Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2022

AI ĐÃ LÀM RẠN NỨT KẾT CẤU SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA XÃ HỘI HIỆN NAY ?


Cần khẳng định rằng: không có một chế độ xã hội nào có thể đạt đến sự đồng thuận tuyệt đối về nhận thức & hành động trong từng con người cụ thể. Kể cả trong phạm trù tôn giáo "nhất Thần" cũng vậy, điều đó không bao giờ có, huống gì trong xã hội con người. Nhưng thật là kỳ diệu, thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: Cụ Hồ Chí Minh đã trở thành linh hồn và biểu tượng chung cao đẹp nhất, cho cả dân tộc Việt Nam để đứng lên đấu tranh giành độc lập và thống nhất nước nhà.
Tuy nhiên, do nhận thức sai lầm và những hoàn cảnh cụ thể, nên có những người đã không hòa vào dòng chảy chung tất yếu đó của dân tộc và trở thành những phần tử ngược dòng. Trong số đó, hầu hết sau khi đất nước được thống nhất, đã nhận ra chân lý và đạo nghĩa "đồng bào", nên đã tự giác hòa nhập chung vào cuộc sống như bao con người khác trong xã hội này.
"Ngụy" là một khái niệm chung, là định danh mà người đương thời trong cuộc chiến đó, dùng để chỉ về một thực thể vô luân, bất chính mà thôi. Dầu nó đã bất nhân, tàn ác mà "nước Biển Đông không cũng không rửa sạch hết tanh hôi". Nhưng khi Nam Bắc đã một nhà, thì trong cuộc sống thường ngày, cũng không ai nỡ gọi những người từng cầm súng cho giặc, khi đã hòa nhập vào cuộc sống mới là ngụy nữa. Đó là sự thể hiện tính nhân văn, là hiện tại của cuộc sống. Điều đó không đồng nghĩa với việc trong qúa khứ đã từng không có cái gọi là "Ngụy" ! Lịch sử là nói về qúa khứ, thì dầu muốn hay không thì cũng phải ghi đúng như chính nó. Đó là sự thật, nếu chối bỏ đi, thì không còn là lịch sử nữa. Việc đó cũng tuyệt nhiên không phải ghi lại sự "hận thù", hay sự "kỳ thị" như một số người cố tình áp đặt.
Thực tế từ sau năm 1975, sự hội nhập đó đã từng bước ngày một hài hòa, khó ai mà nhận biết được ai đã từng là kẻ ngược dòng trước đó. Đội ngũ chuyên môn, giáo chức vẫn làm công việc của họ, không ít người đã có những cống hiến được ghi nhận. Thậm chí có người từng là những quan chức cấp cao trong bộ máy ngụy quyền, vẫn được trọng dụng, như ông Nguyễn Xuân Oánh, từng là quyền thủ tướng ngụy, ông Nguyễn Hữu Có, trung tướng quân đội ngụy VNCH... đã có nhiều cống hiến cho chế độ mới, được nhà nước tặng thưởng, ghi nhận. Thân nhân những người từng liên quan đến chế độ cũ, ai nấy đều lo làm, lo ăn, cùng chia sẽ những khó khăn chung của đất nước sau chiến tranh. Đất nước bấy giờ phải đối mặt với bao khó khăn, thiếu thốn, do chính sách "cấm vận" vô nhân đạo của Mỹ và Phương Tây gây ra. Không những thế, lũ giặc mọi phía Tây nam, phía Bắc đồng thời gây họa. Cả nước một lòng, đồng cam cộng khổ để vượt qua, trừ những người không chịu đựng nổi, không cùng sẽ chia chung và tạo nên một hiện tượng đáng buồn được gọi là "thuyền nhân". Việc đó là tự họ gây ra, chứ không ai ép buộc họ phải thế. Những vết thương chiến tranh đã từng bước được hàn gắn cả trong cuộc sống và trong lòng mỗi con người. Nền tảng tinh thần của xã hội đã quy về một hướng, tạo nên sự gắn kết bền chặt trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Nhất là khi đất nước mở cửa, hội nhập, Kiều bào khắp nơi trên thế giới đã trở về quê hương thăm thú, đầu tư làm ăn bình đẳng như bao người khác. Có người đã thành đạt trên chính quê hương của mình, danh sách đó ngày càng dài, không thể nào kể hết. Những từ "Ngụy quyền, ngụy quân" trên thực tế đã thuộc về qúa khứ của lịch sử ! Cũng cần nhắc lại rằng: đó là lịch sử, chứ không phải hiện tại. Đã là ls thì không ai có quyền lãng tránh, cớ sao lại chối bỏ nó đi? Bỏ đi để gọi là để "hòa hợp dân tộc chăng"? Để hòa hợp dân tộc, phải từ đường lối Chính trị chứ không phải là thay đổi bản chất, hay tên gọi trong lịch sử. Và thực tế trong quan điểm chính trị của Đảng, nhà nước Việt nam rất rõ ràng và đã thực hiện nhất quán cho sự nghiệp hòa hợp đó.
Nhân dân cả nước tuyệt đại đa số đều đồng thuận một lòng, tất cả vì sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc bình yên. Vậy mà, chính các nhà sử học (đúng ra là một số người chủ trì trong ngành sử học theo trường phái cấp tiến của Phan Huy Lê) đã gây ra sự nhiễu loạn, phân hóa trong các tầng lớp xã hội, bằng những cái gọi là "đối mới" trong nhận thức lịch sử (chủ yếu gđ 1954_1975). Một trong những lý do họ đưa ra là "để hòa hợp dân tộc" (!!?). Như đã nói ở trên sự hòa hợp đó phải từ đường lối chính trị, chứ không phải là lịch sử! Sự ngụy biện này chỉ nhằm rửa mặt cho một thây ma đã chết và tạo sự chính danh, cho tàn dư của nó hợp thức hóa sự phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và chống phá đất nước mà thôi. Chính các nhà sử học đã khơi ra và châm ngòi cho sự chia rẽ, làm rạn nứt kết cấu nền tảng tư tưởng xã hội, vốn đã được hình thành và được cũng cố ổn định lâu nay, trước khi những nhà sử học lăng xê cho những bộ sử sai lệch, nguy hại ra đời.
Đã 47 năm, những kẻ chưa biết quay về nẻo thiện, mà còn cố tình xuyên tạc, chống phá đất nước, thì cũng đừng lăn tăn về họ làm gì nữa. Chẳng nhẻ để "hòa giải, hòa hợp" với những kẻ ngáo ngơ dạng như Ngô Kỷ, thầy mo Trần Dần, hoặc những kẻ hoang tưởng, bịp bợm như Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh..hay khủng bố Việt Tân và những kẻ rác rưỡi, bần tiện dùng bài "chống Vàng, chống Đỏ" để kiếm ăn như Nguyễn Phương Hùng, ..Hay sao !?
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân phải từ đường lối chính trị đúng đắn và bằng thực tế cuộc sống hiện tại. Còn lịch sử phải đúng như chính nó, hòa hợp dân tộc không phải bằng cách bóp méo và xuyên tạc lịch sử.
Thủ phạm làm phân hóa tư tưởng, rạn nứt kết cấu ý thức cố kết cộng đồng hiện nay, chính là tập đoàn Phan Huy Lê và đồ đệ của ông ta. Phan Huy Lê dầu đã chết, nhưng những thiên kiến sai lầm của ông ta để lại vô cùng nguy hại !
Dưới đây là những con người này chính là thủ phạm khơi ra và làm rạn nứt nền tảng tư tưởng, kết cấu tinh thần của xã hội hiện nay, chúng chính là ngụy sử 😡😡
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét