Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

ĐIỆN BIÊN PHỦ, NGÀY 1-4-1954, TRẬN MỞ ĐẦU CHO HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT VÂY LẤN

 ĐIỆN BIÊN PHỦ, NGÀY 1-4-1954, TRẬN MỞ ĐẦU CHO HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT VÂY LẤN

Chiến thuật vây lấn được khởi đầu từ trận đánh các cứ điểm 106, 105 và được hoàn thiện trong trận đánh cứ điểm 206.
Ngày 1-4, địch tổ chức ba đợt xung phong đều bị các chiến sĩ Trung đoàn 102 đẩy lùi. Hàng trăm lính dù bị loại khỏi vòng chiến đấu, một xe tăng bị thủ pháo đánh hỏng, đêm 1-4, Trung đoàn 102 phối hợp với Trung đoàn 174 tổ chức đợt tiến công thứ ba vào hầm ngầm nhưng vẫn không thành công. Trong các ngày tiếp sau mỗi bên vẫn chỉ giữ được một nửa cứ điểm. Ta ở nửa phần phía Đông, địch giữ nửa phần phía Tây. Khu vực đồi A1 tưởng chừng như chỉ còn là một núi đất vụn.
Trong khó khăn ác liệt đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm, mưu trí, chỉ huy sâu sát, linh hoạt. Từ Trung đoàn trưởng Hùng Sinh đến Tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, Tiểu đoàn phó Lê Sơn… đều nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo cùng bộ đội đánh giáp lá cà diệt địch. Tổ trưởng liên lạc Bùi Minh Đức, chiến sĩ thông tin Chu Văn Mùi bị đói nhiều ngày vẫn không quên nhiệm vụ. Khi bị lọt giữa vòng vây địch, Chu Văn Mùi bình tĩnh dùng máy liên lạc, hướng dẫn các trận địa pháo bắn vào quân địch bảo vệ thương binh. Thế trận giằng co ở khu vực này tiếp tục kéo dài cho đến ngày 4-4.
Trong thời gian Trung đoàn 102 nhận nhiệm vụ chuyển hướng sang phía Đông thay thế đơn vị bạn tiếp tục tiến công A1, Trung đoàn 36 cũng nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm 106 ở trên cánh đồng phía Tây sân bay Mường Thanh. Đêm 1-4-1954, bộ đội ta bí mật vận động theo chiến hào tiến sát hàng rào, tiêu diệt các ụ súng của địch, rồi nhanh chóng vào trong cứ điểm, bất ngờ nổ súng diệt gọn quân địch trong vòng 30 phút. Trận đánh cứ điểm 106 có thể coi là trận mở đầu cho hình thức chiến thuật vây lấn của Quân đội ta.
Thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, bộ đội ta đã sáng tạo ra cách đánh vây lấn - một hình thức chiến thuật tiến công địch phòng ngự trong công sự kiên cố bằng cách bao vây, đánh lấn từng bước, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từ vòng ngoài vào tung thâm, làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.
Chiến thuật vây lấn được khởi đầu từ trận đánh các cứ điểm 106, 105 và được hoàn thiện trong trận đánh cứ điểm 206. Trận đánh cứ điểm 206, bộ đội ta tổ chức xây dựng trận địa tiếp cận cứ điểm địch, kết hợp bắn tỉa, đánh địch ra phá lấp trận địa ta; đồng thời sử dụng các phân đội nhỏ đánh lấn, vây hãm khiến quân địch căng thẳng, mệt mỏi, rồi ta tiến công tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm. Đây là bước phát triển nhảy vọt về chiến thuật của Quân đội ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ./. #HP
Tác giả: Thành Vinh
Nguồn: Báo QĐND
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
3

NHÂN VĂN TRONG CUỘC CHIẾN

 NHÂN VĂN TRONG CUỘC CHIẾN

Trong trận chiến vô cùng khốc liệt
Anh bị thương đã thiếp đi rồi
Tỉnh ra chẳng thấy mọi người
Đành nằm lại lấy cành cây che
Anh lính cộng sản đi qua đấy
Nghe tiếng rên liền tiến lại gần
Lính c.ộng h.òa bị thương nhợt nhạt
Vết thương chảy đầm đìa m.áu đỏ.
Nhanh chóng lấy bông rồi băng bó
Miệng khát khô uống chầm chậm chút thôi
Tiêm kháng sinh cũng tạm ổn rồi
Chào anh nhé... chắc tối nay có người đón đấy.
_______________________
Trong ảnh là người chiến sĩ Quân Giải Phóng tên Diễn (Chính trị viên Đại đội 6, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325) đã tiếp nước cho một người lính ngụy thuộc Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến vnch bị thương tại cao điểm 550 thuộc mặt trận Đường 9 - Nam Lào, người lính ấy bị đơn vị của mình bỏ lại sau một trận đánh.
Hành động của người chiến sĩ Quân Giải Phóng tuy nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn, độ lượng, hơn thế nữa còn là tình người giữa những người cùng mang dòng máu đỏ da vàng.
Tháng 11/1992, khi bức ảnh này của phóng viên chiến trường Trọng Thanh được công bố tại nhiều bang của M.ỹ đã gây chấn động trong giới cựu b.inh M.ỹ và cộng đồng người Việt tại M.ỹ.
Bởi vì họ chưa bao giờ nghĩ rằng người Việt Nam lại khoan dung độ lượng và nhân văn như vậy, ngay cả giữa lúc đang xảy ra cuộc đọ súng.
Hành động này chỉ có ở những người chiến sĩ cộng sản - "Bộ đội Cụ Hồ "!
Lời bình:
Đây là bức ảnh tư liệu của Phóng viên chiến trường được lưu giữ tại kho tư liệu QĐND.
Thời gian vừa qua cũng có những bài viết xuyên tạc đổi ngôi là " lính ngụy cho lính quân giải phóng uống nước... với ảnh chế từ công nghệ..."
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
7

PHÁT HIỆN 17 HỘI, NHÓM TRÊN MẠNG LÔI KÉO NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG TRANG PHỤC GẦN GIỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Bộ Công an đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An về việc xử lý tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống với lực lượng vũ trang. Gửi ý kiến đến trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, cử tri tỉnh Nghệ An phản ánh hiện nay tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống lực lượng vũ trang diễn ra công khai, gây bức xúc trong dư luận. Từ đó, kiến nghị chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng này. Trả lời nội dung này, Bộ Công an cho biết đã triển khai công an các đơn vị, địa phương rà soát và phát hiện khoảng 460 người thuộc 21 địa phương sử dụng trang phục quần áo gần giống lực lượng vũ trang. Cùng với đó, 17 hội, nhóm trên không gian mạng lôi kéo người dân sử dụng trang phục này để bán hàng, tụ tập gây mất an ninh, trật tự. Người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang chủ yếu mua trên mạng và một số điểm bán hàng nhỏ lẻ, nguồn hàng chuyển từ nước ngoài vào, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ngoài những cơ sở trong công an, quân đội hiện được cấp phép sản xuất trang phục công an và quân đội, Bộ Công an chưa phát hiện và cấp phép cho cơ sở khác trong nước được sản xuất mặt hàng liên quan đến quần áo, trang phục của lực lượng vũ trang. Bộ Công an cũng cho hay hiện nay số người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang thuộc 3 nhóm: Thứ nhất, nhóm người dân sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang chủ yếu là lao động tự do, yêu thích đồ gần giống lực lượng vũ trang. Nhóm này không nhận thức được trang phục gần giống lực lượng vũ trang có tác động, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh, trật tự nên tìm mua sử dụng. Thứ hai, một số theo hội nhóm sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang đi chơi, ăn uống, du lịch, cà phê, quay phim, chụp ảnh đăng trên các trang mạng xã hội nhằm gây ấn tượng, lôi kéo người sử dụng để thu lợi từ kinh doanh mặt hàng này. Cùng với đó, một số đối tượng mặc trang phục này khi tham gia vào hoạt động đòi nợ thuê. Thứ ba, một số đối tượng có dấu hiệu thành lập các hội, nhóm theo đơn vị, binh chủng, sắc lính, khóa học của Việt Nam Cộng hòa để vận động, kêu gọi các thành viên sử dụng trang phục lính Việt Nam Cộng hòa tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, "chiêu hồn", "cúng vong linh", tìm hài cốt, thăm viếng "chiến trường xưa"... Hành vi này nhằm khơi gợi hận thù quá khứ, nhận tài trợ từ cá nhân, tổ chức bên ngoài phục vụ hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, tiềm ẩn yếu tố chính trị, gây mất an ninh, trật tự... THU GIỮ HÀNG NGÀN VẬT PHẨM GẦN GIỐNG TRANG PHỤC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Bộ Công an thông tin đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tiến hành đấu tranh với số đối tượng tàng trữ, sử dụng, sản xuất, mua bán trang phục gần giống lực lượng vũ trang. Đồng thời, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trang phục gần giống lực lượng vũ trang, qua đó phát hiện, thu giữ 9.428 vật phẩm, nhiều loại chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Trong nội dung trả lời, Bộ Công an nêu rõ nhiều giải pháp để quản lý, ngăn chặn người dân không tự do sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang gây mất an ninh, trật tự, tạo dư luận phức tạp. Như phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát hiện, thu giữ, xử lý đối tượng mua bán, kinh doanh, sản xuất trang phục gần giống lực lượng vũ trang sai quy định, không rõ nguồn gốc, xuất xứ... #BoTulenh86 #Command86 -PN-

PHÁT HIỆN 17 HỘI, NHÓM TRÊN MẠNG LÔI KÉO NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG TRANG PHỤC GẦN GIỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Bộ Công an đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An về việc xử lý tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống với lực lượng vũ trang.
Gửi ý kiến đến trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, cử tri tỉnh Nghệ An phản ánh hiện nay tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống lực lượng vũ trang diễn ra công khai, gây bức xúc trong dư luận. Từ đó, kiến nghị chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng này.
Trả lời nội dung này, Bộ Công an cho biết đã triển khai công an các đơn vị, địa phương rà soát và phát hiện khoảng 460 người thuộc 21 địa phương sử dụng trang phục quần áo gần giống lực lượng vũ trang.
Cùng với đó, 17 hội, nhóm trên không gian mạng lôi kéo người dân sử dụng trang phục này để bán hàng, tụ tập gây mất an ninh, trật tự.
Người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang chủ yếu mua trên mạng và một số điểm bán hàng nhỏ lẻ, nguồn hàng chuyển từ nước ngoài vào, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài những cơ sở trong công an, quân đội hiện được cấp phép sản xuất trang phục công an và quân đội, Bộ Công an chưa phát hiện và cấp phép cho cơ sở khác trong nước được sản xuất mặt hàng liên quan đến quần áo, trang phục của lực lượng vũ trang.
Bộ Công an cũng cho hay hiện nay số người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang thuộc 3 nhóm:
Thứ nhất, nhóm người dân sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang chủ yếu là lao động tự do, yêu thích đồ gần giống lực lượng vũ trang.
Nhóm này không nhận thức được trang phục gần giống lực lượng vũ trang có tác động, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh, trật tự nên tìm mua sử dụng.
Thứ hai, một số theo hội nhóm sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang đi chơi, ăn uống, du lịch, cà phê, quay phim, chụp ảnh đăng trên các trang mạng xã hội nhằm gây ấn tượng, lôi kéo người sử dụng để thu lợi từ kinh doanh mặt hàng này.
Cùng với đó, một số đối tượng mặc trang phục này khi tham gia vào hoạt động đòi nợ thuê.
Thứ ba, một số đối tượng có dấu hiệu thành lập các hội, nhóm theo đơn vị, binh chủng, sắc lính, khóa học của Việt Nam Cộng hòa để vận động, kêu gọi các thành viên sử dụng trang phục lính Việt Nam Cộng hòa tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, "chiêu hồn", "cúng vong linh", tìm hài cốt, thăm viếng "chiến trường xưa"...
Hành vi này nhằm khơi gợi hận thù quá khứ, nhận tài trợ từ cá nhân, tổ chức bên ngoài phục vụ hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, tiềm ẩn yếu tố chính trị, gây mất an ninh, trật tự...
THU GIỮ HÀNG NGÀN VẬT PHẨM GẦN GIỐNG TRANG PHỤC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Bộ Công an thông tin đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tiến hành đấu tranh với số đối tượng tàng trữ, sử dụng, sản xuất, mua bán trang phục gần giống lực lượng vũ trang.
Đồng thời, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trang phục gần giống lực lượng vũ trang, qua đó phát hiện, thu giữ 9.428 vật phẩm, nhiều loại chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong nội dung trả lời, Bộ Công an nêu rõ nhiều giải pháp để quản lý, ngăn chặn người dân không tự do sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang gây mất an ninh, trật tự, tạo dư luận phức tạp.
Như phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát hiện, thu giữ, xử lý đối tượng mua bán, kinh doanh, sản xuất trang phục gần giống lực lượng vũ trang sai quy định, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...
Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
LẠC HỒNG, MẶT TRỜI CHÂN LÝ và 29 người khác

Bộ Công an đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An về việc xử lý tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống với lực lượng vũ trang.
Gửi ý kiến đến trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, cử tri tỉnh Nghệ An phản ánh hiện nay tình trạng sản xuất, mua bán và sử dụng quần áo gần giống lực lượng vũ trang diễn ra công khai, gây bức xúc trong dư luận. Từ đó, kiến nghị chỉ đạo xử lý nghiêm tình trạng này.
Trả lời nội dung này, Bộ Công an cho biết đã triển khai công an các đơn vị, địa phương rà soát và phát hiện khoảng 460 người thuộc 21 địa phương sử dụng trang phục quần áo gần giống lực lượng vũ trang.
Cùng với đó, 17 hội, nhóm trên không gian mạng lôi kéo người dân sử dụng trang phục này để bán hàng, tụ tập gây mất an ninh, trật tự.
Người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang chủ yếu mua trên mạng và một số điểm bán hàng nhỏ lẻ, nguồn hàng chuyển từ nước ngoài vào, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài những cơ sở trong công an, quân đội hiện được cấp phép sản xuất trang phục công an và quân đội, Bộ Công an chưa phát hiện và cấp phép cho cơ sở khác trong nước được sản xuất mặt hàng liên quan đến quần áo, trang phục của lực lượng vũ trang.
Bộ Công an cũng cho hay hiện nay số người sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang thuộc 3 nhóm:
Thứ nhất, nhóm người dân sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang chủ yếu là lao động tự do, yêu thích đồ gần giống lực lượng vũ trang.
Nhóm này không nhận thức được trang phục gần giống lực lượng vũ trang có tác động, ảnh hưởng đến dư luận xã hội và tình hình an ninh, trật tự nên tìm mua sử dụng.
Thứ hai, một số theo hội nhóm sử dụng trang phục gần giống lực lượng vũ trang đi chơi, ăn uống, du lịch, cà phê, quay phim, chụp ảnh đăng trên các trang mạng xã hội nhằm gây ấn tượng, lôi kéo người sử dụng để thu lợi từ kinh doanh mặt hàng này.
Cùng với đó, một số đối tượng mặc trang phục này khi tham gia vào hoạt động đòi nợ thuê.
Thứ ba, một số đối tượng có dấu hiệu thành lập các hội, nhóm theo đơn vị, binh chủng, sắc lính, khóa học của Việt Nam Cộng hòa để vận động, kêu gọi các thành viên sử dụng trang phục lính Việt Nam Cộng hòa tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, "chiêu hồn", "cúng vong linh", tìm hài cốt, thăm viếng "chiến trường xưa"...
Hành vi này nhằm khơi gợi hận thù quá khứ, nhận tài trợ từ cá nhân, tổ chức bên ngoài phục vụ hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, tiềm ẩn yếu tố chính trị, gây mất an ninh, trật tự...
THU GIỮ HÀNG NGÀN VẬT PHẨM GẦN GIỐNG TRANG PHỤC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
Bộ Công an thông tin đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tiến hành đấu tranh với số đối tượng tàng trữ, sử dụng, sản xuất, mua bán trang phục gần giống lực lượng vũ trang.
Đồng thời, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các cơ sở kinh doanh trang phục gần giống lực lượng vũ trang, qua đó phát hiện, thu giữ 9.428 vật phẩm, nhiều loại chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong nội dung trả lời, Bộ Công an nêu rõ nhiều giải pháp để quản lý, ngăn chặn người dân không tự do sử dụng trang phục quần áo gần giống với lực lượng vũ trang gây mất an ninh, trật tự, tạo dư luận phức tạp.
Như phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát hiện, thu giữ, xử lý đối tượng mua bán, kinh doanh, sản xuất trang phục gần giống lực lượng vũ trang sai quy định, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...
Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
LẠC HỒNG, MẶT TRỜI CHÂN LÝ và 29 người khác

ĐIỆN BIÊN PHỦ, NGÀY 31/3/1954, CUỘC CHIẾN ĐẤU TẠI ĐỒI A1 Ở THẾ GIẰNG CO QUYẾT LIỆT

 ĐIỆN BIÊN PHỦ, NGÀY 31/3/1954, CUỘC CHIẾN ĐẤU TẠI ĐỒI A1 Ở THẾ GIẰNG CO QUYẾT LIỆT

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận định: Qua đêm đầu bộ đội ta đã hoàn thành một phần quan trọng nhiệm vụ đợt hai.
Về phía địch, De Castries tung lực lượng ra cố chiếm lại các vị trí đã mất. Riêng ở cứ điểm A1 do tính chất quan trọng của nó, 5 đại đội của địch có xe tăng, máy bay và pháo binh yểm hộ, đã tìm mọi cách thu hẹp địa bàn chiếm lĩnh của Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.
Về phía ta, Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận định: Qua đêm đầu, bộ đội ta đã hoàn thành một phần quan trọng nhiệm vụ đợt hai, nhưng còn một phần chưa hoàn thành, đặc biệt là chưa chiếm được điểm cao then chốt phòng ngự A1. Cuộc chiến đấu tại khu vực đồi A1 đã và đang rất gay go. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định cho thay đổi lực lượng tiếp tục tiến công diệt cứ điểm A1, đồng thời tăng cường hoạt động ở mặt Tây và mặt Bắc Mường Thanh, buộc địch phải phân tán đối phó.
Cụ thể, Đại đoàn 308 đưa Trung đoàn 102 sang hướng Đông cùng Trung đoàn 174 tiếp tục tiến công A1, đồng thời cho các Trung đoàn 88, 36 đánh cứ điểm 106 và uy hiếp địch ở Tây Mường Thanh. Đại đoàn 312 cho lực lượng tiêu diệt cứ điểm 105 tăng thêm phần uy hiếp địch ở phía Bắc. Thực hiện chủ trương đó, đêm 31-3, bộ đội ta tiến công A1 lần thứ hai.
Theo cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", sự quyết tâm, chiến đấu đến cùng của cán bộ, chiến sĩ ta cho dù có phải hy sinh cả tính mạng của mình: Sau 25 phút, địch chiếm lại gần hết đồi D1, dồn đại đội phòng ngự của ta vào một góc. Tình thế trở nên nguy ngập. Chiến sĩ Trần Ngọc Bội, tổ trưởng tổ 3 người thét to: "Thà chết không bỏ trận địa!". Những câu nói đúng lúc từ bản thân người lính tại trận địa thường đem lại sức mạnh. Các chiến sĩ vùng lên dùng lửa đạn, lưỡi lê đánh lui những đợt phản kích của địch. Ta dùng pháo bắn chặn và điều lực lượng lên tăng viện. Hai đại đội của ta đã đảo lộn thế trận.
Sau 1 giờ chiến đấu, những tên địch sống sót tháo chạy về Mường Thanh. Bigia đã không chiếm lại được Dominique 2 mà còn phải bỏ luôn cả Dominique 6 (D3) và rút trận địa pháo tại Dominique 5 (210), vì biết những điểm cao này không thể đứng vững nếu đã mất Dominique 2.
Lúc này địch cũng đã đưa Tiểu đoàn Dù số 6 lên thay thế Tiểu đoàn Bắc Phi bị đánh thiệt hại nặng trong đêm hôm trước.
Để tạo thế bất ngờ, Trung đoàn trưởng Hùng Sinh và Chính ủy Lê Linh quyết định không dùng pháo bắn phá hoại mà chỉ tập trung hỏa lực trợ chiến bắn uy hiếp địch trong ba phút rồi cho bộ đội xung phong ngay và đã nhanh chóng chiếm được nửa cứ điểm địch ở phía Đông. Các chiến sĩ Trung đoàn 102 có sự phối hợp của một bộ phận Trung đoàn 174 tiến lên đánh chiếm ụ đất lớn trên đỉnh đồi mà ta đã đoán ra là trong đó có hầm ngầm kiên cố của địch. Nhưng tình hình lại diễn ra giống như đêm hôm trước. Bộ đội ta tổ chức bốn đợt xung phong đều không vượt được khỏi tuyến ngang trước hầm ngầm và phải trụ lại ở nửa phần phía Đông của đồi A1.
Trong ngày 31-3-1954, bộ đội ta đã đánh lui 7 đợt phản kích của hai tiểu đoàn dù. Chiến sĩ ĐKZ Vũ Văn Kiểm được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng nhất.
16 giờ cùng ngày, Bigia buộc phải ra lệnh rút lui./.
Tác giả: Thành Vinh
Nguồn: Báo QĐND
Tất cả cảm xúc:
3