Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

Giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ hồ” khi tham gia mạng xã hội của cán bộ, chiến sĩ hiện nay

Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là sự hòa quyện giữa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam với bản chất cách mạng ở quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng lãnh đạo; là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.

Tuy nhiên, việc giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” hiện đang đứng trước những thách thức không nhỏ trong thời đại mà mạng xã hội bùng nổ như hiện nay. Hàng ngày, hàng giờ vẫn có một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thường xuyên truy cập, sử dụng, bình luận, chia sẻ... nhiều thông tin trên mạng xã hội, không loại trừ khả năng sẽ chia sẻ một số thông tin xấu độc đã tác động không nhỏ đến bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, làm phai mờ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân tin tưởng, trao tặng. Chính vì vậy, việc làm rõ những tác động tiêu cực của mạng xã hội và đề xuất một số giải pháp giữ gìn nét đẹp phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” khi truy cập mạng xã hội là vấn đề có tính thời sự hiện nay.

Mạng xã hội (social media) trong môi trường quân sự là một bộ phận của mạng xã hội của Việt Nam, đó là hoạt động truy cập, tiếp nhận, chia sẻ thông tin của cán bộ, chiến sĩ khi tham gia vào mạng xã hội nói chung.

Mạng xã hội có thể là các trang Facebook, Twitter, Instagram… hoặc cũng có thể thông qua các video clip trên Youtube, Tik Tok, hoặc khả năng phát trực tiếp như tính năng “Livestream” trên Facebook... Thời gian qua, lợi dụng ưu thế nổi trội là tính siêu kết nối, tính mở, khó kiểm soát, tính nặc danh… của mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động tăng cường khai thác nhằm biến môi trường mạng xã hội thành công cụ đắc lực chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Chúng đã lập hàng trăm, hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, một số trang facebook có tính chất câu like như: “Tình yêu người lính - Bộ đội Cụ Hồ”, “Giao lưu tiền tuyến & hậu phương”, “Hội những người thích đồ lính”... sau đó viết bài, cắt ghép hình ảnh tung lên không gian mạng, gây nhiễu loạn thông tin, hướng lái công chúng truyền thông (trong đó có cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam) hiểu sai lệch bản chất, gia tăng bất đồng, kích động những tư tưởng bất mãn, phản kháng, chống đối Đảng, Nhà nước, Quân đội ta.

Đáng chú ý, các thế lực thù địch, phản động còn thông qua những mặt trái của nền kinh tế thị trường, tâm tư, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ; lối sống thực dụng, tư tưởng so bì hơn thiệt giữa môi trường Quân đội với xã hội bên ngoài; tâm lý hưởng thụ, ngại cống hiến... để kích động gây “thẩm thấu” dần vào trong suy nghĩ, tư tưởng của mỗi quân nhân, về lâu dài không loại trừ nguy cơ gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Để nâng cao sức “đề kháng” cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nói chung, giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” khi tham gia mạng xã hội, cần phải thực hiện tốt, đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần xác định rõ chức trách, nhiệm vụ “thiêng liêng” trong việc giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” khi tham gia tiếp xúc trên mạng xã hội. Trước hết, phải tự tu dưỡng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, giản dị; tích cực huấn luyện, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt và kiến thức chuyên môn; có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, kỷ luật tự giác nghiêm minh; đoàn kết thống nhất nội bộ, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.

Hai là, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tăng cường công tác lãnh đạo tư tưởng, giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Chú trọng đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trên từng lĩnh vực công tác; cổ vũ, động viên những cách làm hay, gương “người tốt, việc tốt” trong giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 855-CT/QUTW, ngày 12/8/2019 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới” gắn với đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 847-NĐ/ĐUTW về “Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới”.

Ba là, chủ động lựa chọn, bồi dưỡng những cá nhân ưu tú, có năng lực, đủ “sức đề kháng” để làm nòng cốt trong tham gia đấu tranh, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, phản bác sắc bén lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Xây dựng kế hoạch đấu tranh, có tính liên tục, kế thừa và hiệu quả của từng cấp, từng cán bộ, đảng viên. Kết hợp nâng cao trình độ lý luận, phương pháp đấu tranh cho lực lượng “hạt nhân” ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng và thật sự chủ động trước các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Bốn là, cùng với việc đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, đấu tranh với các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, các cơ quan, đơn vị cần coi trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp trong rèn luyện, phấn đấu theo các đặc trưng, chuẩn mực của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương trên các mặt công tác, thực sự là tấm gương mẫu mực trong phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Từng cán bộ, chiến sĩ phải có động cơ phấn đấu trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng; tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, xuyên tạc giá trị phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Năm là, giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là vấn đề có tính thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và mỗi quân nhân. Như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định: “Hình ảnh và tên gọi “Bộ đội Cụ Hồ” là nét đẹp độc đáo trong văn hóa Việt Nam và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta”. Do đó, mỗi cơ quan, đơn vị cần quan tâm xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành mạnh, tích cực. Thường xuyên tổ chức tốt hoạt động thực tiễn, các phong trào hành động cách mạng gắn với Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội”, tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội phấn đấu, rèn luyện, cống hiến sức lực, trí tuệ vào xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Sáu là, thường xuyên rà soát, nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nhất là về chính trị tư tưởng của mọi cán bộ, chiến sĩ. Tích cực, chủ động, bổ sung kiện toàn kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho phù hợp; thường xuyên đánh giá, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng lệch lạc, sai trái, không để các thế lực thù địch móc nối, lôi kéo quân nhân tham gia vào hoạt động chống phá trên mạng xã hội thông qua hoạt động bình luận, chia sẻ...

Trong tình hình hiện nay, giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” khi tham gia mạng xã hội đang vừa là yêu cầu khách quan, vừa là mong mỏi, tình cảm, trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ Quân đội. Thực tiễn cho thấy, hình ảnh và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành động lực phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong mỗi đơn vị trong toàn quân. Đó là kết quả quá trình rèn luyện, phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân. Thông qua các trang mạng xã hội, mỗi cán bộ chiến sĩ khi sử dụng và tiếp xúc phải xác định rõ trách nhiệm làm cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” không ngừng lan tỏa sâu rộng, có tầm ảnh hưởng lớn, góp phần quan trọng vào giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ môi trường không gian mạng; đây là vinh dự, trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ Quân đội./.

 

NHỮNG TẤM PANO, ÁP PHÍCH VÔ TRÁCH NHIỆM!

         Việc tạo ra các tấm pano, áp phích bây giờ quá đơn giản khiến cho nhiều người thiết kế lại cẩu thả, không chú ý đến các chi tiết mình đem vào trong ảnh. Sự tắc tránh để có thể thiết kế nhanh gọn cho một bức ảnh cổ động. Trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ và Ngày giải phóng đất nước thì tràn lan các tấm pano in sai từ xe tăng, hình ảnh người lính cho đến trang bị và cờ.

Cách đây không lâu, một trường ĐH cũng in sai cờ Việt Nam thành cờ Trung Quốc khiến nhiều người phẫn nộ cho sự cẩu thả trên. Những tấm pano chào mừng 2 ngày lễ lớn này tuy không xuất hiện ở các đơn vị có tiếng nhưng cũng tràn lan trên mạng.

Nguyên nhân là do bộ phận thiết kế cứ lên mạng tìm vài ba mẫu ảnh sau đó in ra để cho có. Nếu như lướt qua thì không thể biết ngay được tấm pano đã in sai ở đâu. Nhưng nhìn kỹ một chút thì nào là đem cả ảnh lính Mỹ vào, nào là xe tăng M1 chứ không phải T54.

Trong khi các trang như Việt Tân, RFA, BBC News Tiếng Việt đang kích động, tuyên truyền luận điệu xuyên tạc về ngày hội Thống nhất đất nước, bằng các bài viết, hình ảnh thì việc có những tấm pano, áp phích như thế này sẽ là cái cớ để bọn chúng có thể " gắp lửa bỏ tay người ", xuyên tạc sự thống nhất của đất nước.

Sự cẩu thả này còn đem lại sự hả hê cho các đối tượng chống phá khi thấy được hình ảnh ngày lễ của dân tộc nhưng bị in sai, in lấy hình lính Mỹ mà bọn chúng tôn thờ.

Hãy nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng hình ảnh làm các tấm pano, áp phích, bài học từ những sự việc trước là để cảnh tỉnh cho những nhà thiết kế phải chỉnh chu hơn nữa trong công việc mà mình đảm nhiệm./.
Yêu nước ST.

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2023

NGƯỜI MỸ ĐẾN VIỆT NAM LUÔN ĐƯỢC TÔN TRỌNG, VẬY LÊN LỊCH SỰ CHÚT CHỨ BẠN MỸ!

     Nghe các bạn tôi bên Washington DC báo là hôm qua Uỷ ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ lại vừa ra báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo quốc tế 2023, trong đó vu cáo “tự do tôn giáo ở Việt nam hết sức tồi tệ”, đòi đưa Việt nam vào lại CPC tôi thấy đúng là thật khó mà đặt trọn niềm tin vào người Mỹ.
Thời gian gần đây, Mỹ đã dùng rất nhiều mỹ từ để ve vãn Việt Nam như “tôn trọng thể chế”, “tôn trọng sự khác biệt”, đồng thời bày tỏ mong muốn được nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Thế nhưng, ở một chiều ngược lại, Mỹ vẫn có cái nhìn sai lệch và phiến diện về tình hình nhân quyền của Việt Nam, sử dụng chiêu bài ngoại giao nhân quyền để gây sức ép với Việt Nam.
Chưa kể, Mỹ còn hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối núp danh chức sắc tôn giáo của Việt Nam.
Những việc này liệu có đúng là Mỹ đã tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam không?
Chưa kể, nếu xét về đảm bảo nhân quyền thì dù chưa phải là hoàn hảo nhưng Việt Nam cũng thuộc loại top đầu trên thế giới, và chắc chắn trên Mỹ.
Đúng là người mỹ có nhiều khuôn mặt chứ không chỉ hai khuôn mặt!
Yêu nước ST.

Đấu tranh với các luận điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Sự phát triển của công nghệ mới đang phá bỏ liên tục những ranh giới, biên giới của không gian mạng. Cùng với việc mở rộng không gian mạng và tính liên kết ngày càng cao thì các vấn đề của xã hội, của con người lại càng phức tạp. Không gian mạng đang chiếm lĩnh không gian và thời gian thực của con người ngày càng nhiều, ảnh hưởng ngày càng lớn với tốc độ ngày càng nhanh, chính vì vậy nó ảnh hưởng sâu rộng và phức tạp đến lĩnh vực tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay. Một là, thách thức đối với hệ tư tưởng chính thống. Do không gian mạng có tính mở với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xoá nhoà ranh giới giữa thực và ảo, giữa vật lý và hiện thực, vì vậy không gian mạng mang đến những thách thức to lớn đối với nền tảng tư tưởng của Đảng. Có thể nói, hiện nay, các hệ tư tưởng, các luận điểm, các học thuyết ngoài mácxít, từ các loại chủ nghĩa khác nhau như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố mạng… cho đến chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hưởng lạc, cũng như vô số các tôn giáo, tín ngưỡng, thậm chí là mê tín dị đoan, đang xuất hiện một cách tràn lan trên không gian mạng. Lợi dụng triệt để những ưu thế của không gian mạng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, các loại hình ý thức hệ đó đã và đang công khai hay ngấm ngầm chĩa mũi nhọn vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều luận điểm, quan điểm trong các ý thức hệ đó đi ngược lại với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời chứa đựng tính chất độc hại, phản động, bóp méo thế giới quan và xuyên tạc nhân sinh quan, cố tình định hướng giá trị một cách sai lầm cho những người dùng mạng Internet nói riêng và cho người dân Việt Nam nói chung. Hai là, thách thức đối với mặt trận tư tưởng - văn hoá. Một hệ tư tưởng nếu không được truyền bá và giáo dục, củng cố và phát triển thường xuyên thì hệ tư tưởng đó sẽ chết. Đảng ta luôn chú trọng mặt trận tư tưởng - văn hoá, luôn ý thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng, song sự phát triển của không gian mạng hiện nay đang đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Các phương tiện truyền thông truyền thống của chúng ta (truyền hình, phát thanh, sách, báo, tạp chí, phim ảnh, bảng tin, khẩu hiệu cổ động…)đã tỏ ra chậm và phần nàohạn chế về tính hiệu quả.Các phương thức truyền thông về tư tưởng, lý luận chủ yếu vẫn là phổ biến nghị quyết, vận động học tập, nghe báo cáo,… trong một không gian và thời gian nhất định, với tính chất bắt buộc, tập trung và thống nhất, chủ yếu vẫn mang tính một chiều từ trên xuống và số lượng đối tượng tiếp nhận thông tin hạn chế. Trong khi đó, không gian mạng với tính chất đa dạng, phi tập trung, tự chủ và tương tác đã tác động mạnh mẽ và thách thức to lớn đến cách giáo dục tư tưởng truyền thống. Không gian mạng với phương thức giao tiếp ngang hàng, tương tác hai chiều và đa chiều, đã tạo ra một bước nhảy vọt về chất trong phương thức tiếp cận thông tin và trao đổi ý kiến, đồng thời cung cấp cho cư dân mạng cơ hội giao tiếp bình đẳng và một nền tảng để chia sẻ quan điểm một cách tự do. Việc tuyên truyền, phổ biến các luận điểm trên không gian mạng có hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và tính thẩm thấu mạnh đã cóảnh hưởng nhất định đến tính định hướng,quyền kiểm soát, quản lý của Đảng, Nhà nướcđối với mặt trận tư tưởng - văn hóa. Ba là, thách thức đối với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Không gian mạng đã cải thiện đáng kể khả năng của các cá nhân và tổ chức trong việc công bố, trao đổi,tiếp cận và tiếp thu thông tin, đồng thời nâng cao tính độc lập, tính đa dạng, tính chọn lọc và sự khác biệt của các suy nghĩ. Mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình (một cách ẩn danh), và có thể nhanh chóng trao đổi và chia sẻ thông tin cũng như suy nghĩ của mình với những người khác về mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống…trên không gian mạng. Không kể sự chống phá có chủ đích của các thế lực thù địch, bản thân sự yếu kém của các công ty công nghệ lớn trong việc bảo mật thông tin, vi phạm quyền riêng tư, buông lỏng tin giả, kích động bạo lực… và sự bất cập của chúng ta trong quản lý, kiểm soát không gian mạng đã tạo môi trường thuận lợi cho việc ngụy tạo, phổ biến lan tràn các luận điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, đặc biệt là trên các mạng xã hội. Mặc dù trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã phần nào giành lại thế chủ động trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, song tính bất đối xứng của cuộc chiến tư tưởng vẫn là một hiện tượng thường thấy, là một thách thức không nhỏ. Điều này gây ảnh hưởng xấu và làm suy giảm niềm tin của người dân đối với Đảng, đối với chế độ, đối với mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Không ngừng nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn cụ thể, đồng thời thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút và khái quát lý luận là yêu cầu đầu tiên, là nhiệm vụ căn bản. Trận địa tư tưởng cần vũ khí quan trọng nhất là vũ khí lý luận, song lý luận phải thật sự khoa học chứ không phải lý thuyết suông, lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và mang hơi thở của cuộc sống, phải bao quát được những vấn đề nền tảng, có tính quy luật và đưa ra hướng giải quyết những vấn đề then chốt. Bất kể sự phát triển của không gian mạng và các phương tiện truyền thông như thế nào, thì suy nghĩ và quan điểm vẫn là thành tố quan trọng nhất của nội dung tư tưởng. Nếu không có nội dung, không có chiều sâu thì lý luận dù hay đến đâu cũng chỉ là hô khẩu hiệu, trống rỗng, không có bất kỳ ảnh hưởng tích cực nào. Chúng ta phải sử dụng lý luận làm nền tảng vững chắc cho định hướng chính trị và dẫn dắt dư luận. Trong trận địa tư tưởng trên không gian mạng, việc chúng ta có đứng vững và chiến thắng hay không liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Trước tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những biến động khó lường như hiện nay, không gian mạng trở thành công cụ nền tảng mới để giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ và nhân dân; đồng thời, đó cũng là một không gian mới để đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, là một phương thức mới để định hướng dư luận xã hội về mặt tư tưởng. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Do đó, cần giữ vững và không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác nghiên cứu lý luận, giáo dục chính trị, tư tưởng trên mặt trận trực tuyến. Trong thời đại ngày nay, các cách thức và phương tiện để con người tiếp cận thông tin về mọi vấn đề thuộc mọi lĩnh vực đã vượt xa các cách thức và phương tiện truyền thống. Nhờ vậy, họ có nhiều và nhanh các thông tin, có hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới bên ngoài rất nhiều nhờ không gian mạng. Chính vì vậy, để có thể định hướng tư tưởng trên không gian mạng, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng sự thực khách quan, đối mặt với các vấn đề đang nảy sinh từ thực tiễn của xã hội; dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức đúng và đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết các vấn đề của Việt Nam một cách đúng đắn, hiệu quả;từ đó mới có thể nâng cao tính thuyết phục, tính định hướng của hệ tư tưởng chính thống. Những thiết chế xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam chưa thay đổi kịp để ứng phó với những thách thức của không gian mạng. Ví dụ, trong lĩnh vực truyền thông, các cơ quan lớn của Đảng, như Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản; cơ quan lớn của Nhà nước như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đều được xây dựng và vận hành chủ yếu trên cơ sở báo viết, báo tiếng, báo hình. Dù có chuyển đổi một phần sang phương thức báo điện tử, song mới chỉ là một phần rất nhỏ trên không gian mạng, khó có thể chiếm lĩnh hoặc định hướng được không gian mạng. Về lâu dài, cần thiết phải có một cơ quan thuộc chính phủ chuyên trách không gian mạng, ở đó các nguồn lực của nhiều bộ, ngành, nhiều cơ quan truyền thông sẽ phải tập trung cho cơ quan mới này. Chúng ta luôn tâm niệm phải lấy dân làm gốc, vậy “dân” trên không gian mạng có phải là gốc không? Dù trong tình huống nào đi nữa, nhất là trên không gian mạng, chúng ta càng phải tuân thủ nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, nghĩa là chúng ta cần cần có sự ủng hộ của những người quản trị (Admin), người điều hành (Smod), người điều tiết (Moderator), người gây ảnh hưởng (Kol),… cũng như của toàn thể cư dân mạng. Chúng ta phải luôn tôn trọng địa vị cao nhất của nhân dân, tin tưởng và dựa vào quần chúng nhân dân trên không gian mạng. Vấn đề cốt lõi của công tác tư tưởng trực tuyến là cách đối xử với quần chúng trên không gian mạng. Chúng ta nói lên tiếng nói của người dân, bênh vực nhân dân, đứng về phía quyền lợi của nhân dân thì nhân dân sẽ tin yêu chúng ta, bảo vệ chúng ta. Chúng ta cần phải chủ động chiếm lĩnh không gian mạng, tăng cường sức ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính thống bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đối với cư dân mạng.Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho nhân dân cần gắn với giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lịch sử, văn hóa, tình cảm, đạo đức. Đối với cán bộ, đảng viên, cần tăng cường giáo dục lý tưởng, niềm tin và quan trọng hơn là nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ, đảng viên không chỉ không được có những biểu hiện trái với quan điểm của Đảng, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuyên truyền, bảo vệ quan điểm của Đảng trên không gian mạng. Định hướng tư tưởng bằng công tác lý luận không thể tách rời việc xây dựng đội ngũ những người làm công tác lý luận. Định hướng tư tưởng, lãnh đạo dư luận bằng chuyên gia và học giả là xu thế tất yếu. Mối quan hệ biện chứng giữa “xây” và “chống” chính là thể hiện ở đây. Những người làm công tác tư tưởng, lý luận trên không gian mạng đòi hỏi phải có tầm cao của tư tưởng, độ sắc nét của các nhận định, đánh giá và độ vững chắc của lý luận. Giống như Bác Hồ trước đây nói ai cũng hiểu, ai cũng thấm thía, những người làm công tác tư tưởng, lý luận cũng phải học theo phương pháp diễn ngôn đó. Nói một cách hình ảnh, lý luận không chỉ như một món ăn cầu kỳ dành cho khách sành ăn trong nhà hàng sang trọng, mà cần thiết hơn, nó còn phải là món ăn đường phố cho người lao động, món ăn hằng ngày trong mỗi gia đình. Những vấn đề lý luận mà quần chúng quan tâm cần được giải thích rõ ràng, cặn kẽ bằng ngôn ngữ của quần chúng; người làm lý luận phải nắm vững cách nói của quần chúng, sử dụng ngôn ngữ sinh động, gần gũi với nhiều hình thức đa dạng để dễ được quần chúng chấp nhận, để lý luận thực sự bén rễ và đi vào suy nghĩ, cũng như trở thành hành động cụ thể, thiết thực của người dân. Thực tiễn cần được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Vì vậy, một đặc thù của hoạt động tư tưởng, lý luận là không thể nhanh chóng có kết quả như một số hoạt động thực tiễn khác. Sáng tạo lý luận là một hoạt động đặc biệt, đòi hỏi phải có thời gian. Immanuel Kant, một trong những triết gia vĩ đại nhất thế giới, cả đời chỉ đọc sách và nghiên cứu, thế mà cũng phải đến khi ông 57 tuổi mới có thể cho ra mắt cuốn Phê phán lý tính thuần tuý, một trong bộ ba tác phẩm phê phán nổi tiếng của ông. Bản thân C.Mác cũng mất 20 năm để viết cuốn Tư bản, song vẫn chưa thể hoàn thành. Sáng tạo lý luận đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về công sức lẫn thời gian như vậy, song hoạt động chống phá về tư tưởng trên không gian mạng lại diễn ra từng phút, từng giây, đây là một trong những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Không thể để những người làm công tác lý luận liên tục trả lời, đối thoại hoặc phản bác mọi thông tin sai trái, điều này vừa lãng phí tài nguyên trí tuệ, vừa có thể kéo lùi các nhà khoa học xuống những điều vụn vặt. Cần khai thác tối đa trí tuệ, công sức của những người làm công tác lý luận để đấu tranh ở những luận điểm lớn, những luận điểm nền tảng mang tính then chốt, mang tính nguyên tắc của Đảng, của chế độ, của dân tộc; đấu tranh với những trường phái, những nhân vật đại diện mang tính tiêu biểu của thế lực thù địch trong và ngoài nước. Thời đại thông tin ngày nay tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc dư luận, thay đổi cách thức và phương tiện truyền thông, thậm chí còn tái tạo lại “hệ sinh thái” mới của nội dung. Trên không gian mạng, mọi người không muốn xem, nghe các bài viết một chiều.Trên không gian mạng, quyền lực của các tổ chức không tác động được đến cơ chế tiếp cận thông tin. Đồng thời, quan niệm truyền thông truyền thống lấy tin tức làm trung tâm đã dần thay đổi, chức năng giáo dục, chức năng tư tưởng của truyền thông ngày càng giảm đi, đồng thời các chức năng giao tiếp, chức năng giải trí ngày càng tăng lên. Nội dung thể hiện luận điểm của những người tham gia không gian mạng có xu hướng ngày càng ngắn lại, từ những cuộc tranh luận hàng trăm trang trên các diễn đàn (forum) trước kia, giờ đây được rút gọn, cá nhân hoá thành các bài dài trên trang cá nhân (blog), rồi rút ngắn hơn nữa ở các tút trên Facebook, rồi các thông điệp cực ngắn trên Twitter. Bản thân các video dài trên Youtube đã ngắn đi nhiều ở các nền tảng video khác, đặc biệt là ở TikTok với độ dài chỉ khoảng 15 giây. Với không gian mạng như vậy thì các bài nghiên cứu lý luận, các bài viết mang tính tư tưởng như hiện nay dường như dài và khô khan với cư dân mạng. Chính vì vậy, truyền thông tư tưởng trên không gian mạng muốn đạt hiệu quả thì thông tin cần phải thực sự hấp dẫn, thu hút và lấy được sự yêu thích của không chỉ đảng viên, mà cả của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Truyền thông tư tưởng trên không gian mạng có được người dân đón nhận và tham gia hay không phải là một tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ thành công của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Truyền thông tư tưởng cần chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới, tình hình mới, nhiệm vụ mới trên không gian mạng, không ngừng đổi mới quan niệm, hình thức, phương pháp, phương tiện, thậm chí thay đổi phương thức diễn ngôn truyền thống, sử dụng cách diễn ngôn hiện đại, hấp dẫn, sinh động một cách lành mạnh và thẩm mỹ để lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân./.

LẠI NÓI VỀ THOÁT TRUNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÔNG HIỂU BIẾT GÌ VỀ THỜI CUỘC!

         Một lần nữa nói về: Việt Nam-Trung Quốc (TQ): hô hào thoát Trung? làm được không? Xin có vài nhời chia sẻ cùng các bạn thế này:
Thứ nhất, trong 4000 năm dựng và giữ nước của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã sống chung với TQ và vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình, vẫn giữ mình là dân tộc Việt độc lập tự cường tự chủ. Việt Nam đã trải qua 4 thời kì Bắc thuộc. Nhưng trong suốt 4 lần đó. Dân tộc Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình mà không bị đồng hóa như các dân tộc khác trong Tộc Bách Việt.
Thứ hai, cũng trải qua quá trình sống chung đó, ông cha ta đã có những hướng đi của riêng mình để xác lập vị thế dân tộc. Đó là Bắc Hòa - Nam đánh, tiến hành quá trình Nam tiến về phía Nam, trải qua các triều đại Phong kiến, từ Nhà Đinh đến thời các Chúa Nguyễn, cương vực lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng và hình thành nên 1 lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc chí Nam, từ địa đầu Lũng Cú đến Cực Nam Mũi Cà Mau. Và ngày nay ta tiếp tục hướng về Biển, vươn ra Biển
Thứ ba, trong dòng chảy của quá trình toàn cầu hóa, khi mà các quốc gia khác đang tìm cách hợp tác để phát triển, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thì quan hệ VN-TQ cũng đang làm điều đó, điều này Mỹ cũng đang làm. Vậy hô hào thế chả khác gì các bạn kêu Việt Nam tự đứng ra ngoài cuộc chơi.
Thứ tư, vào 2014 tại Hội nghị quốc tế về quan hệ VN-TQ tổ chức tại TPHCM, giới học giả quốc tế đã nhận định rằng: hiểu TQ chỉ có Việt Nam, nếu cần hiểu TQ mạnh hay yếu chỉ có Việt Nam. Vì Việt Nam đã chơi với TQ 4000 năm và vẫn độc lập tồn tại.
Thứ năm, về địa lý, cái này Việt Nam chẳng thể bứng đất dời Việt Nam đi đâu được... có mấy bạn 'dọn thử' một mớ sang cái bang caliphoọc ở đâu đó để "tự trị" kìa chóng mắt chờ xem.
Tóm lại:
1. Thời ông cha ta chả sợ, đã sống chung với nó thì nay việc gì ta phải sợ, phải đi?
2. Ta đã luôn có hướng đi, cách đi của mình thì việc gì phải né tránh?
3. Vị trí địa lý như thế thì sao bứng đi đâu?
4. Mối quan hệ đó đang trong xu hướng toàn cầu. Ta bước đi ra có khác gì tự rời khỏi cuộc chơi ư?




Yêu nước ST.

KÍNH MONG XUÂN DIỆN MANG "TỔ" CỦA MÌNH MÀ VỀ THỜ!

     Xuân Diện thì ai cũng biết tới, là một vị tiến sĩ Hán Nôm nhưng thích nói chuyện chính trị - xã hội một cách xiên sẹo và lệch lạc. Tôi thì không biết Hán tự nhiều cũng chưa được là tiến sĩ nhưng việc ông Diện nhân ngày Giỗ Tổ để giải nghĩa chữ theo cách trào phúng thì quả thật phí một đời nghiên cứu, mang danh tiến sĩ của ông. Sự vật vẫn vậy, nguy ở chỗ người kể chuyện xuyên tạc về nó mà thôi.
     Hán tự ai cũng biết đó là hệ chữ tượng hình, dùng hình để miêu tả ý nghĩa định nói. Các nước như Việt Nam, Trung Quốc đều là những nước có nền văn minh lúa nước phát triển nên tín ngưỡng phồn thực phát triển nhằm đề cao sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. Bản chất của tín ngưỡng này là tôn thờ hành vi giao phối và các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, tín ngưỡng này vượt qua sự trần tục và không đồng nghĩa với đồi trụy bởi cơ quan sinh dục hay hành vi giao phối là phần quan trọng của sự sinh sôi, nảy nở giống nòi. Tín ngưỡng này được nâng tầm nghệ thuật, mang đậm triệt lý sâu sắc, sự hài hòa giữa âm dương, non nước, đất trời, nam nữ. Đơn giản như việc thắp hương, cái chày, khối cối, những lễ hội thờ sinh thực khí, tất cả để tưởng nhớ tới tiền nhân, hướng tới sự phát triển tương lai và thể hiện tín ngưỡng này qua đời sống hàng ngày khá rõ ràng.
     Vậy mà qua cái mồm miêu tả một cách có học thức của anh Diện, Giỗ Tổ của chúng ta nó tầm thường, nó trở thành cái trò cười cho Diện và những người theo dõi Diện. Thậm chí, vào phần bình luận còn thấy rằng có một nhóm người không chỉ thích lật sử mà còn thích lật Tổ. Phỉ báng, bôi nhọ, khiến người khác hiểu sai về ý nghĩa ngày Giỗ Tổ thì thử hỏi Diện có xứng đáng mang danh nhà nghiên cứu về chữ nghĩa, văn hóa hay không. Khi Diện cứ sống tầm thường với một lũ tầm thường thì Tổ của Diện cũng chỉ loanh quanh cái “Tổ” mà Diện nhắc tới mà thôi. Chắc phải đầu tư cho Diện sang Thái Lan, xem sexy show, để thấy “Tổ” của Diện được người ta dùng biểu diễn như thế nào, đánh trống ra làm sao. Sau đó, kính mời Diện mang “Tổ” đó mà về thờ. Sau Diện có sang thế giới bên kia, Diện cũng không phải chụp ảnh thờ làm gì cả, cứ bảo con cháu chọn đại 1 cái dài, cái to mà thờ cho nó văn minh và văn hóa./.
Yêu nước ST.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA: NGÀY 03 THÁNG 5 NĂM 1948!

“Toàn dân đoàn kết muôn năm.
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”! 
     Đây là lời kêu gọi đồng bào Cao Đài, Hòa Hảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng trên Báo Cứu quốc, chi nhánh số 6, số 917, ngày 03 tháng 5 năm 1948.
     Trong bối cảnh một số đồng bào theo đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo bị thực dân Pháp và các giáo sĩ phản động mua chuộc, lôi kéo, bắt làm lính, chống lại cách mạng, đi ngược lại lợi ích và truyền thống tốt đẹp của dân tộc... sau khi được vận động, giáo dục đã thức tỉnh, quay súng trở về với cách mạng, với Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời kêu gọi để kịp thời biểu dương những anh em đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo lầm đường theo địch, nay đã tỉnh ngộ; đồng thời, tập họp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân xâm lược.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh, tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn, chiến thắng giặc ngoại xâm và giành thắng lợi có ý nghĩa lịch trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng bào theo các tôn giáo đã đoàn kết cùng đồng bào cả nước thực hiện ước nguyện của Bác Hồ là xây dựng đất nước ta “Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận đều chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đường hướng hành đạo riêng, phù hợp với đạo lý của mình, như: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống Phúc âm phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc” của Hội thánh Tin Lành; “Nước vinh, Đạo sáng” của Cao Đài... tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
     Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã luôn đoàn kết, gắn bó với nhau như ruột thịt, trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau, lúc thường cũng như lúc ra trận; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền... Đây chính là nhân tố có vị trí quan trọng bậc nhất tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội ta. Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc xây dựng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa cán bộ với chiến sĩ, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong tình thương yêu đồng chí, đồng đội, thực hiện toàn quân một ý chí. Bên cạnh đó, quân đội còn luôn thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, làm tốt công tác dân vận, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch tuyên truyền, chống phá chính sách đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước... góp phần quan trọng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, yêu mến dành tặng cho danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Môi trường ST.

NGƯỜI HOA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌ!

         Tôi lấy làm lạ rằng, một số người cứ đem người Hoa ra tạo thành một con ngáo ộp để hù dọa dân ta và ngăn cản nhà nước ta có bất cứ chủ trương tăng cường hòa bình hữu nghị với Trung Quốc. Sợ gì chứ? Chẳng phải trong lịch sử chúng ta đã từng có rất nhiều chiến thắng mỗi khi giặc với phương Bắc đó sao?

Mỗi dân tộc có một truyền thống văn hóa riêng, có một triết lý sống riêng. Chúng ta không chê bai dân tộc khác, hơn nữa người dân luôn nghe và làm theo những gì chính quyền đòi hỏi họ. Cho nên, khi xem xét cách hành xử của bất kỳ nước nào thì ta chỉ xem cách hành xử của chính quyền nước đó với nước khác.

Tất nhiên, tôi cũng lơ mơ nhận thấy, trong xã hội ta hiện tại chẳng thiếu gì người “phò” bên này rồi chống bên kia hoặc ngược lại. Cả hai chiều hướng này là không đúng, mà phải tuân thủ đường lối của nhà nước – “độc lập, tự chủ, không chọn phe”.

Trong số những người đi theo hai chiều hướng này thì, hoặc là họ cố ý chống lại đường lối đối ngoại của nhà nước, hoặc là họ chẳng hiểu quái gì về lịch sử dân tộc mình. Những người cố tình chống đối nhà nước thì chúng ta mặc kệ họ, có giải thích đến mấy thì họ cũng chẳng thay đổi đâu, cuối cùng thì họ sẽ bị loại trừ.

Vì vậy, trong bài này tôi chỉ nói về thực tiễn phát triển của lịch sử thôi. Tất nhiên, tôi không phải là sử gia mà chỉ là người thích tìm hiểu, hiểu đến đâu thì nói đến đó, do vậy không tránh khỏi phiến diện hoặc chủ quan.

Nhìn vào bản đồ châu Á, Trung Quốc không những không thể ảnh hưởng ngược lên hướng Bắc, mà chính là bị chi phối bởi dân tộc Mông Cổ (Thát Đát tộc) ở phương Bắc xuống, nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa đã bị người Mông Cổ ở phương Bắc chinh phục. 

Có lẽ hình như tạo hóa có một quy luật nào đó. Sau khi người Anglo Saxon chiếm được nước Mỹ thì kéo quân xuống phía nam gây ra hàng chục cuộc chiến. Nước Việt Nam thân yêu cũng bị những kẻ xâm lược từ bắc bán cầu kéo xuống đánh chiếm đó.

Còn quốc gia nào nằm cùng trên một vĩ tuyến mà Mỹ không chiếm được thì phải làm cho kiệt quệ rồi phụ thuộc vào Mỹ, như tây Âu, đông Âu và nam Âu vậy. Thế là, sau khi chống chọi nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong nội bộ người “Saxon da vàng”, nào Khiết Đan (Khitan), nào Nguyên Mông, nào Tây Hạ (Xi Xia), nào gì gì nữa thì tôi không biết, sau khi đã được nhà Minh thống nhất thành một quốc gia. Thế là lại tràn xuống phía Nam, bắt các quốc gia khác làm chư hầu và đặt ra lệ triều cống. Các triều đại phong kiến nước ta, có lúc đánh bại quân của các triều đình phương Bắc song vẫn triều cống để được yên ổn làm ăn.

Có một điều thú vị là nước Nga và các nước Trung Á đến nay vẫn gọi Trung Quốc là “Khitan”, được phiên âm thành “Ki-tai - китай”, cho dù người Khiết Đan đã bị tuyệt chủng; còn các nước tây Á như Myanmar chẳng hạn gọi Trung Quốc là “Xi Xai”, phiên âm thành “China”.

Đến thời hiện đại, thì những người kế tục sự nghiệp của các triều đại phong kiến xưa, dù đã do đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng họ vẫn cho mình là “trung tâm của vũ trụ” (Trung Quốc), nên vẫn thực hiện chủ nghĩa bành trướng. Chủ nghĩa thực dân cũ là chiếm đất để làm thuộc địa, cướp bóc tài nguyên của thuộc địa; sau khi chủ nghĩa thực dân cũ bị phá sản, các nước đế quốc thực thi chủ nghĩa thực dân mới, bằng cách tạo dựng lên các chính quyền tay sai người bản xứ, cuối cùng nước đó cũng trở thành thuộc địa và bị cướp mất tài nguyên.

Trung Quốc ngày nay không thực sự giúp cho các nước nhược tiểu dành độc lập và tự cường, mà sử dụng các nước đó để giúp cho Trung Quốc cạnh tranh ngôi bá chủ với Mỹ; mặt khác cũng tìm cách giải cơn khát năng lượng, nguyên nhiên vật liệu nhằm phát triển kinh tế ở trong nước. Cách tiến hành “cuộc chiến tranh ngôi bá chủ”, Trung Quốc không dùng súng đạn (có nhưng không rầm rộ) mà dùng tiền để mua chuộc, lôi kéo. 

Trung Quốc, ngoài lợi thế là nước có một nguồn tiền dồi dào, họ còn có một lực lượng Hoa kiều đông đảo, người Hoa có một ưu điểm rất lớn là họ rất coi trọng những lợi ích thuộc dòng họ và luôn hướng về tổ quốc của họ (nhưng cũng vì thế mà chính phủ Trung Quốc có khi lại lợi dụng lực lượng này một cách quá mức).
Tuy không nói ra, song chính quyền Trung Quốc coi Hoa kiều ở mỗi nước đều hình thành “quốc gia trong quốc gia”. Họ có luật lệ riêng, có băng đảng lãnh đạo riêng, rất nhiều người trong số họ không chịu từ bỏ quốc tịch Trung quốc, đương nhiên họ dùng ngôn ngữ riêng và tập quán riêng. 

Chỉ tính số Hoa kiều hiện đang sinh sống ở Thái lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines, Myanmar đã có 28.724.000 người. Người Hoa chỉ chiếm 10% trong tổng số dân Đông Nam Á, song số vốn mà tỷ phú Hoa kiều lại chiếm tới ba phần tư (3/4) trong tổng số 369 tỷ USD của tất cả các tỷ phú cộng lại và từng nơi, từng lúc họ khống chế một nền kinh tế có tổng giá trị đến 3.000 tỷ USD.

Theo thống kê năm 2019, số tỷ phú gốc Hoa đã có ở các nước như sau: Thái-lan, 31 người (94,8 tỷ USD); Singapore, 22 người (71,3 tỷ USD); Indonesia, 21 người (78,5 tỷ USD); Philippines, 17 người (49,6 tỷ USD); Malaysia, 13 người (61,6 tỷ USD); Việt Nam, 5 người (13,6 tỷ USD) – Chú thích: Con số trong dấu ngoặc đơn là tổng số vốn mà họ nắm giữ.

Chúng ta thấy mặt nào đó, Trung Quốc cũng đang thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Chung quanh ta, Lào đã dính vào cái bẫy nợ của Trung Quốc khi xây dựng những công trình lớn bằng vốn vay từ Trung Quốc, dẫn đến suýt vỡ nợ. Cũng bằng cách đó, Trung Quốc đang xây dựng ở Myanmar một thành phố mới bên cạnh thủ đô Yangoon. Cách nay vài tháng, công ty Charoen Pokphand (CP) đã mua đứt các siêu thị lớn của tập đoàn Tesco ở Malaysia và Thái-lan với giá 10,6 tỷ USD. Những thế hệ sau của CP đã trở thành tập đoàn thống trị ở Thái-lan. Và họ đã làm gì ở Campuchia thì mọi người đã biết rồi.

Việt Nam ta sau ngày đất nước được thống nhất, đồng thời cũng loại bỏ sự thống trị của Hoa kiều trong các ngành kinh tế mũi nhọn của miền Nam như hoạt động tín dụng, vàng bạc đá quý, độc quyền về lúa gạo và xuất nhập khẩu… Có thể nói, trước năm 1975, Hoa kiều ở miền Nam đã làm khuynh đảo cả một nền kinh tế phụ thuộc nước ngoài của cái gọi là VNCH, đồng thời tiến tới khuynh đảo nền chính trị miền Nam thời đó./.
Ảnh trong bài: Hoa kiều ở Đông Nam Á.
Yêu nước ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: NHẠC SỸ VĂN CAO -NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM!

     Nhạc sĩ Văn Cao, tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923, tại Hải Phòng trong một gia đình viên chức.

Ông được đánh giá là “Nhạc sĩ có tài”(1), có nhiều đóng góp cho hoạt động âm nhạc, nghệ thuật. Ông tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc, viết cho báo Độc Lập, tham gia Hội Văn Nghệ Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam...

Theo lời kể lại vào năm 1976 của tác giả về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca, đó là vào những ngày mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi khí thế. Văn Cao gặp Vũ Quý, là một cán bộ Việt Minh, cũng là một người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao. Ông Vũ Quý hỏi như đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng và giao nhiệm vụ đầu tiên cho Văn Cao là sáng tác một bài hát cho quân đội cách mạng.

Văn Cao lúc ấy, chưa biết đến chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ (Hà Nội) theo thói quen đi và cũng chưa gặp các chiến sĩ quân đội cách mạng trong khóa quân chính đầu tiên và không biết họ hát như thế nào... tác giả “đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”.

Ông đã trăn trở, tìm kiếm những âm thanh, hình ảnh trong buổi chiều đi dọc các con phố Hà Nội… và ông đã viết được những nét nhạc đầu tiên của bài “Tiến quân ca”. Ông đã chỉnh sửa và hoàn thiện bài hát nhiều ngày sau đó tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội trong những ngày đông ảm đạm, đói, rét, khổ cực.

“Đoàn quân Việt Nam đi,

Chung lòng cứu quốc

Bước chân rộn vang trên đường gập ghềnh xa…”.

Ngày 17/8/1945, “bài hát Tiến quân ca đã vang lên giữa bầu trời Hà Nội…hàng ngàn giọng hát cất lên, vang theo những đoạn sôi nổi…

Ngày 19/8/1945, một cuộc mít-tinh lớn họp tại quảng trường Nhà hát Lớn. Dàn đồng ca của Thiếu niên Tiền phong hát “Tiến quân ca” chào lá cờ đỏ sao vàng… Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng thét căm thù vào bọn đế quốc, và sự hào hùng chiến thắng của cách mạng”.

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, năm 1946, Quốc hội khóa I đã chính thức quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca Việt Nam. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946, tại Điều 3, ghi rõ: Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

Với những đóng góp của ông trong hoạt động nghệ thuật, đặc biệt trong việc sáng tác bài “Tiến quân ca”, theo Sắc lệnh số 32-SL ngày 25/4/1949, ông đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Huân chương Độc lập hạng Nhất…

Ông mất ngày 10/7/1995 tại Hà Nội.

Tài liệu tham khảo:
1) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, ML1, hồ sơ 8, tờ 43.
2) Nguồn: “Ta lại là ta” – NXB Thanh niên 1977, tr27.
3) Nguồn: “Ta lại là ta” – NXB Thanh niên 1977, tr29.
4) Nguồn: “Ta lại là ta” – NXB Thanh niên 1977, tr30,31.
5) Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Ý kiến của Trần Cung ngày 11/5/1981 về Quốc ca, Phông Nhạc sĩ Minh Tâm, hồ sơ 109, tờ 15./.
Yêu nước ST.

 ĐIỆN BIÊN PHỦ - "56 NGÀY ĐÊM LỪNG LẪY NĂM CHÂU CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU"

Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc.

Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp-Mỹ thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam”. Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương.

Tính đến tháng 3/1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và bảy đại đội bộ binh, ba tiểu đoàn pháo binh, một đại đội xe tăng, một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Sau này trong quá trình chiến dịch, quân Pháp tăng viện thêm bốn tiểu đoàn, hai đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.

Tại Hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 diễn ra cùng thời điểm quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, “địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta. Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta."

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.

Với những nỗ lực cao nhất, Việt Nam đã dồn hết sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều tầng lớp nhân dân hăng hái lên đường tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ như công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sỹ… Và đã có biết bao tấm gương hy sinh trên đường ra trận, nhiều anh hùng quên mình xả thân cho cuộc kháng chiến. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Đầu tháng 3/1954, thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” đã hoàn thành. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có tất cả 49 cứ điểm, được chia làm ba phân khu. Trên chiến trường, ta mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ.

Đợt một của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt hai diễn ra ngày 30/3/1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt ba chiến dịch diễn ra ngày 1/5 và kết thúc ngày 7/5/1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Những cột mốc đáng nhớ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

20/11/1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, manh nha ý định xây dựng căn cứ quân sự ở đây và ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam chiếm đóng Tây Bắc.

03/12/1953, Navarre chính thức quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nghiên cứu, xem xét và cân nhắc những điều kiện thuận lợi tại thung lũng lòng chảo phía Tây Bắc Việt Nam. Quyết định này đưa tới sự ra đời của tập đoàn cứ điểm “chưa từng thấy” ở Đông Dương với 49 cứ điểm mạnh mẽ, được đầu tư viện trợ tối đa và binh lực và hỏa lực và sự dẫn dắt, chỉ huy của Đại tá De Castries.

06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta với Thực dân Pháp, đồng thời cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư kiêm Tổng tư lệnh mặt trận.

26/01/1954, Tổng tư lệnh mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”.

31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển vị trí đóng quân đến khu rừng Mường Phăng trên đại điểm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 40km đường bộ và khoảng hơn 15km đường chim bay.

13/3/1954, Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ta chính thức mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ tại Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm phía Đông Bắc Tập đoàn cứ điểm.

31/3/1954, Đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh, thừa cơ tiến vào khu trung tâm, nơi có Sở chỉ huy của De Castries.

01/5/1954, Đợt tấn công cuối cùng nhằm kết thúc số phận của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tiến hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là tiêu diệt nốt A1 và C2, thừa cơ tiến hành tổng công kích.

06/5/1954, vào lúc 20 giờ 30 phút, khối bộc phá 960kg nổ trên Đồi A1 báo hiệu ngày tàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

07/5/1954, sau khi mở được chiếc chìa khóa cuối cùng A1, quân ta từ các hướng tiến thẳng vào hầm chỉ huy của De Castries. Không có sự kháng cự, De Castries cùng Bộ chỉ huy quân Pháp và sau đó là toàn bộ quân đồn trú từ các hầm trú ẩn và các cứ điểm ra hàng.

21/7/1954, Hiệp định Gionever được ký kết, Pháp và các nước tham gia công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, rút quân khỏi Đông Dương.

 CHIẾN SĨ MŨ NỒI XANH VIỆT NAM DỰNG LỚP HỌC CHO TRẺ EM Ở ABYEI

Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của các cháu học sinh ở đây, cán bộ chiến sỹ Đội Công binh số 1 Việt Nam quyết tâm xây dựng phòng học mới, giúp các cháu cải thiện điều kiện học tập.

Trong một lần đến khảo sát, sửa chữa hệ thống giếng khoan giúp Nhà thờ Abyei, nơi khu vực Phái bộ An ninh lâm thời LHQ quản lý, những cán bộ chiến sỹ Đội công binh số 1 Việt Nam đang làm nghĩa vụ quốc tế, đã thấy cảnh những cháu nhỏ mầm non phải ngồi học dưới tán cây rất nóng và bụi. Đây là những cháu nhỏ trong số bốn lớp của Trường Mầm non do Nhà thờ Abyei tổ chức cho con em giáo dân địa phương.

Với tổng số 253 em học sinh và 6 giáo viên, hai lớp mẫu giáo lớn ở khu vực Abyei phải học tập trung trong những căn lều lụp xụp, tạm bợ làm bằng các tấm liếp. Còn các cháu bé phải ngồi học dưới tán cây ở ngoài trời dưới tiết trời nắng nóng trên 40 độ C; không bàn ghế, không quạt điện, ruồi muỗi bay vo ve. Nếu mùa mưa đến chắc chắn các cháu sẽ phải nghỉ học vì không có chỗ mà ngồi, mặt đất ngập nước, lầy lội.

Vậy là cùng với việc sửa giếng giúp người dân có nước sạch trong mùa khô, Đội Công binh số 1 Việt Nam đã tổ chức làm tặng các em nhỏ mầm non hai phòng học tương đối kiên cố. Với tinh thần trách nhiệm cao, sau gần một tháng thi công, đội Công binh số 1 Việt Nam đã hoàn thành công trình phòng học (2 phòng học, mỗi phòng rộng hơn 40m2 tương đối kiên cố) trong niềm vui của các giáo viên, người dân và học sinh nhà trường.

Chi hội phụ nữ đội Công binh số 1 còn trích quỹ và huy động quyên góp mua tặng nhà trường 110 chiếc ghế, 10 cái bàn nhựa cùng nhiều đồ dùng học tập, một số loại tranh vẽ, bút mầu và nhiều phần quà khác. Đội Công binh số 1 còn làm tặng người dân Abeyi một con đường vào Nhà thờ dài 400m; lắp đặt 1 cống tròn dài 7m; sửa chữa lại hệ thống cung cấp nước sạch, sửa chữa máy phát điện và hệ thống điện phục vụ công việc và chiếu sáng; phục chế 3 cây Thánh giá trên nóc Nhà thờ bị phá hỏng bởi xung đột trước đây.

Cô giáo Catherine, người đã có 6 năm hoạt động nhân đạo tại Abeyi cho biết: Trước khi có lớp học mới, điều kiện dạy học của nhà trường rất tồi tệ. Nay, nhờ đội Công binh số 1 Việt Nam, các cháu nhỏ đã được học tập trong một môi trường mới. Cô và trò đã giảm bớt được rất nhiều khó khăn.

“Tôi rất vui mừng, hạnh phúc và cảm thấy biết ơn về những gì mà Đội Công binh số 1 Việt Nam đã làm. Đó là những điều vô cùng tuyệt vời mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên được. Các bạn đã ở đây với chúng tôi, đến thăm và quan tâm các em nhỏ" - cô giáo Catherine nói.

Còn cha Paul, Cha sứ nhà thờ Abyei, nơi khu vực Phái bộ An ninh lâm thời LHQ quản lý, cho biết: “Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Đội Công binh Việt Nam, cảm ơn vì các bạn đã có mặt tại đây tại Abyei. Sự hiện diện của Đội Công binh Việt Nam đã làm thay đổi đời sống của cộng đồng dân cư Abyei, giúp chúng tôi xây dựng lớp học cho các em học sinh".

Thiếu tướng Benjamin Olufemi Sawyerr - Quyền trưởng Phái bộ, kiêm tư lệnh Phái bộ cho biết: Đội Công binh số 1 Việt Nam đã thực hiện rất nhiều hoạt động từ thiện để hoàn thiện hệ thống, tiêu chuẩn giáo dục ở địa phương. Những cơ sở vật chất cũng như các lớp học này sẽ giúp cho các em học sinh tiếp tục học tập qua mùa mưa sắp tới. “Dự án xây dựng các lớp học nhân đạo của Đội Công binh Việt Nam thật sự khiến cho chúng tôi cảm thấy tự hào”.

Theo đề nghị của Cô giáo hiệu trưởng Nhà trường, trong thời gian tới Đội Công binh số 1 Việt Nam sẽ tiếp tục giúp đỡ nhà trường xây dựng mới 3 phòng học và 1 bếp ăn để các cháu học sinh trường mầm non Abeyi không còn phải học trong những lớp học tạm bợ. Các cô giáo cũng sẽ có nơi để nấu ăn sạch sẽ hợp vệ sinh bảo đảm sức khỏe cho học sinh phòng chống dịch bệnh phát sinh, lây lan trong lớp học.