Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam những giá trị lịch sử và hiện thực không thể phủ nhận

 

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam có giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc và tính thời sự nóng hổi. Tuy nhiên thế lực phản động trong và ngoài nước lại phủ nhận, chúng cho rằng: Chính phủ công nông binh do Hồ Chí Minh xây dựng nên là sự sao chép, bê nguyên si chính quyền xô viết của Liên Xô; Nhân dân chỉ được hưởng quyền tự do, còn quyền bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc vẫn chưa có; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam đã trở nên lỗi thời, lạc hậu rồi đề nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam thay đổi bằng tư tưởng mới… Những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, phản động, đi ngược lại với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, với tình cảm, sự kính trọng, biết ơn vô bờ bến của hàng triệu triệu người dân Việt Nam sinh sống ở trong nước, ngoài nước và bạn bè năm châu thế giới với vị cha già muôn vàn kính yêu đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và trên thế giới. Chúng càng chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ thì Nhân dân Việt Nam lại càng kính trọng, yêu mến Người nhiều hơn, quyết tâm bảo vệ vững chắc cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thể kỷ qua. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Để khẳng định giá trị lịch sử và hiện thực tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, phản động, hiện nay cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, thực hiện nghiêm túc những căn dặn, chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đó là: xây dựng bộ máy Nhà nước tinh, gọn, hiệu quả; cán bộ, đảng viên là công bộ của dân, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; mở rộng dân chủ, tôn trọng, gần dân, sát dân lắng nghe Nhân dân; việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh…

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có năng lực, trong sáng về đạo đức, lối sống, có tâm, trách nhiệm với công việc. Muốn vậy, cần quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá vào từng cơ quan, đơn vị, địa phương mình những nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết trung ương 7 khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ…

Ba là, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật đối với ai đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, không toàn tâm, toàn ý lo cho dân, cho nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Bốn là, tăng cường đấu tranh phản bác lại quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;  từng bước làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến tới vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng, bảo vệ vững chắc trận địa chính trị tư tưởng của Đảng, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao tư trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tạo thành ê kíp đồng bộ, ăn khớp trong toàn bộ hệ thống chính trị và trong cả dân tộc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét