Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021
Tự do, dân chủ phải song hành với thượng tôn pháp luật
Nếu không thượng tôn pháp luật mà ai muốn làm gì thì làm rồi Đất nước ta sẽ ra sao? Các nhà “tự do”, các nhà “dân chủ” thường hay đưa ra luận điểm là dân phải được tự do làm gì dân muốn, dân phải làm chỉ thực sự. Vậy thì tôi xin nêu ra một số điều cơ bản về “tự do” “dân chủ” của Việt Nam thật sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới.
1. Thứ nhất phải nói đến sự an toàn của Việt Nam: ở Việt Nam bạn sẽ không phải lo lắng vì bỗng đâu có tiếng súng ở sau lưng. Và đặc biệt ở Việt Nam thì bạn đã thấm nhuần câu “chín người mười ý” cho nên bạn phải thấy vui mừng khi Đất nước ta may mắn là một thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Quân đội và Công an cũng không tách rời hệ thống chính trị đó. Liên quan đến vụ cướp chính quyền của Quân đội Myanmar thì bạn nghĩ sao. Một quốc gia với hơn 90 đảng phái lẽ ra theo lý thuyết của các nhà “tự do, rân chủ” đang kêu gào thì đúng ra phải phát triển và đi lên chứ phải không nào? Bạn nghĩ sao nếu Việt Nam cũng như vậy? Xin thưa rằng ở Việt Nam nếu đa đảng thì với độ “láu cá” của người Việt Nam sẽ đưa Đất nước đi về đâu? Trong một tập thể thôi bạn cũng phải có người “trưởng” và người “phó” ví dụ như “Tổng thống” và “phó tổng thống” phải không nào. Bạn nghĩ sao nếu hai người ngang nhau? Nếu bạn là một nhân viên của một nơi có hai người ngang nhau sẽ ra sao? Nói rộng ra ở Việt Nam nếu đa đảng chắc sẽ giống Đài Loan bây giờ, quốc hội Đài Loan bây giờ 2 đảng đấm đá nhau mỗi ngày, chứ chưa nói đến Myanmar có hơn 90 đảng phái. Do đó, tự do không đồng nghĩa với việc ai muốn làm gì thì làm. Vẫn buộc phải tuân thủ một chuẩn mực xã hội nhất định. Khi bạn vượt
2. Thứ hai: Một điều đặc biệt mà tôi phải nhắc đến là người dân Việt Nam vẫn được làm ăn buôn bán tự do với hình thức buôn bán nhỏ mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Thời gian qua cũng nhấn mạnh về việc lấn chiếm lòng lề đường nhưng khi xét lại rất nhiều người trưởng thành từ những gánh hàng rong mà thành tài cho nên đã tạm thời chựng lại và ổn định từ từ. Đó là điển hình cho sự tự do mà hầu như các nước khác không thể có. Họ cũng chẳng phải nộp thuế cho nhà nước đó chính là sự TỰ DO – DÂN CHỦ cơ bản khác hoàn toàn hệ thống tư bản rồi nhé. Bạn sẽ khó mà thấy được quốc gia nào như thế đâu. Đó là một điều đặc trưng văn hóa của Việt Nam góp phần ổn định giá so với mức lương. Bạn có bao giờ nghĩ nếu một ngày nào đó ra đường không còn các hàng quán xá, các ghánh hàng rong thì sẽ như thế nào? Vẫn biết rằng phương thức thanh toán qua thẻ có thể kiểm soát được tham nhũng và làm ổn định xã hội mà các nước tiến bộ đã làm cách đây hơn 40 năm rồi. Nhưng làm thế cần một nền tảng (sau giải phóng thì Việt Nam bắt đầu bằng những gì sơ khai nhất hay nói cách khác là từ con số 0) đồng bộ hơn nữa khi ở Việt Nam chưa tới 70 các tỉnh thành hoàn thiện cơ sở để thực hiện. Và quan trọng nhất thì điều đó sẽ khó cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, các hình thức buôn bán hàng rong nên tôi cam đoan rằng giá cả sẽ tăng vùn vụt.
3. Thứ ba phải nói đến việc lực lượng chức năng gặp khó khăn trong việc xử lý nhân dân: Với yếu tố đặc biệt do người Việt Nam ảnh hưởng bởi nho giáo nên thường “láu cá” khi ra xã hội. Song song đó cụm từ “tự do” “dân chủ” đã ảnh hưởng đến việc lực lượng chức năng khi kiểm soát an ninh, trật tự. Bạn có thể nhận thấy rằng không một quốc gia nào mà người dân “đanh đá” với lực lượng chức năng như vậy. Nhưng khi lực lượng chức năng xử dụng biện pháp mạnh thì dân lại nói là “công an đánh người” hoặc câu “chính quyền chèn ép dân”. Vậy thì tôi xin hỏi các nước khác họ bắn luôn thì chắc là tự do hơn Việt Nam chăng? Tôi xin lấy một ví dụ điển hình như sau:
Khi bạn đi đường, bạn bị CSGT bắt và giữ phương tiện giao thông. Tôi dám cá rằng chẳng người nào dám nói: "anh cứ giam cho đúng luật đi" tôi chắc rằng sẽ không có điều đó. Đầu tiên bạn sẽ nghĩ rằng bị giam xe, bị phạt nặng, rồi rườm rà đi làm thủ tục. Tôi nghĩ bạn sẽ cầm "ví" (bóp) để giải quyết cho nhanh phải không nào?
Bạn đến bệnh viện, bạn chờ quá lâu, tôi nghĩ bạn sẽ tìm phương án nào đó để khám cho nhanh phải không?
Bạn đến cơ quan chức năng, bạn làm thủ tục nhưng lâu, tôi nghĩ bạn cũng sẽ tìm phương án nào đó cho nhanh phải không?
Vậy thì, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vậy thì bạn đòi hỏi dân chủ gì trong những trường hợp láu cá này? Riêng tôi, tôi hỏi mọi người muốn phòng chống tham nhũng, cái sai đó muốn sửa thì sửa từ trên xuống hay từ dưới lên. Điều đó có lẽ khó ai trả lời phải không. Sự láu cá đó sẽ luôn như vậy và sẽ mãi như thế. Bất kể trời tây hay ta rồi sẽ vẫn như thế, tuy nhiên công nghệ ngày càng phát triển, tôi tin sẽ khắc phục được trong tương lai.
Còn rất nhiều nội dung để nói về tự do dân chủ của Việt Nam nhưng tôi chắc chắn rằng những bạn phản động sẽ dẫn chứng việc Đảng và Nhà nước độc tôn. Xin thưa rằng đúng là Đảng và Nhà nước độc tôn trên cách nhìn sơ qua. Nhưng cơ bản rằng đó là tính THỐNG NHẤT của một bộ máy điều hành. Nhìn từ góc độ Myanmar khi đất nước xảy ra hỗn loạn thì có hơn 90 đảng phái kích động nhân dân đập phá, phản đối để rồi cơ sở hạ tầng và cuộc sống nhân dân bị đảo lộn thậm chí nguy hiểm. Đối với các quốc gia đa đảng nhưng quyền lực lại giao cho một người như là tổng thống hay thủ tướng và mọi thứ chỉ có một người quyết định. Thế nhưng, ở Việt Nam mặc dù có 1 đảng nhưng các vấn đề quan trọng đều phải bàn bạc và có tham mưu từ cấp dưới chứ một cá nhân không thể quyết tất cả. Đó là một sự khác biệt của Việt Nam.
Vâng, có lẽ bài viết quá dài và đủ ký tự. Một lần nữa xin khẳng định với mọi người và nhất là những người chống phá Đảng – Nhà nước Việt Nam rằng:
Một là: Việt Nam chỉ cần một CHÍNH ĐẢNG THỐNG NHẤT
Hai là: Không thể có TỰ DO theo kiểu thích làm gì thì làm, vẫn phải tuân thủ một chuẩn mực xã hội nhất định cho phép phù hợp với tập tính, tập quán của dân tộc.
Ba là: Không thể có chuyện DÂN CHỦ hiểu theo nghĩa là dân muốn làm gì thì làm tức là dân chủ. Vẫn phải tuân thủ hiến pháp và quy định tại bất cứ tổ chức nào dù nhỏ nhất đến lớn nhất.
Bốn là: Nói về Chủ nghĩa xã hội thì hơi quá xa nhưng chỉ cần nghĩ đến Chủ Nghĩa Dân Tộc và câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” mà Bác Hồ đã gầy dựng thì tất cả sẽ chiến thắng.
Hãy lấy câu chuyện “Bó đũa” để làm vấn đề kết câu chuyện. Cá nhân không thể tách rời tập thể, xã hội. Tự do và dân chủ vẫn phải theo hướng tập thể và chuẩn mực xã hội mới vững bền.
Vâng, xin cảm ơn mọi người đã đọc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét