Để phát huy vai trò của truyền thông chính
sách trong bối cảnh mới cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp,
trong đó cần quán triệt và vận dụng quan điểm của Đảng về chủ trương củng cố,
phát triển tính chủ động cho mỗi con người, mỗi tổ chức, đơn vị, từ Trung ương
đến từng địa phương một cách tích cực, sát thực. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hướng đến mục đích, nội
dung nhất quán là “bảo đảm được tính dân tộc, giữ gìn “bản sắc dân tộc” một
cách vững chắc”; thường xuyên củng cố, kiên định mục tiêu “xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thấm nhuần tinh thần dân tộc” Các
chủ thể truyền thông chính sách phải tiếp nhận, chuyển hóa tinh thần dân tộc
thành thái độ, động cơ, niềm tin, ý chí và hành vi ứng xử của mỗi con người
Việt Nam một cách bền vững nhất. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác,
thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng
xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và
đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con
người Việt Nam. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá
trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế để thống nhất về chuẩn mực giá trị làm tiêu chí đánh giá, tạo
sự đồng thuận trong xã hội.
bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa