Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

HOÀNG SA: LÀ NÚM RUỘT, LÀ MỘT PHẦN MÁU THỊT, LÀ CHỦ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM CỦA VIỆT NAM

 Quần đảo Hoàng Sa với hơn 30 đảo san hô, cồn cát và bãi ngầm tại biển Đông, vị trí từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hoặc 15,2 m).


Khoảng cách với đất liền: Hoàng Sa nằm gần Việt Nam nhất : từ Tri Tôn tới đảo Lý Sơn là 123 hải lý. Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1’B 109° 09,0’Đ từ đường cơ sở của nước ta (12/11/1982) thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn ngắn dưới 121 hải lí. Ngoài ra, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An (đất liền Việt Nam) là 135 hải lí. 
    
Trong khi đó, khoảng cách Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác thuộc Hải Nam của TQ là 140 hải lí; từ Hoàng Sa tới đất liền TQ tối thiểu là 235 hải lí.  TQ lại lấy đá-bãi ngầm (Đá Bắc)để đo đến Lăng Thuỷ giác- Hải Nam Để có khoảng cách là 112 hải lí, nhưng bãi  ngầm thì không có giá trị (phải là đảo mới được tính) định ranh giới kiểu thất sách như vậy mà vẫn cứ luôn hùng hồn(?)

Hoàng Sa là ngư trường truyền thống bao đời của ngư dân Việt do nằm giữa khu vực có tiềm năng về hải sản nhưng lại không có dân bản địa sinh sống.  

Vào 1932, Pháp đang chiếm Đông Dương & chiếm giữ luôn quần đảo này;  rồi Việt Nam giữ tiếp chủ quyền đến 1974 (trừ Phú Lâm và Linh Côn TQ  đã chiếm từ 1956). 
    
Lợi dụng việc mất cảnh giác TQ chiếm  toàn bộ Hoàng Sa từ 1974 sau khi huy động quân-lính tấn công căn cứ của VNCH ở nhóm đảo phía tây trong "hải chiến Hoàng Sa 1974". Đài Loan cũng lên tiếng  tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này khi TQ chiếm.

Tháng 1/1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều  chứng lý  để  minh  định Hoàng Sa là của Việt Nam. Còn  rất nhiều bằng chứng độc lập, khách quan khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

Chủ quyền buộc phải dựa vào: điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt: phải trong phạm vi lãnh thổ được xác lập hợp pháp, phù hợp nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ theo luật pháp và thông lệ quốc tế hiện hành. Một nội dung pháp lý cực quan trọng: một yếu tố luôn có khi chứng minh quá trình xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia với tư cách nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình, nhất là trong tình trạng tranh chấp..
     
Việt Nam có đủ các chứng cứ quan trọng chứng minh quần đảo Hoàng sa-Trường sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đã được Việt Nam gửi công hàm lưu chiểu vĩnh viễn tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định: Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền với 2 quần đảo này từ khi chúng còn vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việt Nam chiếm hữu và thực thi chủ quyền hai quần đảo này là liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành - nguyên tắc chiếm hữu thật sự - của công pháp quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét