Tục thờ
Thành hoàng ở Trung Quốc đã có từ thời cổ đại và thần Thành hoàng được xem như
vị thần bảo hộ thành trì, tức là bảo vệ bộ máy quan liêu và cư dân trong thành.
Còn những thôn ấp ngoài thành thì có thần thổ địa bảo vệ và trong gia đình có
thần thổ công.
Tín
ngưỡng Thành hoàng ở nước ta có từ thời Bắc thuộc. Theo GS Nguyễn Duy Hinh: “Lý
Nguyên Gia xây dựng La Thành năm 823, dựng đền thờ Tô Lịch làm Thành hoàng. Năm
866 Cao Biền lại phong Tô Lịch làm Đô phủ Thành hoàng Thần quân. Năm 1010 Lý
Thái Tổ dời đô ra Thăng Long lại phong Tô Lịch làm Quốc Đô Thăng Long Thành
hoàng đại vương. Thời Trần phong thêm các mỹ
tự Bảo Quốc, Hiền Linh, Định Bang cho Thành hoàng Tô Lịch”[1].
Việt điện u lỉnh cho biết có 2 vị Thành hoàng khác: Đằng
Châu và Bạch Mã.
- Tín
ngưỡng thờ Thành hoàng có nguồn gốc ban đầu là thần bảo hộ thành trì của vua
quan, rồi sau đó được cải biến, mở rộng trong đời sống dân cư thành thần bảo hộ
xóm làng.
Tín
ngưỡng này trước hết xuất phát không phải vì lợi ích của “thứ dân”, mà nó chỉ
làm cho thiêng liêng hơn, thần bí hơn vị thế, quyền uy của tầng lóp trên của xã
hội. Từ ngày nước ta độc lập tự chủ, tín ngưỡng thờ Thành hoàng vẫn được các
vua chúa Việt Nam duy trì. Dân ta tin rằng, đất có thổ công, sông có hà bá,
cảnh thổ nào phải có thần hoàng ấy, do vậy
phải thờ phụng để thần phù hộ, che chở cho dân, vì thế việc thờ cúng thần ngày
càng phát triển.
Từ một
thứ thần linh bảo hộ thành trì mang đậm nét Trung Hoa, ở xã thôn Việt Nam, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng đã trở thành một tín ngưỡng mang tính cộng đồng chung
của làng xã người Việt, một thứ thần linh không chỉ có công hộ quốc mà còn ”bảo
dân". Đến trước triều Nguyễn, tín
ngưỡng thờ Thành hoàng ở nước ta đã trở nên phổ biến cả ở ngoài Bắc và cả ở
trong Nam. Song trên thực tế, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở phía Bắc và phía Nam
cũng có những dị biệt. Cư dân ở phía Bắc đã có quá trình định cư lâu đài, ổn
định, vì vậy, số lượng thần được thờ nhiều hơn và phần nhiều đều có thần tích.
Nhưng càng xuống phía Nam, Thành hoàng làng rất ít có “ngọc phả”, nên phần
nhiều những nơi thờ tự chỉ đề một chữ “Thần”.
- Tín
ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam có hai dòng rõ rệt
+ Một
dòng mang đậm nét Trung Hoa, đó là những vị thần huyền bí, tối linh, hành trang
mờ mịt.
+ Một
dòng được Việt hóa thành Thành hoàng làng, với cả hai ý nghĩa: Bảo quốc và hộ
dân. Thần Thành hoàng Việt Nam có gốc tích gắn bó, gần gũi, phù hộ độ trì cho dân chúng, không còn
nguyên vẹn là các thần linh chi bảo vệ thành trì của vua chúa, chống lại các
cuộc nổi dậy của nông dân và nhằm tỏ rõ uy quyền của nhà vua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét