Đấu
tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống các quan điểm sai trái, thù địch để
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng và những thành
tựu của đất nước trong những năm đổi mới đến nay là cuộc đấu tranh rất lâu dài
và đặc biệt khó khăn. Chúng ta phải nhận thức đây là cuộc đấu tranh không khoan
nhượng của những người cách mạng chân chính chống lại cuộc chiến không khói
súng nhưng rất hiểm độc của các thế lực thù địch. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên,
chiến sĩ và nhân dân cần nhận thức đầy đủ và tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị
quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới”, phải tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Ðảng. Theo đó, trong tình hình hiện
nay cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
Một là: Để chống lại các quan điểm sai trái, thù
địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng có hiệu quả, đòi hỏi cấp bách hiện
nay là phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức đảng, Chính ủy,
chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp, phát huy vai trò của người đứng đầu
cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần
chúng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam[1]. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất.
Mỗi cấp uỷ, tổ chức đảng các
cấp và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên nhận thức đúng việc
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, người đứng đầu với các nội
dung, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong phạm vi
trách nhiệm của mình là một trọng điểm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Theo đó,
mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nhất là các tổ chức
đảng, người chủ trì trong trong lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói
riêng phải xác định chống các quan điểm sai trái, thù địch là trách nhiệm, là
lương tâm của mình trước Đảng, trước vận mệnh đất nước và trước nhân dân. Mỗi
cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu không chỉ thường xuyên đưa nội dung lãnh
đạo, chỉ đạo vấn đề đó vào nghị quyết lãnh đạo thường kỳ của đảng ủy, chi bộ và
chương trình công tác hằng tháng, hằng năm của đơn vị, bên cạnh đó cần có những
nghị quyết chuyên đề, những chương trình “trọng điểm”, những kế hoạch “đặc
biệt”, “chuyên sâu”. Trong công tác lãnh đạo phải bảo đảm tính toàn diện, tính
cụ thể và tính tổng thể, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng, công tác tổ
chức và công tác chính sách. Thường xuyên chú trọng việc kết hợp đấu tranh
chống lại các luận điệu phản động trên không gian mạng với tích cực ngăn ngừa và
khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ ở mọi lúc mọi nơi.
Hai là: Để đấu tranh phản bác có hiệu quả cần phát huy vai trò,
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tham gia đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
“chống”, lấy “xây” là chính, phải đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Giáo dục mọi người, cán bộ,
chiến sĩ trong việc nâng cao trình độ khai thác, sử dụng Internet nhằm nâng cao
“sức đề kháng”, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trên không gian mạng. Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động
chống phá của các đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh từ sớm, từ xa, phát huy vai
trò của Ban Chỉ đạo 35 các cấp, Bộ Tư lệnh 86 và Lực lượng 47, đội ngũ cán bộ
chính trị trong việc định hướng dư luận cho nhân dân, và cán bộ chiến sĩ trong
quân đội và trong từng đơn vị. Cần phải
phát hiện kịp thời, kiên quyết đấu tranh, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu độc trên
Internet, mạng xã hội điển hình như Facebook, Goole, youtube, Tiktok, Twitter..
. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra, giám sát,
siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, kỷ luật phát ngôn dưới mọi hình thức.
Mặt khác cần kết hợp giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến
công, nghiên cứu một cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch để xác
định đúng đối tượng, nội dung, giải pháp, đấu tranh, phản bác sắc bén có cơ sở
lý luận, thực tiễn đảm bảo tính thuyết phục cao.
Ba là: Chống các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của
Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ trực diện đấu tranh chống
lại những quan điểm phản động, thù địch mà phải nghiên cứu, nhận dạng đúng nhằm
phê phán cả những ý kiến, trào lưu cơ hội, xét lại “tả” khuynh và “hữu”
khuynh.
Thực tế,
trong thời gian qua, một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân vẫn
còn tình trạng thiếu cảnh giác, nhận thức không đúng, nhận diện không chính xác
các quan điểm sai trái, thù địch do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ
bản xuyên suốt là bởi chúng ta chưa làm tốt công tác giáo dục ý thức cảnh giác,
chưa tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, nhất là thực trạng các thế lực thù
địch đang chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội trên không gian mạng, bên cạnh đó
việc phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch chưa trở thành động lực bên
trong thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng nhân dân tích cực
tham gia. Vì thế, để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay
có hiệu quả cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
cảnh giác và nhận diện đúng quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Ở mỗi giai đoạn, nội dung, hình thức, lực lượng, phương tiện, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch đối với Cương lĩnh, đường lối của Đảng có sự thay
đổi và ngày càng tinh vi, thâm hiểm. Do vậy, trong nhận diện các quan điểm sai
trái, đòi hỏi chúng ta cần nhận rõ mục đích, âm mưu, thủ đoạn, lực lượng,
phương tiện mà các lực lượng phản động, cơ hội chính trị sử dụng để chống phá Đảng,
Quân đội.
Bốn là: Quá trình đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng phải đứng vững trên lập trường
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta để đấu tranh phê phán các quan điểm
sai trái, thù địch.
Với các quan điểm thù địch,
phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt để trên
nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, cả về lý luận và thực
tiễn. Từ những lý luận và thực tiễn đó, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần
tích cực hơn nữa trong chủ động nhận diện những âm mưu chống phá, tích cực
trong phòng và đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh và thực hiện xây dựng Việt Nam với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Hiện nay
các cấp ủy đảng trong quân đội đang tổ chức sơ kết 05 năm triển khai thực hiện
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong
tình hình mới”, đây là cơ sở để chúng ta đánh giá thực chất kết quả thực hiện
nội dung của nghị quyết và kết quả đấu tranh chống lại các quan điểm sái trái,
thù địch từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để công tác đấu tranh đạt hiệu
quả hơn trong tình hình mới. Từ thực trạng thời gian qua cán bộ,
chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã để xảy ra nhiều trường hợp mất
an toàn thông tin, an ninh mạng, đặc biệt là để lộ lọt, rò rỉ bí mật nhà nước,
bí mật quân sự, thông tin nội bộ trong quá trình khai thác, sử dụng, quản lý
trang thiết bị kỹ thuật thông tin; phát tán, đăng tải các hình ảnh, thông tin
tiêu cực lên mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến bản chất Bộ đội Cụ Hồ. Do vậy các
cấp, các đơn vị trong toàn quân tiếp tục quán triệt thực hiện
nghiêm Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII
về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và Thông tư số 56/2020/TT-BQP Ngày 05/5/2020, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng ban hành quy định quản lý và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh
mạng trong Bộ Quốc phòng; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2020; Thông tư số
166/2020/TT-BQP ngày 25/12/2020 của Bộ trưởng BQP quy định về công tác bảo vệ
bí mật nhà nước trong BQP; Thông tư số 19/2021/TT-BQP ngày 03/02/2021 của BQP
quy định về phòng, chống gián điệp mạng đối với hệ thống thông tin quân sự; Chỉ
thị số 22/CT-BTTTT ngày 26/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về
tăng cường công tác phòng, ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng
internet và Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định số
874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuyệt đối không để cán bộ, chiến sĩ
sử dụng phương tiện công nghệ thông tin, điện thoại thông minh viết, tán phát
những thông tin, hình ảnh, clip có nội dung tiêu cực, phản cảm liên quan đến
đơn vị, cá nhân trên mạng Internet. Điều đó sẽ góp phần phòng tránh việc các
thế lực phản động, thù địch có thể lợi dụng khai thác bình luận bịa đặt, xuyên
tạc, gây tâm lý hoang mang, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Quân
đội, làm phai nhạt truyền thống anh hùng, vẻ vang và hình ảnh cao đẹp của người
lính “Bộ đội Cụ Hồ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét