiếp tục suốt đời: “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời…Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi, thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ. Cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến kịp nhân dân”.[15] Bác Hồ là một tấm gương học tập suốt đời bền bỉ và khiêm tốn. Trong suốt những năm (1954-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm các cơ sở ở Trung ương và địa phương khoảng 700 lần và ở bất kỳ đâu, gặp bất cứ đối tượng nào, Người cũng căn dặn phải học tập để nâng cao trình độ, biết được nhiều và phục vụ được tốt. Đối với học sinh, thanh niên, Người luôn căn dặn chỉ có không ngừng học tập thì mới tiến bộ mãi; chỉ có xây dựng được một xã hội học tập thì mới thực hiện được việc học tập suốt đời và ngược lại, mỗi con người Việt Nam phải lấy học tập là mục đích, là công việc suốt đời thì mới đóng góp được cho xã hội học tập.

Noi gương người Thầy giáo Hồ Chí Minh và thực hiện tư tưởng của Người về giáo dục - đào tạo, trong 40 năm qua (1982-2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Các cuộc phổ cập giáo dục từ tiểu học cho đến bậc trung học đã được triển khai và đạt được những thành quả nhất định. Việt Nam hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I năm 2014; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010: “Chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành ngay từ đầu năm 2017 với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%. Cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ; cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 19/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 2, mức độ 3...”[16]. Năm 2020, giáo dục Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới; nhiều chỉ số giáo dục được đánh giá cao trong khu vực như “tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018; có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hang đầu châu Á;…”[17].

[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 35, tập 1.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 107-108, tập 1.

[3]https://dangcongsan.vn/huong-toi-ky-niem-90-nam-ngay-truyen-thong-nganh-tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/nguyen-ai-quoc-voi-viec-dao-tao-can-bo-cua-dang-550998.html, truy cập ngày 10-11-2022.

[4] Bác ăn tết với chúng tôi với bút danh T.Lan đăng báo Nhân dân, số 2523, ngày 14-2-1961.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 629-630, tập 3.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 7, tập 4.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 7, tập 4.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 34, tập 4.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 102, tập 5.

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 467, tập 6.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 612, tập 11.

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 612, tập 14, tr 402-403

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 612, tập 12, tr 515

[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 345, tập 10.

[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tr 377, tập 10.

[16] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/9-thanh-tuu-va-5-han-che-cua-nganh-giao-duc-708724.html, truy cập ngày 25-10-2021.

[17] https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/9-thanh-tuu-va-5-han-che-cua-nganh-giao-duc-708724.html, truy cập ngày 25-10-2021.

 

TS Dương Minh Huệ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh