Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã từng bước thay da, đổi
thịt, đời sống nhân dân ta từng bước được cải thiện. Có được kết quả đó, vai
trò của Đảng trong hoạch định đường lối phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò quyết định. Tổng kết toàn diện 30 năm đổi
mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy
luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước các sự kiện
chính trị lớn của đất nước, nhất là trước thềm Đại hội của Đảng toàn quốc lần
thứ XIII, các thế lực thù địch đang ráo riết chống phá Đảng, Nhà nước ta trên
mặt trận tư tưởng lý luận. Trong đó, chúng đã phủ nhận tính đúng đắn, khoa học
của đường lối phát triển kinh tế do Đảng ta xác định xuất hiện với mật độ, phạm
vi ngày càng dày và rộng. Vì vậy, hơn bao giờ hết, chúng ta cần cảnh giác, kiên
quyết đấu tranh bác bỏ luận điệu sai trái này.
Các thế lực thù địch gióng lên luận điệu đòi xóa bỏ định hướng xã
hội chủ nghĩa trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng ta. Trong đó, nổi lên là phủ
nhận “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường ở nước ta. Họ cho rằng, kinh tế thị trường không thể gắn với định hướng
xã hội chủ nghĩa, hai thực thể này không thể song hành cùng nhau; kinh tế thị
trường là tự do, hãy để nó hoạt động tự do.
Đây là một luận điệu hoàn toàn sai trái. Chúng ta có đầy đủ cơ sở
khoa học để khẳng định tính tất yếu, tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Về lý luận, kinh tế thị trường là bước phát triển cao của kinh tế
hàng hóa, dựa vào thị trường để vận động và phát triển. Vào giữa thế kỷ XIX,
trong học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác và
Ph. Ăngghen đã dùng khái niệm “kinh tế tiền tệ” để đối lập với kinh tế “tự
nhiên”. Ph. Ăngghen khẳng định “Chính từ đó mà nền kinh tế tiền tệ, đang phát
triển, đã thâm nhập, giống như một chất a-xít ăn mòn, vào lối sống cổ truyền
của các cộng đồng nông thôn, dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên”. Kinh tế hàng
hóa, hay kinh tế tiền tệ phản ánh quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi
hàng hóa. Nó là một hệ thống kinh tế tồn tại khách quan dựa trên trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và trở thành một bộ phận quan trọng của quan hệ
sản xuất tương ứng. Kinh tế hàng hóa không phải là kiểu tổ chức kinh tế do con
người tạo ra bằng ý chí chủ quan của mình, mà hình thành một cách khách quan
trong các hoạt động kinh tế của xã hội loài người. Chủ nghĩa tư bản đã kịp thời
nắm bắt, tận dụng triệt để kinh tế thị trường để phát triển rồi thích nghi và
tồn tại. Như vậy, về lý luận có thể khẳng định rằng, kinh tế thị trường không
phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản mà nó là sản phẩm của nền văn
minh nhân loại, ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội và sự tách biệt
tương đối về kinh tế của những người sản xuất, gốc rễ của vấn đề đó chính là do
chế độ tư hữu xuất hiện.
Về thực tiễn, sự ra đời của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Ban đầu là đường lối phát triển kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn khẳng
định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu của
nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội”. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam vừa là sự lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời
đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những thành
tựu cả về lý luận và thực tiễn trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Đây
cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính
tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc. Như vậy, kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại khách quan trong suốt thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”chính
là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm
phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu
nhưng dựa trên cơ sở chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu; đa dạng
hóa các hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động là đặc trưng cơ
bản nhất. Đảng xác định “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Vì vậy, tính định hướng
xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, chắc chắn không thể tránh khỏi ngững yếu kém, mâu thuẫn, bức xúc nảy
sinh từ đất đai. Tuy nhiên, không xuất phát từ vấn đề sở hữu toàn dân, mà xuất
phát từ thực trạng tổ chức thực hiện, sử dụng và quản lý đất đai. Sở hữu toàn
dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý là tất yếu,
một mặt, phản ánh tính ưu việt của chế độ xã hội mà chúng ta xây dựng, tính
nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của Nhà nước; mặt khác, tạo ra những điều kiện
thuận lợi để Nhà nước có quyền được sử dụng như một công cụ kiến tạo chính
sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công cộng đáp ứng với yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét