(Hôm nay kỷ niệm 76 năm ngày toàn quốc kháng chiến, 19/12/1946 - 19/12/2022).
Những người không hiểu về nguyên tắc lãnh đạo của đảng Cộng sản nên mới nói “độc đảng là độc tài”. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại cho những ai chưa biết về nguyên tắc lãnh đạo Cộng sản một chút, rằng “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, rằng “Thiểu số phải phục tùng đa số”. Có nghĩa là, mọi chuyện đại sự đều phải được bàn bạc nhất trí trong một tập thể, một phạm vi hẹp thì trong “Bộ Chính trị” (19 người), rộng thì ra Ban Chấp hành T.Ư. (200 người). Một khi tập thể đã quyết thì giao cho cá nhân nào đó phụ trách thực hiện, và phải làm đúng những gì mà tập thể đã nhất trí. Vậy độc tài, độc đoán ở chỗ mô hề?
To nhất nước hiện nay là ông Tổng Bí thơ, ông ấy có một quyền cao nhất là suy nghĩ để vạch ra con đường đi lên của dân tộc sáng sủa nhất, ít chông gai nhất. Sau đó đem cái suy nghĩ ấy ra bàn trong nhóm 19 vị, vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia thì đem ra bàn trong số 200 vị; cuối cùng là đem ra xin ý kiến quyết định của 500 vị đại biểu Quốc hội. Và quyết định của Quốc hội là tối thượng. Cấm cãi!
Người ta thấy các nước đi bầu tổng thống thì ca rầm trời – rứa mới là dân chủ! Khi người dân nước ta đi bầu cử đại biểu Quốc hội thì người ta chê – đảng cử dân bầu! Ủa! Thế mấy ông bà ứng viên tổng thống của nước Mỹ được dân cử a? Dân mô mà cử, không anh Dân chủ thì anh Cộng hòa cử, chứ dân mô vào nớ mà cử? Mà hai anh ấy đâu có đại diện cho đa số nhân dân, đại diện cho giới tài phiệt đó chứ!
Ở xứ được tiếng là “dân chủ” mà tôi chưa thấy một người lao động nào không có tiền lại có thể chiếm một ghế từ nghị viện thành phố đến tiểu bang, đến liên bang. Không có tiền thì nghỉ cho khỏe, quên chuyện tranh cử đi nhé!
Khi xét một chế độ hay một chính quyền, rất đơn giản – chế độ đó đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội và nó phục vụ cho những tầng lớp dân cư nào? Bằng cách nào? Coi đường lối phát triển non sống đất nước và các chính sách cụ thể đã làm lợi cho ai.
Vậy một tổng thống thì phải xin ý kiến của ai? Phải bàn với ai? Tổng thống thì siêu rồi, cứ tự quyết thôi. Ở một vài nước tổng thống còn có quyền giải tán quốc hội, phế truất thủ tướng và vị bộ trưởng nào mà làm trái ý của ông ấy. Trong trường hợp này, đại biểu quốc hội do ai bầu lên? Dân chứ gì! Ai phê chuẩn các chức danh nhà nước? Quốc hội chứ gì! Ấy thế mà một tay tổng thống lại có quyền cho ai “được” và cho ai “mất”. Thế là dân chủ?
Cũng cần nhắc lại để ai đó chưa hiểu – dân chủ là người dân có quyền làm chủ vận mệnh của mình, là chủ nhân của đất nước – nhà nước chỉ là người đại diện dân để quản lý đất nưuớc thôi.
Hình trong bài: Bầu cử ở Mỹ là cuộc chiến giành quyền lợi giữa hai đảng.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét