Qua 2 nhiệm kỳ ở vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã góp phần cực kỳ quan trọng làm cho Đất nước, cho Đảng đổi thay theo hướng ngày càng tích cực hơn.
Trước hết là về công tác
xây dựng Đảng. Là một nhà lý luận kỳ cựu và từng trải qua nhiều vị trí lãnh đạo
trong thực tiễn, khi bắt đầu cương vị Tổng Bí thư, ông nhìn thấu những mối nguy
về sự tồn vong của Đảng, của chế độ, mà nếu không có những giải pháp cấp bách
để ngăn chặn thì chế độ cũng như Đảng sẽ đứng trước bờ vực của sự tan rã, suy
vong.
Nghị quyết TW4 (khóa XI) một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay ra đời, như một liều thuốc đắng để chữa những
căn bệnh. Nhưng bệnh vẫn chưa thể chấm dứt. Liều thuốc đó được tiếp tục trong
Nghị quyết TW4 (khóa XII), về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
"tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Lần này là
kèm theo những cuộc đại phẫu trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Hơn 1.000 tổ chức
đảng, hơn 87.000 đảng viên các loại đã bị thi hành kỷ luật,.. Cuộc đại phẫu đã
đụng đến cả những vùng, lĩnh vực mà xưa nay vốn bị mặc định như "vùng
cấm". Người dân bảo nhau rằng, vận nước vẫn chưa đến hồi suy vong.
Chống tham nhũng, suy thoái, đồng thời, sắp
xếp lại tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị nhưng vẫn không làm ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng kinh tế, đến ổn định xã hội, đến quốc phòng, an ninh và đối
ngoại. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế; niềm
tin của Nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước ngày càng được phục hồi và tăng lên.
Tất nhiên, để mở một lối
đi thênh thang thì sẽ có nhiều cỏ rác, vật cản bị dẹp bỏ, nhiều nhóm lợi ích
vốn vớ bẫm trong sự nhập nhèm của cơ chế, sự lỏng lẻo của pháp luật dĩ nhiên sẽ
nảy sinh sự phản kháng, chống đối, thậm chí thâm thù. Nếu Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng không phải là người "dĩ công vĩ thượng", không
phải là người có một đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, không phải là
người không vướng vào những nhóm lợi ích chằng chịt của kinh tế thị trường thì
làm sao có thể ung dung mà thi triển những đường đao bén ngọt với các u nhọt
tham nhũng trong nhiệm kỳ qua?!
Khi ông có dấu hiệu suy yếu về sức khỏe, nhiều
đảng viên và người dân lo lắng. Nhưng thật may, ông đã trở lại các diễn đàn với
những bài phát biểu mạch lạc, sắc bén, với hàm lượng lý luận cao và luôn thẫm
đẫm mối lo cho Đảng, cho nước, cho dân và khát vọng về một Việt Nam hùng cường.
Hôm khai mạc Đại hội XIII của Đảng, với gần 90
phút đọc Báo cáo Chính trị mà vẫn không hề lạc giọng, thì Đảng và Nhân dân có
thể yên tâm về sức khỏe và độ minh mẫn của ông. Mong ông sẽ tiếp tục cùng với
Đảng chèo lái con thuyền Việt Nam đi tới. Những gì mà ông đã khởi xướng trong
nhiệm kỳ XI, XII vẫn đang còn dang dở, cần có sự nhất quán trong lãnh đạo để đi
đến đích thành công. St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét