Với tiêu đề “Lần
này, Việt Nam lại chiến thắng”, trang Et-China của Trung Quốc đã có bài viết
khen ngợi Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao nhất châu Á, vượt qua cả Trung Quốc.
Khi một nửa thế
giới suy thoái kinh tế, có một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất
châu Á đó là Việt Nam. Quỹ Tiền tệ Quốc tế thậm chí còn tuyên bố rằng Việt Nam
sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong
năm 2022.
Quý II năm 2022,
GDP cả nước tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái, phá kỷ lục của chính
mình trong thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đứng đầu châu Á.
Quý III thậm chí còn kinh khủng hơn, và tốc độ tăng trưởng tăng vọt lên 13%. Nếu
so sánh, cũng trong quý II, tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ là 2,3%, của Hàn Quốc
là 0,7% và của Nhật Bản là 2,2%. Tính đến dữ liệu quý thứ ba mới nhất, Hoa Kỳ
chỉ vọn vẻ dừng lại ở con số 2,0%. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt
xa các nước khác chính là Việt Nam, “con hổ châu Á mới” trong mắt Ngân hàng Thế
giới. Và sở dĩ Việt Nam này có thể đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng như vậy thì
sự thật đằng sau nó còn khiến chúng ta khó tin và bất ngờ hơn, theo Et-China.
Trong bối cảnh ảm
đạm của triển vọng kinh tế, với nhiều yếu tố như lạm phát, khủng hoảng năng lượng
và lương thực, cộng với dịch bệnh chồng chất, Việt Nam vẫn có thể đi ngược xu
hướng và trở thành tâm điểm chú ý ở châu Á với đà phát triển kinh tế tốc độ
cao. Khi dịch bệnh dần được cải thiện, dựa theo “Chỉ số phục hồi COVID-19” mới
nhất do Nikkei công bố, Việt Nam đã xuất
sắc leo lên đứng thứ hai thế giới. Từ đó cho thấy tốc độ và nỗ lực phi thường của
Việt Nam trong việc phục hồi kinh tế là như thế nào, trang Et-China nhận định.
Các tổ chức xếp
hạng tín nhiệm Moody’s, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng
Phát triển Châu Á dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,5%,
7,2%, 7% và 6,5% vào năm 2022, dẫn đầu châu Á về tốc độ tăng trưởng. Nền tảng
thấp năm ngoái thực sự là một phần của lý do. Nhưng trên thực tế, trong 10 năm
qua, đà phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP
duy trì ở mức 6% – 7%. Nhìn ra thế giới, dường như ngoài Trung Quốc, chỉ có Việt
Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như vậy. Trang Et-China cho rằng đằng
sau tốc độ tăng trưởng cao này là kết quả của việc Việt Nam “nằm thắng” trong
nhiều năm qua.
Đầu tiên, đã có
nhiều thương hiệu quần áo nổi tiếng như GAP, Zara, Uniqlo, Adidas, Nike giờ đã
gắn chặt với “Made in Vietnam”. Ngoài ra, Việt Nam có thể “hạ gục” ngành dệt
may là do các doanh nghiệp dệt may châu Á dần chuyển sang Việt Nam. Năm 2019, tỷ
trọng hàng dệt may, giày dép và mũ của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm lần lượt
6,4% và 23,1% so với năm 2010. Ngược lại, Việt Nam tăng 5,7% và 15%. Và xu hướng
chuyển dịch này vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, theo Et-China, sẽ là
quá lời nếu nói rằng Việt Nam chỉ cần dựa vào sự chuyển giao của một ngành là đủ
để “thắng”. Đơn cử như việc 10 năm trước, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam. 10 năm sau, tình hình đã thay đổi mạnh mẽ và thị phần của các sản
phẩm điện tử đã tăng mạnh, trở thành xu hướng xuất khẩu chủ đạo. Năm 2010, sản phẩm
điện tử chỉ chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì nay đã tăng mạnh,
chiếm 38%. Chỉ trong 5 năm, danh mục sản phẩm mà Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt
Nam đã thay đổi từ dệt may sang máy móc điện. Hiện nay, 46% hàng xuất khẩu của
Việt Nam sang Mỹ là máy móc điện, gấp ba lần so với năm 2018. Xuất khẩu hàng dệt
may cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Chỉ sau 3 năm từ 2018-2021, Việt
Nam từ là nguồn nhập khẩu lớn thứ 12, đột phá trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ
sáu của Mỹ trên thế giới.
Về đầu tư, Việt
Nam có sức hút mãnh liệt đối với nhà đầu tư nước ngoài. Apple đã chuyển 11 nhà
máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng
này sang Việt Nam hồi tháng 6/2022. Thực tế, trước khi Apple ra tay, các công
ty “chuỗi trái cây” đã bắt đầu triển khai tại Việt Nam. Năm 2019, Luxshare
Precision công bố xây dựng 4 nhà máy tại Việt Nam. Cho đến nay, nó đã đầu tư
hơn 3 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam. Lý giải cho sự hấp dẫn vốn đầu tư của Việt Nam,
trang Et-China cho biết trước hết Việt y rất gần Quảng Đông, trung tâm sản xuất
của Trung Quốc và chỉ mất 12 giờ lái xe từ cụm công nghiệp điện tử của Việt Nam
đến Thâm Quyến, thủ đô công nghệ của Trung Quốc. Thứ hai, có đường bờ biển dài
hơn 3.000 km, rất thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu. Quan trọng nhất, thuế xuất
khẩu ở đây rất thấp. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, liên tiếp ký kết
các hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và các nước
khác trên thế giới. Nguồn vốn nước ngoài và cơ hội việc làm khổng lồ, giống như
những chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, đang tràn về Việt Nam. Sự tái cơ cấu
kinh tế và chính trị toàn cầu đã đẩy Việt Nam từ một nhà cung cấp gạo và cà phê
thụ động trở thành một trung tâm sản xuất. Tiếng nói “Việt Nam sẽ trở thành công
xưởng của thế giới” bỗng vang khắp nơi.
Trên thực tế, khả
năng trở thành “người chiến thắng” của Việt Nam có mối quan hệ rất lớn với đường
lối phát triển kinh tế của nước này. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tạo dựng
nền tảng phát triển kinh tế dựa trên con đường “nhập khẩu, gia công và xuất khẩu”.
Năm 2021, GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,58% nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng 22,6%, gấp 10 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Trong số đó, xuất khẩu tăng 19%
và nhập khẩu tăng 26,5%. Mô hình phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu đã khiến
Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài săn đón. Trong “Báo cáo đầu tư thế giới
2021” do Hội đồng Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc công bố, Việt Nam lần
đầu tiên lọt vào top 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều
nhất năm 2020, tăng 5 bậc so với năm 2019. Cuối cùng, liệu Việt Nam đang trên
đà “chiến thắng” có còn hãnh diện với thế giới trong tương lai hay không, thực
sự là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực để cải cách kinh tế của
Chính phủ, việc “bách chiến, bách thắng” sẽ là từ khóa mà quốc tế và các quốc
gia nhắc đến nhiều khi nghĩ đến Việt Nam, theo Et-China./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét