Một là, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân về chủ trương xây
dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu,
quyết định đến việc xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân.
Bởi lẽ, có nhận thức đúng đắn về chủ trương xây dựng “thế trận lòng dân” trong
nền quốc phòng toàn dân mới nâng cao được nhận thức về trách nhiệm và có được
hành động đúng đắn. Do đó, cần quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị và
nhân dân về chủ trương xây dựng “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn
dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Bên cạnh đó, cần phát huy dân chủ
rộng rãi, tạo đồng thuận, nhất trí cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, bảo vệ Tổ quốc. Yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp nắm chắc nội dung, yêu cầu
xây dựng “thế trận lòng dân” của từng địa phương để có biện pháp giáo dục, quán
triệt cho phù hợp. Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, phương
pháp giáo dục, tuyên truyền. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thường xuyên với
giáo dục chuyên đề gắn với các sự kiện chính trị của đất nước. Phát huy vai trò
của các tổ chức, lực lượng, phương tiện thông tin, truyền thông và thiết chế
văn hóa để giáo dục, tuyên truyền. Đẩy mạnh các phong trào thi đua nhằm xây
dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về xây dựng “thế trận lòng dân”.
Hai là, đẩy
mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; củng cố mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xây dựng “thế trận lòng dân” là
quá trình phát huy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí, niềm tin, quyết
tâm của toàn dân tộc, tạo thành nền tảng chính trị - tinh thần vững chắc để huy
động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do đó, để phát huy
mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, thì việc đẩy mạnh xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ
có vai trò quan trọng, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh” xứng đáng
với niềm tin của nhân dân, là bộ tham mưu chiến đấu và tiên phong của cách
mạng, hạt nhân quy tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy mạnh mẽ “thế trận
lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân. Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đẩy mạnh các giải pháp hiện
thực hóa chủ trương xây dựng Chính phủ “đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành
động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ”; đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã
hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức; khắc phục việc đề xuất, ban hành những chính sách kém
hiệu quả, không hợp với lòng dân, gây bức xúc dư luận. Tăng cường mối quan hệ
gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; củng cố vững chắc hệ thống chính trị
từ Trung ương đến cơ sở, để thực sự gần dân và hiểu dân; chăm lo củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Duy trì nghiêm kỷ cương, pháp luật, đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhằm củng cố niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của
nhân dân.
Thực hiện hiệu quả chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã
hội trong từng bước phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chăm lo sức khỏe cho nhân dân; chú trọng giải
quyết các vấn đề bất bình đẳng về lợi ích, phân hóa giàu nghèo giữa các vùng,
miền; coi trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân…
Bốn là, tăng
cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các
thế lực thù địch nhằm phá hoại “thế trận lòng dân”.
Tăng cường đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng,
phòng, chống và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, ngăn
chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng
“thế trận lòng dân” ngày càng vững mạnh. Theo đó, cần chủ động nhận diện và
kiên quyết đấu tranh với âm mưu chống phá “thế trận lòng dân” của các thế lực
thù địch, nhất là âm mưu chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân;
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Gắn kết chặt chẽ giữa đấu tranh phòng,
chống “diễn biến hòa bình” với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng đạo đức, chính trị, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, góp phần
bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng cường “thế trận lòng dân” để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phát
huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng “thế trận lòng dân”
trong nền quốc phòng toàn dân.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định:
“Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính
trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”. Với
vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng
“thế trận lòng dân”, bảo vệ Tổ quốc, quân đội cần làm tốt công tác tham mưu, đề
xuất cho Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến
tranh nhân dân; đẩy mạnh công tác dân vận; đi đầu tham gia giúp đỡ nhân dân
phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống
đại dịch COVID-19, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của
các thế lực thù địch, nhất là ở địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an
ninh; giữ vững bản chất, truyền thống, phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; tăng
cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân…, xây dựng quân đội cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng
tiến thẳng lên hiện đại, vững mạnh về chính trị, xứng đáng là lực lượng tin cậy
của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn,
thách thức đan xen. Trước tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân phải quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của “thế trận lòng dân” và quan điểm
của Đảng về xây dựng, phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững
chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân”. Xây dựng và
phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” là sự phát triển tư tưởng lấy “dân là
gốc”, phát huy sức mạnh của nhân dân, là “kế sách giữ nước” từ sớm, từ xa, là
trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân
đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét