🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳 🇻🇳🇻🇳
🌹Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu với nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản là theo dõi phong trào nông dân Trung Quốc và tham gia phái đoàn của Cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, đồng thời, cũng là cơ hội để Nguyễn Ái Quốc (với bí danh Lý Thụy) tập hợp các lực lượng thanh niên Việt Nam yêu nước đang có mặt tại đây.
🌹 Ngày 11/11/1942, trong nhà tù ở Quảng Tây, Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ có đầu đề “Song thập nhất (Ngày 11 tháng 11) cảm nhận về tình hình thế giới trong đó có đoạn:
"... Kháng Nhật, cờ bay khắp Á Châu,
Cờ to, cờ nhỏ chẳng đều nhau,
Cờ to đã hẳn là nên có,
Cờ nhỏ dù sao thiếu được đâu”.
(bản dịch của Nam Trân)
🌹 Ngày 11/11/1949, từ Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ điện cho Đại diện Thông tấn xã Việt Nam ở Băng Cốc: “Hồ Chủ tịch gửi lời chúc mừng bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã trở về Tổ quốc”. Là một nhà trí thức được đào tạo tại Nhật Bản, bác sĩ Ngữ đã tìm đường trở về nước, có nhiều cống hiến trong cả hai cuộc kháng chiến và đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
🌹 Ngày 11/11/1950, Báo Cứu Quốc đăng “Thư gửi các bạn nam nữ Pháp đấu tranh cho hòa bình”, trong đó Bác nêu rõ: “... Không phân biệt nam nữ, trẻ già, thợ thuyền, nông dân hay trí thức, các bạn đã đoàn kết để cùng góp phần cố gắng và quyết tâm của mình, chúng tôi kính phục theo dõi các bạn... Tất cả chúng ta đều gắng sức theo đuổi một mục đích, nhất định những cố gắng của chúng ta chẳng bao lâu sẽ đưa bọn đế quốc đến chỗ thất bại hoàn toàn”.
🌹 Ngày 11/11/1953, Báo Cứu Quốc đăng bài “Bà mẹ anh hùng” biểu dương các gia đình có từ 3 đến 5 con đi bộ đội được Chính phủ tôn vinh, với trường hợp một bà mẹ ở Việt Bắc có 9 con đi bộ đội, Bác tặng câu thơ:
“Cả nhà kháng chiến,
Muôn thuở rạng danh,
Nêu gương dân tộc,
Việt Nam quang vinh”.
♦️ Cùng ngày, Bác còn cho đăng bài “Đội Thanh niên xung phong” trên Báo Nhân Dân xác định: “Đã là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực... Chúng ta cần củng cố và phát triển Đội Thanh niên xung phong để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này”.
🌹 Ngày 11/11/1954, trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Pháp (AFP) về quan hệ Việt - Pháp sau chiến tranh, Bác vạch rõ: “Cơ sở và phương pháp tốt nhất cho việc phát triển mối quan hệ Việt - Pháp là sự hiểu biết, lòng trung thực, tin cậy lẫn nhau; bình đẳng, hai bên đều có lợi theo nguyên tắc có đi có lại” và cũng khẳng định: “Nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ hoạt động không ngừng để thực hiện thống nhất đất nước theo phương pháp hoàn toàn phù hợp với Hiệp định Giơnevơ”.
♦️ Cùng ngày, trên Báo Nhân dân, số 260, đăng “Thư khen các chiến sĩ và cán bộ của các đơn vị tiếp quản Thủ đô” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư gửi của Người viết trong trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới kết thúc (07/5/1954), Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21/7/1954). Sau một thời gian bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Để cổ vũ, động viên kịp thời các đơn vị quân đội tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi và có những lời căn dặn quý báu đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ này. Trong thư, Người viết “Phải luôn thi đua học tập và công tác, mở rộng tự phê bình và phê bình để tiến bộ mãi, để làm cho bộ đội ta càng thêm hùng mạnh, chính quyền ta càng thêm vững chắc”. Lời căn dặn của Bác là sự nhắc nhở sâu sắc đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta khi thực hiện nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô cần ra sức thi đua trong học tập và công tác, tích cực tu dưỡng và rèn luyện, giữ vững phẩm chất, đạo đức, khí tiết của người quân nhân cách mạng; gương mẫu trong mọi lời nói, hành động và việc làm; phải thường xuyên mở rộng và nêu cao tự phê bình và phê bình...
🌹 Ngày 11/11/1965, tiếp hai nhà khoa học là phái viên của Bộ trưởng Ngoại giao Italia đến nước ta để tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Bác nói: “Chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút. Nhưng nếu Mỹ không rút thì phải đánh đuổi Mỹ đi... Nhờ ông nói với Tổng thống Giônxơn hoặc Mắc Namara hoặc thông qua ông Phanphani (Bộ trưởng Ngoại giao Italia) mà nói với họ rằng: Hồ Chí Minh chỉ muốn hòa bình... Mỹ phải rút khỏi Việt Nam rồi Tổng thống Giônxơn đến đây nói chuyện cũng được, hoặc ông ta có mời tôi đến Oasinhtơn tôi cũng sẵn sàng! Nhưng trước hết Mỹ phải để chúng tôi yên. Mỹ phải chấm dứt chiến tranh!”./.
Môi trường ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét