Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo kể từ Đại hội VI (12/1986) đến nay đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thắng lợi đó đã tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam, nâng tầm trí tuệ, bản lĩnh chính trị của Đảng, đưa cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam lên tầm thời đại, được nhân dân đồng thuận, tin tưởng, bạn bè thế giới tôn trọng và nể phục.
Thế nhưng, khi đánh giá
về thắng lợi sau gần 35 năm đổi mới, có những người nhân danh “nhà khoa học”,
“nhà sử học” lại cho rằng: Đảng ta quá cảm tính. Sau gần 35 năm đổi mới, đất
nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu; thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn
nhiều nước ở trong khu vực và thế giới; đời sống của nhân dân vẫn còn khó khăn,
xuất hiện nhiều tiêu cực xã hội…
Chúng ta cần so sánh một cách khách quan, khoa học, toàn diện,
cụ thể và lịch sử. Không thể nhìn các hiện tượng bên ngoài để quy về bản chất.
Với điểm xuất phát thấp của nền kinh tế đất nước, chúng ta không thể so sánh
với các nước tư bản phát triển lâu đời hàng trăm năm để có thể quy chụp bằng
luận điệu: Thành tựu gần 35 năm qua chỉ là “con số 0 tương đối”, từ đó phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận thành tựu đổi mới của
Đảng, của nhân dân để tìm kiến con đường phát triển đất nước theo chủ nghĩa tư
bản.
Thực tế đã chứng minh, đất
nước Việt Nam sau gần 35 năm đổi mới phát triển toàn diện trên tất cả các mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại.... tạo nên
thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Tình hình chính trị - xã hội
trong nước ổn định. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động
làm chủ được hình thành, vận hành thông suốt và phát huy được hiệu quả tích
cực trên mọi lĩnh vực. Niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, vào
chế độ và thắng lợi tất yếu của sự nghiệp đổi mới được củng cố và phát triển.
Sau gần 35 năm đổi mới, thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
được coi là một kỳ tích, một thành công nổi bật của Đảng, của nhân dân ta. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được bổ sung phát triển qua từng
thời kỳ phù hợp với thực tiễn. Phát huy tốt nguồn lực cả trong và ngoài nước,
của mọi thành phần kinh tế để nhằm thực hiện phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trung tâm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt 7 %/năm; giai
đoạn 2011-2016 tăng trung bình 5,9%/ năm (thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng
trưởng cao trên thế giới). Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2015 là 2.109
USD, năm 2016 là 2.215 USD, năm 2017 là 2.385USD, năm 2018 là 2.540USD (nước ta
đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm các nước có thu nhập trung
bình). Năm 2019, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải
pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Kết quả đây
là năm thứ hai liên tiếp nước ta đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong
đó 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch là: GDP, xuất khẩu, giảm nghèo, tốc độ tăng chỉ số
giá tiêu dùng, xuất siêu, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, số giường
bệnh/vạn dân. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc, tốc độ GDP tăng 7,02%, vượt mục
tiêu của Quốc hội đề ra (từ 6,6-6,8%) và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao
hàng đầu khu vực và thế giới
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn chú
trọng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng
xã hội, nhằm mục tiêu phát triển vì con người, hướng tới con người. Năm 2018,
chỉ số HDI của Việt Nam là 0,694, thuộc nhóm có chỉ số HDI trung
bình. Như thế có thể thấy rằng, mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng
Đảng đặc biệt quan tâm đến những chính sách xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế,
thể dục thể thao.... Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Năm 2018,
tuổi thọ trung bình của dân số nước ta đạt 73,5 tuổi. Cả nước đã phổ cập tiểu
học vào năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2018 chỉ còn khoảng 5,35% so với trên 60%
trước đổi mới năm 1986. Năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm xuống còn
khoảng 4%, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, cơ cấu lao động chuyển dịch
đúng hướng, tạo thêm 1,62 triệu việc làm. Khi đánh giá về sự phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam, quốc tế ghi nhận sự thay đổi nhanh chóng của Việt Nam từ khi
đổi mới: Ngân hàng Thế giới (World Bank) coi Việt Nam là một câu chuyện thành
công về quá trình phát triển; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) gọi Việt Nam là
một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất kể từ năm 1990 đến nay; Hãng
tin Bloomberg cho rằng Việt Nam có tiềm năng để trở thành “con hổ” châu
Á... Đó chính là những minh chứng hùng hồn, bác bỏ luận điệu phủ
nhận thành tựu về kinh tế - xã hội sau gần 35 năm đổi mới của những kẻ mượn
danh “học giả”.
Qua gần 35 năm, chứng kiến sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ
của đối ngoại. Việt Nam có thêm thế và lực mới trong một thế giới đầy
biến động phức tạp. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VII với quan điểm “đa phương
hoá, đa dạng hoá”, các hoạt động đối ngoại đã bắt đầu một trang mới trong lịch
sử ngoại giao nước ta. Kể từ đó Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ
với Trung Quốc và nâng lên thành đối tác chiến lược với tinh thần “bốn tốt”.
Việt Nam cũng đã thành công trong việc đấu tranh với Mỹ, buộc Mỹ phải
xoá bỏ lệnh cấm vận và bình thường hoá quan hệ. Việt Nam trở thành
viên của của nhiều tổ chức kinh tế, chính trị trên thế giới: ASEAN, APEC,
WTO... Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế, thiết lập
quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Uy tín của
Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước ta đã có những bước nhảy vọt
chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Với quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, chúng ta có thể khẳng định rằng thành tựu gần
35 năm đổi mới là thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Bảo vệ tính chân thực
của lịch sử cũng chính là bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng trước những luận điệu
phủ nhận “thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” của gần 35 năm đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét