Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Phản đối việc Trung Quốc thành lập (Quận Tây Sa", "Quận Nam Sa"

Ngày 18/4/2020 truyền thông Trung Quốc đưa tin Quốc vụ viện phê chuẩn cái gọi là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc "Thành phố Tam Sa". Đây là việc làm bất chấp sự thật lịch sử và vi phạm nghiêm trọng công ước Quốc tế về Luật Biển 1982. Ngày 19/4/2020 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã chỉ rõ: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập "Thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có việc làm tương tự trong tương lai. Đúng như Giáo sư Cavl Thayev - Chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia New Southe Wales (Australia) đã khẳng định: Việc thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "quận Nam Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam" là hành động khiêu khích, trái với luật pháp quốc tế. Hành động đó của Trung Quốc vi phạm tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy yếu nghiêm trọng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Đã đi ngược lại tinh thần và nội dung thỏa thuận thuộc về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được vào tháng 10/2011, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Hành động đơn phương đó của Trung Quốc sẽ tiếp tục làm suy yếu lòng tin, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở biển Đông. Còn Thượng nghị sĩ Mỹ Maraco Rubio cũng nêu rõ: Những tuần gần đây Bắc Kinh đã có những hành động nhằm thắt chặt sự kiểm soát với các lãnh thổ yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông. Do vậy, dù Trung Quốc có muốn thế nào cũng không phủ định được bằng chứng lịch sử thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì chính Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974 và một số thực thể ở Trường Sa năm 1988. Trung Quốc dù có thế mạnh nhưng không thể bẻ cong được luật pháp quốc tế và mua chuộc được dư luận phản đối của Quốc tế./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét