Hiện nay, một trong những phương thức
hoạt động "diễn biến hòa bình" được các thế lực thù địch tiến hành
đối với Việt Nam là tận dụng mạng in-tơ-nét tiến hành chống phá trên lĩnh vực
tư tưởng, văn hóa mà phương thức chủ yếu là truyền bá các quan điểm sai trái về
tư tưởng chính trị trên in-tơ-nét, mạng xã hội nhằm chống phá chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Những thông tin xấu, độc đều có một mục đích là bôi đen hiện thực Việt Nam; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; xuyên tạc về cán bộ, về công tác nhân sự; phóng đại những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp hòng gây rối tình hình đất nước; kích động, chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp.
Mỗi khi đất nước có những sự kiện chính
trị mang tính lịch sử, bước ngoặt như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu
cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng... các thế lực thù địch coi đây là cơ hội để tung các thông tin xấu độc,
thông tin giả, các quan điểm sai trái, thù địch hòng kích động "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Vào thời điểm này Đại hội XIV sắp diễn
ra, các thế lực thù địch lại tăng cường và cố tình tung tin xuyên tạc, bịa đặt
về công tác nhân sự của Đại hội để gây nhiễu loạn thông tin, chống phá Đại hội,
phương thức tuyên truyền kích động chúng vẫn thường sử dụng chiêu bài lợi dụng
"quyền con người", "dân chủ", "nhân quyền",
"quyền tự do báo chí", "tự do ngôn luận"…. Theo công bố của
Chính phủ mới đây, ngày 08/10/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số
126/2024/NĐ-CP quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lý các hội. Nghị
định này nhằm tạo khung pháp lý cho việc hoạt động của các hội, đảm bảo sự minh
bạch và hiệu quả trong quản lý….Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngay sau khi
Nghị định 126 ban hành trên các trang mạng xã hội có hàng trăm bài viết, tin
xấu độc có nội dung
xuyên tạc, vu khống Nghị định 126 của Chính phủ mới ban hành. Điển hình, ngày 18/10/2024, trên trang blog
Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “ Kiến nghị thêm về Nghị định 126: Tổ chức,
hoạt động, quản lý hội”, nội dung xuyên tạc, vu khống Nghị định 126 của Chính
phủ mới ban hành là gia tăng sự kiểm soát của Nhà nước, hạn chế sự phát triển của
các tổ chức xã hội độc lập và quyền tự do lập hội. Bài viết tập trung kích động
tuyên truyền, bịa đặt với luận điệu: Nghị định ra đời nhằm đối phó áp lực quốc
tế với nhu cầu gắt gao phải có bước tiến trong vấn đề nhân quyền và xã hội dân
sự. Nhưng chính thực tiễn đã bác bỏ toàn bộ những lời lẽ xuyên tạc, suy diễn bịa
đặt, phán bừa của tác giả, bởi vì:
Thứ
nhất, bảo vệ và thực hiện nghiêm túc quyền con người là ưu tiên hàng đầu của Đảng,
Nhà nước Việt Nam. Đảng ta luôn nhất quán xem quyền con người, đảm bảo quyền tự
do, dân chủ của nhân dân là mục tiêu hàng đầu. Trong các văn kiện của mình, Đảng
ta luôn xác định con người là trung tâm của sự phát triển; coi con người là vốn
quý nhất, chăm lo cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ. Mọi
chủ trương, chính sách phát triển đều xuất phát từ con người, lấy con người làm
trung tâm. Trong đó, phát triển kinh tế vì con người, phát triển các mặt về văn
hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường cũng vì hạnh phúc của nhân
dân.
Đồng
thời, Nhà nước luôn đặt quyền con người của công dân lên hàng đầu, sự tôn trọng
và đảm bảo được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Ðiều
15, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công
dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con
người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác”.
Trong
Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Ðiều 331 quy định về “Tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân” là sự cụ thể hóa Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ nguyện vọng,
lợi ích chính đáng của nhân dân; giúp điều chỉnh, ngăn chặn, có chế tài đối với
các hành vi vi phạm, lệch chuẩn trong các quan hệ xã hội, ngăn ngừa những hành
vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự
do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thực tế chứng minh, công dân Việt
Nam có đầy đủ các quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo… và được Nhà nước tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền đó. Việc mỗi tổ chức và cá nhân thông
qua nhiều hình thức đa dạng để bày tỏ ý kiến cá nhân, nổi lên thời gian qua là
việc thiết lập và sử dụng tài khoản mạng xã hội như là xu thế tất yếu trong bối
cảnh của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 hiện nay.
Thứ
hai, thực thi quyền con người bảo đảm bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì
dân
Tính
ưu việt của chế độ dân chủ ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong xây dựng đất
nước xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Quốc hội đã từng bước cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng trong
tổ chức hoạt động, trong lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, nhằm hướng tới mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng được khát vọng
của nhân dân, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam. Thực tế chứng
minh, công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo… và được Nhà
nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền đó. Pháp luật luôn
tôn trọng và bảo vệ những tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của mỗi tổ chức và cá
nhân khi đưa lên công khai trên phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội nếu
phù hợp với tinh thần xây dựng và thượng tôn pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo
đức và truyền thống văn hóa của dân tộc. Ðồng thời, nếu những tổ chức và cá
nhân sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, núp dưới
danh nghĩa bảo vệ quyền tự do dân chủ mà thực chất là có những hành vi chà đạp
lên quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, xâm phạm đến Nhà nước
thì đều phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng. Ðiều này thể hiện rõ tính
nghiêm minh của pháp luật, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hành
vi vi phạm pháp luật, răn đe, trừng phạt thích đáng đối với những đối tượng có
hành vi vi phạm.
Thực
tiễn trên đã minh chứng cho việc nội dung bài viết đã xuyên tạc sự thật, lập luận
vô căn cứ nhằm phủ nhận việc bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của
Đảng và Nhà nước ta với mục đích làm suy giảm niềm tin của người dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, thể hiện rõ bộ mặt phản động, chống phá của các thế lực thù
địch đối với đất nước ta hiện nay. Chúng ta cần cảnh giác và kiên quyết đấu
tranh vạch trần với những luận điệu nêu trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét