Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Cảnh giác với bệnh công thần và kiêu ngạo Cộng sản

 

Bệnh công thần, kiêu ngạo cộng sản là những thói hư tật xấu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã từng được V.I Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt cuộc đời, khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Thế nhưng, vẫn có những người xao nhãng, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu, ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân, đồng đội...
Họ đã và đang tự đánh mất chính mình
Chúng ta hẳn có nhớ một sự việc gần đây, từng có cựu Ủy viên Trung ương Đảng tuổi đời còn trẻ, tương lai đang rộng mở thì “dính chàm”, bị cách hết mọi chức vụ. Nguyên nhân do nhiều sai phạm, trong đó một phần do thói độc đoán, chuyên quyền, kiêu ngạo, không biết lắng nghe, không tôn trọng cả cấp trên và cấp dưới.
Lại có cán bộ cấp cao lúc nghỉ hưu vẫn không giữ được mình, có nhiều sai phạm ảnh hưởng đến thanh danh họ, như cựu quan chức mạt sát cảnh sát giao thông; cựu bộ trưởng đòi đặc quyền đặc lợi... Đáng buồn hơn, có cả cán bộ kinh qua rèn luyện, cống hiến, lập nhiều chiến công nhưng lúc nghỉ hưu lại thiếu tỉnh táo, nói và viết không đúng đường lối quan điểm của Đảng; tiếp xúc với nhiều đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí cả đối tượng phản động, bị chúng lợi dụng, kích động, dẫn đến tán phát nhiều thông tin xấu, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận. Trước góp ý chân thành của đồng chí đồng đội, những người này lại không tiếp thu, sửa chữa, cho rằng cách nghĩ, cách làm của họ mới là cấp tiến, là “trở về với nhân dân”.
Họ còn tham gia các cuộc tọa đàm, trao đổi, tham gia xuất bản những ấn phẩm do một vài hội, nhóm tổ chức gây ra những tranh cãi, bất đồng chính kiến làm bức xúc dư luận. Rồi còn tham gia ký các đơn, tâm thư, thỉnh nguyện tập thể có nội dung trái với đường lối, quan điểm của Đảng, không có lợi cho đất nước, quân đội nhưng họ lại được kẻ xấu tung hô, ngợi ca nên ngày càng mù quáng... Ngay trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, văn hóa văn nghệ, nhiều năm qua, chúng ta không khỏi đau xót khi thấy có những nhà văn, nhà báo, nhà quản lý từng dạn dày kinh nghiệm, có tên tuổi nhưng khi nghỉ hưu đã đánh mất chính mình, đăng đàn nói, viết những điều sai trái, đi ngược với lý tưởng cả một đời theo đuổi. Có người còn tham gia thường xuyên viết bài, cộng tác cả cho những trang mạng phản động, có người bị kích động và bị lợi dụng để rồi xuất hiện trong những clip với nhiều nội dung sai sự thật, có cả thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận. Có người để lại lời nói, việc làm thiếu trách nhiệm, tùy tiện đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội...
Những căn bệnh cần tránh của người cộng sản
Cuộc sống luôn cần sự phản biện đa chiều nhưng nếu sự chỉ trích đi kèm bệnh kiêu ngạo cộng sản và công thần thì hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Năm 1919, nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị V.I Lênin ngừng “khủng bố” những trí thức bị bắt vì phản loạn. V.I Lênin đã viết bức thư trả lời, phân tích rằng không nên trộn lẫn “các lực lượng trí tuệ” của nhân dân với “lực lượng” trí thức tư sản. Ông còn lấy trường hợp tác giả cuốn sách với những mỹ từ “Chiến tranh, Tổ quốc và Nhân loại” nhưng thực ra là kẻ dùng lời đường mật đánh tráo khái niệm yêu nước đích thực; ông cho rằng những trí thức phản loạn, những kẻ tưởng mình là bộ não của quốc gia “bọn chúng không phải là bộ não ...”. Sau này, trong bài viết vào năm 1921, V.I Lênin đã vạch ra một trong 3 thứ kẻ thù chính-kẻ thù “nội xâm” mà những người cộng sản Nga phải kiên quyết đấu tranh tiêu diệt, kẻ thù đầu tiên, chính là “tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa”.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến bệnh công thần: “Cậy mình có một ít thành tích, thì tự kiêu tự đại, cho mình là “cứu tinh” của dân, “công thần” của Đảng. Theo Người: “… Có những người cậy mình là “công thần cách mạng”, rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng...”. Người cũng chỉ ra nhiều thứ “bệnh” của cán bộ, trong đó có bệnh kiêu ngạo với những biểu hiện: “Tự cao, tự đại, hay lên mặt. Ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo... Việc gì cũng muốn làm thày người khác”. Cùng với đó là bệnh hiếu danh, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Rồi bệnh óc lãnh tụ: “Đánh được vài trận, hoặc làm được vài việc gì ở địa phương đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ rồi. Nào có biết so với công cuộc giải phóng cả dân tộc thì những thành công đó chỉ là một chút cỏn con, đã thấm vào đâu!”.
Vi phạm cả pháp lý, đạo lý, xa rời nhân tâm, tự vùi danh dự
Soi rọi những lời căn dặn trên vào các biểu hiện mắc bệnh của một số cán bộ mà chúng tôi nêu ở phần đầu bài viết, có thể thấy rất rõ những điều các bậc tiền bối cách mạng căn dặn dường như đã nói đúng, nói trúng tim đen của ai đó xa rời đạo đức, danh dự người cộng sản chân chính. Người cộng sản cần có dũng khí để đấu tranh với những điều sai trái, những thói hư tật xấu trong xã hội nhưng phê bình phải trên tinh thần xây dựng, phải có cái tâm. Cuộc sống xấu đi bởi sự im lặng nhưng cuộc sống cũng xấu đi và tồi tệ hơn bởi những tiếng nói sai sự thật, phán xét hồ đồ, tùy tiện, vô trách nhiệm, giật gân, đao to búa lớn để nâng mình lên bằng cách bôi nhọ người khác, gắp lửa bỏ tay người. Đó là thói phê bình nói lấy được của kẻ không biết mình là ai, thậm chí “Chân mình thì lấm mê mê/Lại đi cầm đuốc mà rê chân người” như cha ông ta đã dạy. Đó là thói phê bình vơi tình cạn nghĩa, không thể chấp nhận đối với những người từng chung đội ngũ, từng thuộc lời thề thứ 7 về tình đồng đội.
Đã là người cộng sản, là đồng chí, đồng đội, thì khi góp ý, phê bình phải với tinh thần người cộng sản, đồng chí, đồng đội chứ không thể bịa đặt thông tin, đổi trắng thay đen, gây hoang mang, suy giảm niềm tin của nhân dân. Càng không thể phê phán khi chính mình chưa đủ tâm, đủ tầm, đủ thông tin và nhận thức về những lĩnh vực mình còn nông cạn, chưa trải nghiệm. Không thể chấp nhận những kiểu phê bình tùy tiện như biến người từng trải nghiệm, kinh qua chiến đấu, được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực chỉ huy quân sự cao thành người “không hiểu quân sự, không qua chiến tranh”. Không thể phê bình kiểu thầy bói xem voi phủ nhận cả thành tích, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng ý kiến chủ quan, lệch lạc.
Đây cũng là vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề cập, chỉ rõ để mỗi cán bộ, đảng viên không sai phạm. Nghị quyết chỉ rõ, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có việc nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu... Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước, quân đội; Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội.
Nghị quyết cũng không cho phép “kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước...”.
Vậy thì rõ ràng, một vài hiện tượng cán bộ nghỉ hưu gần đây giao lưu, cấu kết với các thế lực phản động hoặc bị chúng lợi dụng để xuyên tạc, chống phá, tán phát thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là điều không thể chấp nhận, chính là việc vi phạm Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng.
Nhìn ở góc độ pháp lý, những hành vi xuyên tạc, vu khống người khác thông qua cái gọi là phê bình, đấu tranh, bày tỏ chính kiến với nhiều trường hợp đã vi phạm Điều 155, Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, người vu khống, nói xấu, bôi nhọ danh dự, tuy tín của người khác còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống...
Đấu tranh và xử lý, không để tạo những tiền lệ xấu
Những hành vi vi phạm cả về pháp lý và đạo lý như vậy cần phải được đấu tranh, phê phán, lên án, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh. Tổ chức đảng, đoàn thể nơi quản lý những cán bộ đó phải tăng cường giáo dục, rèn luyện họ chấp hành đúng kỷ luật và các quy định của Đảng, đề cao lương tâm, trách nhiệm, danh dự của người đảng viên chân chính.
Đối với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan quản lý Nhà nước, phải có thái độ và biện pháp xử lý nghiêm minh, công bằng, không để nương nhẹ, hóa mù ra mưa với những trường hợp công thần, kiêu ngạo cộng sản dẫn đến những lời nói, việc làm sai phạm. Chúng ta từng có bài học kinh nghiệm sâu sắc về một số trường hợp tướng lĩnh quân đội, công an từng được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân nhưng vi phạm kỷ luật, pháp luật vẫn bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm.
Bác Hồ từng căn dặn: “Từ xưa đến nay, quần chúng không bao giờ tin cậy và yêu mến những kẻ tự cao, tự đại, những kẻ có óc lãnh tụ, tự xưng ta đây là anh hùng, là lãnh tụ”. Nhưng nhân dân và tổ chức cũng luôn rộng mở với những người biết khắc phục sửa sai. Thực tế đã có cán bộ tướng lĩnh có biểu hiện kiêu ngạo, được Bác Hồ nhắc nhở, rèn luyện sau trở thành vị tướng tài năng, đức độ, đảm nhiệm các chức vụ cao cấp của quân đội, sau đó ông tiếp tục sống cuộc sống khiêm nhường, cống hiến theo đạo đức cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu, qua đời. Theo Người, để phòng trị bệnh kiêu ngạo, công thần, mỗi cán bộ, đảng viên phải: Rèn luyện đức khiêm tốn; thật thà tự phê bình và tiếp thu ý kiến phê bình của người khác; kịp thời phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm...
Với cán bộ cao cấp, càng đòi hỏi khi đương chức cũng như nghỉ hưu phải có sự tỉnh táo, cẩn trọng khi nói và làm, nhất là phát ngôn trên truyền thông và mạng xã hội, đặt lợi ích của đất nước, của cộng đồng lên trên; giữ gìn bản lĩnh, danh dự và uy tín người quân nhân cách mạng. Sinh thời, Bác Hồ từng gửi cho Thiếu tướng Nguyễn Sơn 12 chữ: “Đảm dục đại” (Gan phải to); “Tâm dục tế” (tấm lòng, tâm hồn phải trong sáng); “Trí dục viên” (Suy nghĩ trọn vẹn, toàn diện, chu đáo); “Hạnh dục phương” (Hành động đúng đắn, ngay thẳng, phân minh, đàng hoàng). Sau này, nói chuyện với các tướng lĩnh, Bác nói đến 6 đức tính cần phải có, gồm: Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung nhưng phẩm chất đầu tiên phải có là Trí. Người chỉ rõ Trí là phải có đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng. Suy nghĩ thấu suốt, nhìn xa trông rộng, phát ngôn rạch ròi, có thể định hướng dư luận, thế mới xứng tầm của những người từng ở vị trí lãnh đạo, chỉ huy.
Để tán phát những thông tin xấu, tiếp tay cho những căn bệnh kiêu ngạo, công thần, những điều sai trái có “cánh tay vô hình” của kênh truyền thông mạng xã hội và thủ đoạn lôi kéo của các đối tượng xấu, cơ hội chính trị thường lợi dụng những cán bộ nghỉ hưu, có tinh thần đấu tranh cao nhưng trong nhiều trường hợp lại thiếu thông tin; không sử dụng hoặc ít cập nhật mạng xã hội, internet... Vì thế, cũng cần có biện pháp thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, ngăn ngừa các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường quản lý hiệu quả mạng xã hội, để các nhà cung cấp của Google, Facebook, YouTube... chấp hành nghiêm quy định của pháp luật Việt Nam; buộc họ chủ động và có biện pháp ngăn chặn, xử lý những thông tin chưa được kiểm chứng, tránh lăng mạ, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội...
QĐND

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHẢI LÀM ĐẦU TÀU GƯƠNG MẪU

 

Thực tế cách mạng Việt Nam luôn chứng minh vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ vai trò, vị trí quan trọng của mình, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thật sự nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần gương mẫu để dẫn dắt, lôi cuốn quần chúng cùng gắng sức thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung của Đảng, của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ cách mạng rất vinh quang, nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn, đòi hỏi phải có nỗ lực cao của cán bộ, đảng viên. Ngày 8 - 6 - 1959, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Khu Việt Bắc, Người nêu rõ: “Cải tạo xã hội cũ xấu xa trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là một sự nghiệp rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Muốn làm được sự nghiệp ấy, các cán bộ, đảng viên… cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”. Người đề nghị cán bộ, đảng viên phải luôn nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, luôn tích cực vươn lên hàng đầu, gương mẫu về đạo đức cách mạng cũng như trong công tác, học tập.

Hồ Chí Minh cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần thực hiện nghiêm túc sự gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi, thật sự làm gương cho quần chúng nhân dân noi theo”. Người yêu cầu: “Người đảng viên - dù trong công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… mà muốn làm cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Ngày 10 - 2 - 1967, nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây, Người dạy cán bộ, đảng viên “phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết thật sự, làm sao tự mình nêu gương”, đồng thời giáo dục cho cán bộ, đảng viên “giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.

Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh sự gương mẫu của cán bộ các cấp. Ngày 16 - 1 - 1966, tại Hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Người yêu cầu các đồng chí lãnh đạo cần phải gương mẫu, cần phải đồng cam cộng khổ, quan tâm đến đời sống của cán bộ, của nhân dân.

Là Người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tình cảm, tâm huyết để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ Quân đội, nhất là về tinh thần gương mẫu. Tháng 3 - 1948, trong “Thư gửi Hội nghị quân y”, Người viết: “từ việc lớn đến việc nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu mẫu. Giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ thuật, luyện quân lập công, xung phong hãm trận, thân ái đoàn kết, nói tóm lại, mỗi việc trong bộ đội, cán bộ đều phải làm gương”. Đến ngày 29 - 1 - 1957, khi nói chuyện với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên nhân dịp Tết Đinh Dậu, Người căn dặn: “Trong Quân đội cách mạng, cán bộ phải làm gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống tinh thần, vật chất của chiến sĩ, phải gương mẫu học tập và giữ kỷ luật”.

Tư tưởng, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã và đang được toàn Đảng, từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên ta quán triệt, thực hiện tích cực và hiệu quả. Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp để phát huy tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tích, Đảng ta cũng thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, tồn tại: “Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công chức, viên chức chưa gương mẫu” và “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”. 

Để khắc phục tình trạng trên, Đảng xác định phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt là phát huy cao nhất vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định: phải thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trong đó, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Đảng viên tự giác nêu gương để qua đó khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu của mình và tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng phát triển. Đảng cũng có nhiều biện pháp tích cực để tạo thuận lợi cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên phát huy được hiệu quả nhất sự tiên phong, gương mẫu của mình. Như việc khuyến khích, bảo vệ những cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra: “Có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung”.

Tình hình cách mạng trong giai đoạn mới đã và đang đỏi hỏi cán bộ, đảng viên cần thật sự tự giác tăng cường rèn luyện phấn đấu, nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, được tổ chức vào ngày 9 - 12 - 2021: “Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giác làm trước (ngay sau Hội nghị này, không phải chờ đợi gì cả); căn cứ vào Nghị quyết, Kết luận và  Quy định lần này, nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà “phán”, hoặc “ chờ xem”, coi như vô can”.

Làm được như vậy, chúng ta sẽ góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tụy, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”.

QUỐC HỘI RA TAY VÀ VẤN NẠN LOẠN SÁCH GIÁO KHOA, TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE SẼ CHẤM DỨT! ---------

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 sau cuộc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong đó đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, sai phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời yêu cầu triển khai thực hiện một số nội dung cần thiết. Trong đó có một số nội dung chính:
Thứ nhất, khẳng định: "Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn được một bộ SGK theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước, nhất là việc quản lý, cập nhật, phát triển nội dung GDPT; công tác quản lý, điều tiết giá SGK; thực hiện chính sách xã hội với một số đối tượng và địa bàn.". Rõ ràng là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã to gan, lớn mật, bất tuân thượng lệnh khi để xảy ra vấn nạn loạn sách giáo khoa, mỗi trường phải sử dụng một kiểu. Yêu cầu phải triển khai thực hiện để nhân dân không còn lo lắng khi đất nước đã thống nhất hơn 48 năm nhưng sách thì năm cha, bảy mẹ, mỗi nơi một nòi.
Thứ hai, Nội dung kết luận nêu rõ giá bộ SGK theo Chương trình GDPT 2018 tăng gấp 2-4 lần giá sách theo Chương trình GDPT 2006. Số đầu sách tăng, tình trạng bán SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo dẫn đến tăng chi phí mua sách. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định về lựa chọn SGK tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương. Điều này tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh. Điều này thì ai cũng rõ, đề nghị điều tra, xem xét, xử lý đối với trường hợp lợi ích nhóm.
Thứ ba, việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa SGK chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung ở 18 cuốn SGK, trong đó có môn lịch sử. Giặc nước như Trương Vĩnh Ký, kẻ một đời theo giặc Pháp, phụng sự Pháp để tròng lên cổ người Việt Nam ách đô hộ gần 100 năm lại được đưa vào sách giáo khoa để ca ngợi...đây rõ ràng là mưu đồ xuyên tạc lịch sử, bị những kẻ có lòng dạ lang sói mang vào sách giáo khoa hòng đánh bùn sang ao, rửa mặt cho giặc.
Từ những hạn chế trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra hàng loạt giải pháp. Một trong số đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai Chương trình GDPT 2018, nhất là trong việc mua sắm trang thiết bị, tổ chức thi tốt nghiệp THPT; khẩn trương sửa chữa, khắc phục hậu quả đối với những lỗi sai trong các SGK đã phát hành; xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.
Những người cố tình phớt lờ, không chấp hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Bao năm nay người dân khổ sở, phẫn nộ và lên tiếng phản đối và Quốc hội đã lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, tiếng lòng của nhân dân. Sắp tới các cháu đến trường không phải chịu cái cảnh sống trong một đất nước hoà bình, thống nhất, dân chủ nhưng sách giáo khoa lại theo kiểu tự trị, phân phong, khác biệt. Cần giao cho những giáo sư hàng đầu có tâm huyết biên soạn chứ không phải là những Nguyễn Minh Thuyết, Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống...những kẻ trở cờ, nối giáo cho giặc biên soạn. Giao cho những kẻ có trái tim đen thì lịch sử sẽ bị xuyên tạc trong sách giáo khoa, những tên giặc bán nước như Trương Vĩnh Ký được ca ngợi...Cảm ơn Quốc hội, cảm ơn Chủ tịch Quốc hội.
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách! Nhân dân Việt Nam luôn đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không thể phó mặc cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc họ muốn làm gì thì làm. Đảng, Tổ quốc không của riêng ai, mà là của chung thuộc về dân tộc Việt Nam anh hùng và đời đời văn hiến. Cần phải nhốt quyền lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong lồng cơ chế. Cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát tối cao, toàn diện, gạn đục khơi trong, không để hối thì đã muộn./.
--------------
Lão chăn bò.

Tất cả cảm xúc:
5
1
1
Thích
Bình luận
Chia sẻ

BBC TIẾNG VIỆT BỊ VƯƠNG QUỐC ANH KHAI TỬ - GẶP THỜI THẾ, THẾ THỜI PHẢI THẾ! -------

 

Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế! Đó là câu nói bất hủ của mưu sĩ tài danh Ngô Thì Nhậm, văn thần một thời của Vua Quang Trung. Trở lại câu chuyện chính, BBC tiếng Việt đã chính thức cáo chung sau 70 năm được lập ra để chống Việt Nam. Thời thế nay đã khác xưa, Việt Nam ngày nay có vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế. Ngay cả Hoa Kỳ, người anh cả của phe chống Cộng sản cũng đã nâng cấp quan hệ Ngoại giao với Việt Nam thành Đối tác Chiến lược Toàn diện. Vậy nên nước Anh hay bất kỳ quốc gia nào từng có định kiến với Việt Nam, hiểu sai về Việt Nam đều phải suy nghĩ lại.
BBC tiếng Việt được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Anh, hoạt động 70 năm nay, với mục đích chống Việt Nam. Thế nhưng ngày nay đó được xem là việc làm điên rồ, đi ngược với xu hướng của thời đại. Việt Nam chưa là Bắc Đẩu nhưng là ngôi sao đang lên. Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn! Câu nói nổi tiếng này xuất phát từ cố Thủ tướng Anh. Người Anh đã sáng ra, không thể mãi nuôi báo cô BBC tiếng Việt để phục vụ cho mục đích chống lại lợi ích của quốc gia, dân tộc họ. Rồi đây không chỉ BBC tiếng Việt mà ngay cả những kẻ chống Cộng cực đoan ở hải ngoại cũng sẽ bị tuyên tử, cáo chung. Hợp tác hoà bình cùng phát triển là xu hướng, hơi thở của thời đại. Việt Nam ngày nay đã khác cả thế và lực so với trước đây. Mỹ, Anh, Đức...chẳng dại gì xem trọng, dung dưỡng một đám du thủ du thực chống Việt Nam. Hợp tác cùng có lợi với Việt Nam mới là điều họ coi trọng./.
------
Lão chăn bò.

HOAN HÔ CƠ THỦ TRẦN QUYẾT CHIẾN - KHÔNG ĐÁNH ĐỔI CHỦ QUYỀN ĐỂ ĐỔI LẤY TRẬN GIAO HỮU VIỂN VÔNG!

 

----------
Mới đây, tại giải giao hữu thành lập Liên Đoàn Billiards Carom Trung Quốc, trong trận đấu giữa cơ thủ Trần Quyết Chiến và Dick Jaspers, nhà đài Thượng Hải đã cố tình lồng ghép hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp vào sóng trực tiếp một cách vô cùng bất ngờ và không thông báo trước. Ngay khi nhận ra điều này, HLV Nguyễn Việt Hòa yêu cầu Trần Quyết Chiến phải lập tức bỏ giải để quay về Việt Nam để phản đối động thái vô lý, xuyên tạc chủ quyền Việt Nam cũng như không đúng với tinh thần thể thao. Chủ tịch Liên đoàn Billiards & Snookers Thế giới Farouk Barki có gửi thư điện tử mong muốn phía Việt Nam đưa ra một lý do “tế nhị” để giải thích với công chúng. Tuy nhiên, Trần Quyết Chiến đã trả lời rằng: “Đây là sự xuyên tạc đến chủ quyền Việt Nam và không thể dùng lý do gì khác!".
Hoan hô Huấn luyện viên HLV Nguyễn Việt Hòa và cơ thủ Trần Quyết Chiến. Bida hay bất cứ điều gì cũng không thể so sánh với chủ quyền biển đảo của quốc gia. Chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bất biến, tối thượng và không thể chối cãi. Việt Nam - Trung Quốc có quan hệ ngoại giao ở mức Đối tác Chiến lược toàn diện nhưng không ít bất đồng; đặc biệt là việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Việt Nam xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa kể từ thời Vua Lê Thánh Tông (1490) và sau này là sự khẳng định chủ quyền của các Chúa Nguyễn. Không đánh đổi chủ quyền để lấy tình hữu nghị viển vông. Hoan hô Hoan hô Huấn luyện viên HLV Nguyễn Việt Hòa và cơ thủ Trần Quyết Chiến./.
--------
Lão chăn bò.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang chơi bida và văn bản
Tất cả cảm xúc:
3