Chủ nghĩa
Mác kết tinh những ánh sáng giá trị tư tưởng tinh hoa trước đó của thế giới, Để
rồi Chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường
cho các dân tộc đi lên hạnh phúc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự hội tụ tuyệt đẹp 3
luồng văn hóa: Văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình, bình đẳng, bác ái
của nhân loại tiến bộ và văn hóa giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác.
Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí Minh (5-10-2019) có tên Global Ho
Chi Minh được tổ chức tại thành phố New York (Mỹ). Các chủ đề được chính những
học giả Mỹ và Đại học Columbia đề xuất khi cùng đứng ra tổ chức hội thảo đều
nhấn mạnh hình ảnh Hồ Chí Minh không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc mà
còn là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và nhân cách của Người còn mang tầm
ảnh hưởng toàn cầu. Điều này khẳng định sự tôn trọng của giới học giả thế giới
đương đại với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng và những giá trị văn hóa cao đẹp
của Người đang được cả nhân loại đón nhận. Giáo sư, TS Nguyễn Đài Trang (Việt
kiều Canada), từ góc nhìn khoa học khách quan nhất, đã có nhiều tác phẩm viết
về Hồ Chí Minh, đã làm toát lên chủ đề với cái tài kiệt xuất và cái tâm yêu nước,
yêu con người trong sáng nhất, Hồ Chí Minh không chỉ là vĩ nhân của Việt Nam mà
còn là vĩ nhân của thế giới. Tầm vóc của Người mang tầm nhân loại, đồng hành
với nhân loại...
Vậy mà hiện
nay, một số ít cán bộ, đảng viên ta lại có biểu hiện dao động, hoài nghi, thiếu
tin tưởng vào tư tưởng của Người. Nó biểu hiện: Thiếu khát vọng về lý tưởng tốt
đẹp; lười học lý luận, giáo điều, bảo thủ, xơ cứng; tuyệt đối hóa lý luận, xem
Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh là “kinh thánh”, cái gì, ở đâu cũng Mác nói
thế này, Bác Hồ nói thế kia nhưng chẳng ăn nhập gì với thực tiễn, chẳng giúp
ích cho thực tiễn; thỏa mãn, huênh hoang cho rằng cơ quan đi lên là nhờ “tài
năng” mình lãnh đạo; thậm chí có người bi quan về chủ nghĩa xã hội, dao động
trong suy nghĩ, việc làm….
Để khắc phục những biểu hiện
trên, trước hết cần đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh thực chất hơn nữa. Phải coi đây là việc làm thường xuyên, lâu
dài, hằng ngày. Đây là cách rất cơ bản để “nâng cao đạo đức cách mạng”, góp
phần “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
Thứ hai, cần
có chế độ kiểm tra, giám sát việc học tập lý luận, nghị quyết Đảng một cách
chặt chẽ, thưởng phạt công minh, đưa vào tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ hằng năm
của cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, đẩy
mạnh hơn nữa việc nghiên cứu một cách thiết thực, hiệu quả Chủ nghĩa Mác Lê-nin.
Cần khắc phục thực tế ở một số trường đại học hiện nay, dạy và học Chủ nghĩa
Mác-Lênin còn đại khái, hình thức.
Thứ tư, hiện
nay, bộ môn “liên văn hóa” phát triển mạnh trên thế giới có nhiệm vụ nghiên cứu
sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới
hiệu quả giao tiếp thể hiện thành các giá trị văn hóa mới. Hồ Chí Minh là một
hiện tượng “liên văn hóa” rất tiêu biểu. Các bộ môn nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở
nước ta đều có thể vận dụng hướng nghiên cứu này để làm sinh động hơn, phong
phú thêm các ý nghĩa mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét