CHÍNH SÁCH KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là mô hình tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Mượn cớ “ sự quan tâm”, “phản biện xã
hội” nhiều kẻ cơ hội, thù địch đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, nhằm
chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng thường xuyên tạc về tình hình
kinh tế ở Việt Nam, bài viết “Thành quả của chính sách “Kinh tế thị trường theo
định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của Nguyễn Văn Chử đăng trên “doithoaionline” gần
đây cho thấy sự trơ trẽn, lố bịch của một kẻ thù địch với giọng điệu hằn học,
thù địch, chống phá nước nhà. Bbài viết đã xuyên tạc trắng trợn nền kinh tế tại
Việt Nam như “tài nguyên quốc gia qua chính sách công hữu đã bị cạn kiệt”,
“tham nhũng, bất công xã hội đầy rẫy và khủng khiếp”… Qua đó, cho thấy tính
chất nguy hiểm trong âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Nếu không nâng cao cảnh giác và chủ động ngăn chặn, đối phó có hiệu quả với
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thử hỏi lại Nguyễn Văn Chử ,
nếu tham nhũng, bất công xã hội đầy rẫy và khủng khiếp như Y nói thì việc Việt
Nam có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay không?
Sau gần
40 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn
diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng
tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc bác bỏ KTTT định hướng XHCN
của Việt Nam. Vấn đề này, đòi hỏi cần tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu
tranh phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta.
Kinh tế
thị trường XHCN là sự tìm tòi, thể hiện cả về lý luận và thực tiễn của CNXH
trong thời đại ngày nay. Đây cũng là bước đột phá trong tư duy lý luận của Đảng
ta trong thời kỳ đổi mới, là sự lựa chọn khách quan, phù hợp với xu thế vận
động chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi đề cập đến mô hình kinh tế
này, một số luận điểm cho rằng KTTT và định hướng XHCN như “nước và lửa”, không
thể kết hợp với nhau. Họ khẳng định: KTTT là của chủ nghĩa tư bản (CNTB), rằng
KTTT không dung hợp với CNXH, việc chuyển sang KTTT là chuyển sang CNTB, rằng
đó chỉ là “tấm áo khoác CNXH” cho nội dung TBCN, rằng đó là “râu ông nọ cắm cằm
bà kia”, là “đầu Ngô mình Sở”. Có người còn ví von bằng hình ảnh rằng nền KTTT
như con “hổ đói”, còn định hướng XHCN là “con thỏ non”, nếu thả chung với nhau,
KTTT sẽ ăn thịt định hướng XHCN.
Thực
tiễn cho thấy những quan niệm nêu trên, nếu không phải là những luận điệu ác ý
của các thế lực thù địch thì cũng là những quan niệm phiến diện của những người
ít tiếp nhận thông tin. Phải chăng, các quan điểm này có cội nguồn lý luận từ
thuyết xã hội hậu công nghiệp nêu ra từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đây là sự
xuyên tạc thiếu căn cứ bởi lẽ, thực tế lịch sử cho thấy, kể từ khi xã hội phân
chia thành giai cấp cùng với sự xuất hiện của nhà nước thì nền kinh tế ở bất kỳ
quốc gia nào cũng đều chịu sự định hướng chính trị của một giai cấp nhất định
trong xã hội. Đó là giai cấp nắm trong tay quyền lực nhà nước, thông qua nhà
nước, giai cấp cầm quyền đề ra những chủ trương, chính sách để bảo vệ lợi ích
của mình, trước hết là lợi ích kinh tế. Thật vậy, nếu kinh tế thị trường TBCN
được định hướng bởi nền chính trị, nhà nước của giai cấp tư sản, nhằm đạt mục
tiêu tăng trưởng tối đa phục vụ tốt nhất cho lợi ích của giai cấp tư sản thì
KTTT, định hướng XHCN được định hướng bởi nền chính trị của giai cấp công nhân
– giai cấp có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của Nhân dân lao động và
toàn thể dân tộc. Bởi thế, một trong những nét đặc sắc mang bản chất của KTTT
định hướng XHCN là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội trong từng bước đi, từng chính sách và suốt quá trình phát
triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng
trưởng kinh tế đơn thuần.
Lịch sử
hình thành và phát triển của xã hội loài người cho thấy: KTTT không đồng nhất
hoặc là sản phẩm riêng có của CNTB, đó là thành tựu phát triển cao của nền văn
minh nhân loại, không thể và chưa bao giờ là độc quyền của CNTB. Điều này đồng
nghĩa với sự bình đẳng của mọi quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, trong
đó các nước XHCN có thể sử dụng mô hình kinh tế này để thúc đẩy kinh tế – xã
hội phát triển theo mục đích của mình. Mặc dù sự phát triển của KTTT có gắn bó
chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của CNTB, nhưng nó không đồng nghĩa với
CNTB. Kinh tế thị trường tồn tại và phát triển khi sản xuất và trao đổi hàng
hóa phát triển một cách phổ biến trong nền kinh tế trên các nguyên tắc của thị
trường tức là quan hệ hàng hóa – tiền tệ, giá cả hình thành trên thị trường và
được quyết định bởi quan hệ cung – cầu trên thị trường… Kinh tế thị trường tồn
tại và phát triển trong CNTB và cả trong CNXH. Vì lẽ đó, KTTT không chỉ dung
hợp với CNTB mà còn dung hợp được với CNXH. Không nên quan niệm chỉ là “mượn”
hoặc sử dụng KTTT như là một yếu tố ngoại lai, đứng bên ngoài mô hình phát
triển kinh tế. Cần nhấn mạnh rằng: KTTT còn là phương thức phát triển kinh tế
dựa trên những nguyên tắc của thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nó không
thể quyết định bản chất và định hướng phát triển của một chế độ xã hội. Bản
chất của chế độ chính trị – xã hội quyết định bản chất của nền KTTT.
Thực
tế, những quan điểm của các thế lực thù địch, phản động, xuyên tạc tình hình
kinh tế tại Việt Nam luôn nhằm hướng tới mục tiêu xóa bỏ hệ tư tưởng, sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước. Do đó, chúng ta cần luôn đề cao cảnh giác, tỉnh
táo nhận diện rõ bản chất xấu xa và mục đích đen tối của các thế lực thù địch
và kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tình hình
mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét