Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

TỰ DO THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Việt Nam đã có tốc độ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là Internet, mạng xã hội hàng đầu thế giới. Hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động. Một số mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram… Với cơ chế hoạt động có tính chất tương tác cao, nhiều tính năng (như chat, livetream, tin nhắn, trò chuyện nhóm, blog, chia sẻ file, hình ảnh, game, diễn đàn trực tuyến…), mạng xã hội ngày càng thu hút nhiều người tham gia, trong đó, Facebook có hơn 65 triệu người sử dụng.


Không thể phủ nhận mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép tìm kiếm thông tin dễ dàng, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy giáo dục – đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước VN luôn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội.


Cố tình lờ đi sự thật đó, các thế lực thù địch cho rằng, Luật An ninh mạng của Việt Nam có tính đàn áp, cho phép Chính phủ có quyền hạn rất rộng, có thể hạn chế quyền tự do trên mạng, buộc các công ty công nghệ phải giao nộp một lượng lớn dữ liệu và kiểm duyệt nội dung của người dùng. Một số kẻ chuyên rêu rao rằng, ở Việt Nam, mạng xã hội bị kiểm duyệt gắt gao, không có tự do thông tin, tự do Internet! Không những thế, họ còn đưa ra các thông tin bịa đặt, lồng ghép thật giả, cắt ghép kiểu “râu ông nọ xọ cằm bà kia” để ra một thứ giả mạo hoàn toàn…


Sự thật, đó là những luận điệu xuyên tạc, chống phá. Tự do thông tin, tự do Internet, mạng xã hội ở Việt Nam trong khuôn khổ văn minh của xã hội loài người. Đó là: tự do của người này không vi phạm hay xúc phạm đến tự do, quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức khác; dân chủ phải đi liền với kỷ cương mới có thể bảo đảm văn minh trật tự an toàn xã hội.


1. Đảng, Nhà nước VN luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do Internet và mạng xã hội. Những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, một phần nhờ tận dụng tốt cơ hội từ Internet và mạng xã hội.


Trên thực tế, thông qua các trang mạng xã hội, mọi người dân có thể bày tỏ thông tin và chính kiến của mình. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã sử dụng mạng phục vụ cho công việc như giải quyết thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân. Các hội, nhóm được lập ra trên mạng xã hội có thể trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc hay tổ chức diễn đàn tích cực, bổ ích…


Những việc đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ cho thấy Việt Nam đã, đang tạo môi trường “màu mỡ” cho các doanh nghiệp cung cấp mạng xã hội, bảo đảm phát triển tự do thông tin. Mọi người dân đều “thoải mái” thông tin, tự do Internet, mạng xã hội trong khuôn khổ pháp luật – Đó là một thực tế trái ngược với cáo buộc của các thế lực thù địch.


Các văn bản pháp luật liên quan đến Internet và mạng xã hội như Bộ luật Hình sự 2015, Luật An ninh mạng 2018, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Thông tư số 09/2014/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội bảo đảm cho hoạt động thông tin được diễn ra tự do lành mạnh. Đồng thời thực hiện công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội, cố tình vi phạm pháp luật. Điều đó cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, nhiều quốc gia như Mỹ, Úc… đều ban hành các văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn, xử lý việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, phát tán tin giả…


2. Đối với mỗi cá nhân, mỗi nhà khoa học, chuyên gia, nghệ sĩ hay những youtuber, facebooker nổi tiếng cũng vậy, họ nổi tiếng và được tôn trọng khi họ lao động sang tạo đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội. Nhưng họ sẽ tự phủ định mình, tự làm mất giá trị của mình khi đi ngược lại lợi ích và giá trị của xã hội, cộng đồng.


Nguyễn Duy từng là người được tôn trọng vì có những sang tác giá trị và phẩm cách đạo đức. Nhưng đó là chuyện xưa. Nguyễn Duy bây giờ có những việc làm, lời nói thiếu chuẩn mực, núp bóng “hoạt động vì nghệ thuật”, lợi dụng khả năng viết và “lách”, “xuyên” để bôi nhọ, bẻ cong sự thật, bôi đen thực tế xã hội và thực tế dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.


Thơ Nguyễn nổi tiếng trên mạng xã hội trong vai trò nhà sáng tạo nội dung YouTube vui nhộn hướng vào đối tượng trẻ em. Với các chủ đề đa dạng, từ học tập, làm việc đến vui chơi, giải trí. Kênh YouTube Thơ Nguyễn từng là một trong bảy kênh có số người xem lớn ở Việt Nam, với 8,76 triệu lượt đăng ký theo dõi. Tuy nhiên, Thơ Nguyễn cũng từng đăng tải những clip vô bổ như tạo bồn tắm từ thạch rau câu, hay bị đánh giá là nguy hiểm nếu trẻ em bắt chước, làm theo như clip bỏ đá khô vào chai kín, đun bia, nước ngọt trên bếp… Cơ quan chức năng yêu cầu TikTok và YouTube chặn, gỡ các clip có dấu hiệu vi phạm, đồng thời mời chủ kênh này lên làm việc, ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng với Youtuber này vì cung cấp, chia sẻ thông tin, cổ xúy mê tín dị đoan…


3. Những năm qua, nhiều chế tài xử lý được ban hành, cơ quan chức năng tích cực vào cuộc, cộng đồng lập tức lên tiếng phê phán khi phát hiện hình ảnh, clip sai trái, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội. Đã có không ít facebooker, youTuber bị nhắc nhở, xử phạt do vi phạm.


Việc cung cấp, tiếp nhận thông tin, nội dung trên mạng đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội và các nhà quản lý, nhất là những thông tin, clip mang nội dung độc hại lan tràn trên “thế giới ảo” để lại hậu quả thật khôn lường. Còn không ít các chủ trang mạng tiếp tục phát tán những video clip phản cảm, độc hại, vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín dị đoan, kích động bạo lực. Càng ngày các chủ kênh này càng có cách lách luật tinh vi hơn. Trong khi không phải ai cũng có đủ kỹ năng lọc nội dung phù hợp từ mạng xã hội…


Để hạn chế tác động tiêu cực của thông tin xấu độc, bên cạnh sự phối hợp hành động của cơ quan chức năng, nhà điều hành, quản lý mạng xã hội cần đặt ra quy định, chế tài nghiêm khắc, chặt chẽ hơn. Người cung cấp thông tin lên mạng xã hội cần tuân thủ quy định pháp luật, cung cấp giá trị tốt đẹp, nhân văn. Người tiếp nhận thông tin cũng cần chủ động chọn lọc thông tin lành mạnh, xác thực, kiên quyết loại bỏ, report nội dung sai sự thật, phản văn hóa, góp phần tạo ra môi trường an toàn trên không gian mạng, cũng là tránh cho mình khỏi lây nhiễm độc hại.


Có thể khẳng định, ở Việt Nam không hề có chuyện đàn áp mạng xã hội hay bắt người trái pháp luật đối với bất kỳ Facebooker, Blogger nào. Những thông tin bịa đặt đó thực chất là âm mưu chính trị của các thế lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, báo chí truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đề cao cảnh giác, không bị động, lúng túng trước những luận điệu và âm mưu, thủ đoạn chống phá. 


Mỗi người tham gia mạng xã hội cần cảnh giác trước thủ đoạn của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức tự phòng vệ. Khi phát hiện thông tin xấu độc, có thể báo đến đường dây nóng của cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý; chỉ đưa thông tin bổ ích và tiếp nhận thông tin hữu ích…/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét