Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

DÂN CHỦ PHẢI TRONG KHUÔN KHỔ CỦA PHÁP LUẬT

Từ khi thành lập Đảng (năm 1930) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc, lãnh đạo đất nước qua những thời kỳ đấu tranh cách mạng giành độc lập, hòa bình, thống nhất, đổi mới, hội nhập. Nước ta có cơ đồ, uy tín và vị thế quốc tế như ngày nay không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của Đảng. Trong lịch sử hơn 90 năm qua, hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và những tấm gương của đảng viên, đặc biệt là tấm gương đạo đức, tác phong và tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành hình ảnh được toàn dân yêu quý và tin tưởng. Những luận điệu xuyên tạc Đảng đứng trên Quốc hội, đứng trên Hiến pháp là hoàn toàn xằng bậy. Trong Điều 4 của Hiến pháp đã hiến định: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo pháp luật. Các đảng viên là ĐBQH có quyền tự do dân chủ trong khuôn khổ pháp luật, có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành những dự án luật, chủ trương, chính sách, những vấn đề mà Quốc hội xin ý kiến.

Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền dân chủ, đây là quyền bình đẳng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng tận dụng được dân chủ vì phải có trình độ nhận thức, năng lực để thực hành dân chủ. Để thực hiện đúng, đủ quyền dân chủ là một quá trình chứ không phải nói đến dân chủ thì muốn làm gì cũng được. Dân chủ phải tuân theo pháp luật, kỷ cương và sự tôn trọng lợi ích quốc gia, đặt lợi ích của mình trong tổng thể. Vì vậy, mỗi người dân phải học tập, rèn luyện, hiểu và thực hiện dân chủ theo khuôn khổ của pháp luật chứ không phải dân chủ quá trớn hay dân chủ vô chính phủ.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét