“NỘI CÔNG, NGOẠI KÍCH”, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI
XIII CỦA ĐẢNG
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Thời điểm đại hội cận kề, các thế lực thù địch càng tăng cường các hoạt động chống phá, tung ra luận điệu xuyên tạc, sai trái nhằm làm suy giảm niềm tin, phá hoại Đại hội XIII của Đảng.
Gia tăng “chiến dịch”
tuyên truyền, xuyên tạc
Dịp này, các thế lực thù địch tung ra
nhiều bài viết, video clip với lập luận, tuyên truyền, cổ vũ cho việc từ bỏ chủ
nghĩa Mác-Lênin hòng làm lung lay, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng.
Để phủ định học thuyết Mác-Lênin, trên đài BBC, RFA, VOA, các trang phản động,
mạng xã hội Facebook, YouTube…; không ít ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin
là phản dân chủ, việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm từ lý luận đến
thực tiễn.
Lợi dụng thời điểm Đảng lấy ý kiến góp ý
toàn dân vào dự thảo Báo cáo Chính trị, họ đưa ra các kiến nghị bằng nhiều hình
thức, như “trao đổi”,“gửi thư”,“góp ý cho Đại hội XIII”… rằng, Đại hội XIII là
thời cơ để đổi mới chính trị theo hình thức đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
xây dựng nhà nước dựa trên nền tảng “xã hội dân sự”.
Lợi dụng những hiện tượng tiêu cực, hạn
chế trong đời sống xã hội như sự cố môi trường biển miền Trung, tình hình phức
tạp trên Biển Đông, một số dự án chậm tiến độ, sự việc Đồng Tâm, vụ án hình sự
Hồ Duy Hải…, họ xuyên tạc vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, quy kết “Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo tạo khủng hoảng toàn diện”, “đất nước lâm nguy”, “tình thế
hiểm nghèo”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng xây dựng CNXH, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…
Từ đó dùng các lời lẽ “khẩn thiết”, “thiết
tha” kiến nghị, rằng: Chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc tài, độc đảng lãnh đạo
thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được; ở Việt Nam muốn
phát triển, muốn có dân chủ thực sự thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng, dân
chủ như nước ngoài.
Xét về bản chất, đây là những quan điểm
sai trái, phi lịch sử, phản khoa học. Họ chống phá Đại hội XIII, tấn công trên
nhiều lĩnh vực, phương diện khác nhau, song chung quy lại, mục đích mà họ hướng
tới: Hướng lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Ngụy biện đổi mới chính trị
là thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam
Trong mấy chục năm qua, công cuộc đổi mới
đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi một cách căn
bản, toàn diện bộ mặt của đời sống, xã hội đất nước ta.
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế -
xã hội và tình trạng kém phát triển; từ đó đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển
theo hướng hiện đại.
Cũng như đổi mới nói chung, đổi mới kinh
tế luôn đứng trước thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, có lúc khó
khăn, thách thức còn lớn hơn cả thuận lợi, thời cơ.
Nhưng rồi bằng sự phấn đấu quyết liệt của
Đảng, Nhà nước và nhân dân, kinh tế vĩ mô được ổn định, nhịp độ tăng trưởng đạt
mức cao, đời sống được nâng lên; dịch bệnh COVID-19 đặt thế giới vào khủng hoảng
nghiêm trọng, đất nước ta đã phát huy được tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng
lòng; tính ưu việt của chế độ, vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và sự
làm chủ của nhân dân tạo ra sức mạnh để vượt qua đại dịch.
Vẫn biết khó khăn, thách thức còn nhiều,
nhưng không thể vì thế mà nói kinh tế đất nước đang chìm trong “khủng hoảng trầm
trọng”, “đất nước lâm nguy”, “tình thế hiểm nghèo”… như các đối tượng rêu rao.
Cũng trong mấy chục năm qua, ở Việt Nam,
đổi mới chính trị luôn gắn liền với đổi mới kinh tế, hơn thế nữa còn giữ vai
trò dẫn dắt, chỉ đường cho đổi mới kinh tế.
Đổi mới chính trị, Đảng, Nhà nước và
nhân dân đã có nhiều cố gắng đạt được kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng nền
dân chủ XHCN, khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
và sức chiến đấu…
Đổi mới chính trị là đổi mới, tập trung
vào những nội dung cụ thể như vậy chứ không thể đổi mới chính trị là thay đổi
thể chế chính trị, mục tiêu, con đường đi lên CNXH, vai trò lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước.
Mục tiêu, con đường cách mạng vô sản, thể
chế chính trị là sự lựa chọn của lịch sử, dân tộc và nhân dân. Vai trò lãnh đạo
của Đảng là bài học xuyên suốt chiều dài lịch sử, là nhân tố tổ chức và quyết định
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đó là bài học lịch sử được đúc kết từ thực tiễn cách mạng dân tộc.
Đa nguyên chính trị, đa đảng không phải
là giá trị phổ quát của nhân loại, đồng thời không phải là thực tế hiện hữu
trong tất cả mọi thời kỳ của một quốc gia dân tộc. Nó có thể đúng và phù hợp với
quốc gia – dân tộc này, nhưng cũng có thể không đúng và không phù hợp với quốc
gia – dân tộc khác.
Sự lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam không tự nhiên mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Đây là
kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài của toàn Đảng. Đảng đã tập hợp và
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đứng lên giành chính quyền, lập nên chế độ
chính trị mới, vừa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà mục tiêu là chủ nghĩa cộng sản.
Thế lực thù địch – họ là ai?
Nhiều người đặt câu hỏi: Thế lực thù địch
hướng lái, “đấu tranh” đòi Đảng từ bỏ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối
về CNXH, họ là ai?
Đó là phần tử cơ hội chính trị, những đối
tượng đội lốt “yêu nước”, đội lốt các nhà đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”,“xã
hội dân sự” trong nước được hình thành trong quá trình cách mạng giải phóng dân
tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Theo phân tích của GS. TS Trương Giang
Long, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị CAND thì hiện nay, cơ hội chính trị có
thành phần đa dạng, phức tạp. Họ thường là:
(1) Đối tượng đã bị xử lý trong các vụ
án chính trị trước đây nay tiếp tục hoạt động chống đối trở lại, như số đối tượng
trong các vụ án chống Đảng, Nhà nước XHCN, chính quyền nhân dân.
(2) Một số đối tượng là đảng viên trong
bộ máy Nhà nước có quá trình tham gia cách mạng, có người từng giữ cương vị chủ
chốt trong Đảng, sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang. Nhận thức quan điểm
chính trị của họ đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, phản bội lại mục tiêu, lý tưởng Cộng sản,
phản bội Tổ quốc.
(3) Một bộ phận là trí thức, văn nghệ sỹ,
cán bộ trẻ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bị mua chuộc,
lôi kéo, bất mãn, trở cờ quay lưng lại với lợi ích dân tộc, đất nước, nhân
dân.
(4) Một số chức sắc núp bóng dưới những
hình thức tôn giáo khác nhau, lợi dụng vào tôn giáo kích động, lôi kéo quần
chúng nhân dân xuyên tạc nền tảng tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước, có những hoạt động chống Đảng, chống chế độ.
Đó là phần tử, các tổ chức phản động được
hình thành từ nhiều loại đối tượng trong chế độ cũ hoạt động đối lập với sự
lãnh đạo của Đảng và chế độ; nhiều đối tượng tiêu cực, bất mãn, bị các thế lực
thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo vào hoạt động chống Đảng Cộng sản và chế
độ XHCN; hình thành các hội đoàn chống cộng, tổ chức phản động trong và ngoài
nước, trực tiếp chống phá và hà hơi, tiếp sức “nội công, ngoại hợp”.
Đó là những cá nhân, tổ chức, chính thể
có quan điểm, hành động, việc làm khác, đối lập với nền tảng tư tưởng, chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, có hoạt động đi ngược lại với lợi
ích dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam.
Trong số những dạng trên, điều đáng lưu
ý là những đối tượng cơ hội chính trị từng là những cán bộ nắm giữ chức vụ cao
trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta. Có đối tượng là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học,
nhà khoa học, nhà báo. Họ có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức xã hội rộng
và do đó có uy tín trong giới chuyên môn, có ảnh hưởng nhất định tới một số bộ
phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Thậm chí, có những đối tượng mà phạm vi ảnh
hưởng vượt ra ngoài nước. Họ được dư luận quốc tế quan tâm, có quan hệ sâu rộng,
có khả năng, điều kiện và có ý thức tìm hiểu, nắm bắt, thu thập tin tức, tài liệu
có liên quan tới các vấn dư luận đặc biệt quan tâm và triệt để khai thác để
tuyên truyền, xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ, hạ uy tín của Đảng và Nhà nước, phục
vụ cho hoạt động chính trị phản động, lấy cớ “dân chủ”, “nhân quyền”; liên kết
với các tổ chức phản động lưu vong, nuôi ý đồ thành lập, công khai hoá tổ chức
chính trị đối lập.
“Ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã”, lực lượng bên trong kết hợp, móc nối, câu kết, ủng hộ, khích lệ, cổ vũ,
giúp đỡ với cá nhân, tổ chức bên ngoài để thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn, lật đổ chống phá Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Âm mưu, thủ đoạn chống phá
Những âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch
tập trung chống phá, “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam có thể tổng
quát phương châm của họ là: lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột
phá; lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tôn giáo làm ngòi nổ; dùng ngoại giao để hỗ trợ, hậu thuẫn. Đối với
“chiến dịch” chống phá Đại hội XIII của Đảng, âm mưu, phương thức, thủ đoạn của
họ thể hiện ở một số điểm sau đây:
Một là, xuyên tạc bản chất ưu việt của
chế độ XHCN, thể chế chính trị ở Việt Nam, hướng lái từ bỏ mục tiêu, con đường
đi lên CNXH. Đây là cái đích trong chiến lược “diễn biến hoà bình”; tác động
vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, hiện thực
hóa mục tiêu chệch hướng XHCN, thủ tiêu chế độ xã hội, lật đổ vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Hai là, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, chủ
trương, đường lối của Đảng, công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII, thực tiễn
công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng trong nhiệm kỳ qua… suy diễn xuyên tạc,
vẽ ra tình cảnh “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, “Tổ quốc lâm
nguy”, “nội bộ lục đục, mất đoàn kết”… Thực tế chỉ là ngụy tạo để đòi hỏi phải
“cải cách”, “đổi mới” chính trị từ gốc là từ bỏ nền tảng tư tưởng, chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng.
Ba là, với luận điệu sai trái, thù địch
nêu trên, họ nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động,
tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Kích động người dân, nhất là phần tử cơ hội, bất
mãn, khoét sâu yếu kém, hạn chế, bất cập, tạo tâm lý bức xúc, chống đối, mất an
ninh, trật tự trong đời sống xã hội.
Bốn là, phương thức của họ là triệt để lợi
dụng kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các
trang mạng, blog hải ngoại tạo thành “chiến dịch” đồng loạt, “tiền hô hậu ủng”,
cổ suý, hậu thuẫn, tuyên truyền, xuyên tạc đánh vào nhận thức, tâm lý người dân
theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”.
Năm là, lợi dụng sự kiện có thật, khoét
sâu vào những thiếu sót, yếu kém, hạn chế trong đời sống xã hội để tạo cớ xuyên
tạc, vu cáo như: Các vụ án kinh tế, tham nhũng, tình hình Biển Đông, sự cố môi
trường, vụ việc Đồng Tâm, dịch bệnh, vụ án Hồ Duy Hải, Lương Hữu Phước... Trên
cơ sở đó, suy diễn, xuyên tạc theo chiều hướng tiêu cực, nhằm tạo ra những nhận
thức lệch lạc, tâm lý bức xúc, ức chế, bất mãn đối với chế độ, chính quyền;
kích động hành vi chống đối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ.
Sáu là, củng cố các tổ chức đội lốt “dân
chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự”, mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng, tổ
chức, kêu gọi biểu tình trái pháp luật. Phương châm của họ là “tích tiểu thành
đại”, các hoạt động, tập hợp lực lượng đủ lớn, đủ mạnh, thúc đẩy các cuộc biểu
tình, “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” là sức ép, phương thức để lật đổ
thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc,
nguy hiểm với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên,
nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét