7. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời vào xây
dựng xã hội học tập hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại, trong tư tưởng của
Người về học tập suốt đời khái quát hết các lĩnh vực của học tập: trách nhiệm phải
học tập; mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp, hình thức học tập
suốt đời. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập suốt đời còn nguyên tính thời sự
và là cơ sở cho công tác xây dựng xã hội học tập ngày nay.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
Học tập suốt đời là nhiệm vụ của mỗi công dân, của tổ chức
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Mỗi công dân Việt Nam cần: “Biết
ham học… Biết rồi, ta học thêm. Ngoài ra, còn biết bao điều cần học. Việc thế
giới rất nhiều, học không bao giờ hết. Người có học mới có tiến bộ. Càng học
càng tiến bộ” .“Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh
xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự đào thải
mình” , vì vậy, mỗi người đều “Phải biết tự động học tập” ; “phải học nữa, học
mãi trong khi đi làm việc” .“Trai, gái, trẻ, già, cán bộ, công nhân đều phải
học cả” .“Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng” .
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ
tổ chức cho đảng viên, thành viên của mình tự học suốt đời. Người chỉ thị lập
ủy ban học tập ở mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể, quy định thời gian học tập, tài
liệu, cách thức học tập và kiểm tra việc học tập của mỗi người.
Học tập suốt đời để luôn tiến bộ, để phụng sự nhân dân tốt hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Mục đích học tập suốt đời là
để tiến bộ không ngừng; để phục vụ nhân dân tốt hơn. Người chỉ rõ, “Muốn tiến
bộ mãi thì phải học tập. Học trong sách báo, học trong công tác, học với anh
em, học hỏi quần chúng. Học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm” .
“Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học
tập. Nghiên cứu, học tập lý luận và kỹ thuật” . “Học không bao giờ cùng. Học
mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” . “Học để phụng
sự Nhân dân, làm đầy tớ của nhân dân” . “Phải cố gắng học hỏi để không ngừng
nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” .
Người xác định rất cụ thể bốn mục tiêu của tự học: Học để sửa
chữa tư tưởng; học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; học để tin tưởng và học để
hành. “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được
tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm
chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới - trước hết là tổ chức nền sản xuất
mới. Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động
mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực
làm chủ của mình” .
Học tập suốt đời cả về chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp
vụ, học kinh nghiệm và phương pháp làm việc
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nội dung của học tập suốt đời đa
dạng, phong phú, theo yêu cầu phát triển đất nước: “Chúng ta cần học nhiều thứ:
học chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, nghiệp vụ” . “Nếu không học tập văn
hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập
được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; nhưng phải chú
ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì
như người nhắm mắt mà đi” .
Hồ Chí Minh rất chú ý việc học hỏi kinh nghiệm: “đặc biệt phải
chú trọng học tập kinh nghiệm và tác phong công tác tốt của các đồng chí chuyên
gia bạn”; “bất kỳ việc gì có lợi là ta phải học”,“Khi xã thí điểm đã làm tốt,
thì mời nông dân và thanh niên các xã khác đến tham quan, làm thử, thảo luận,
phê bình, học tập, rồi về làm ở xã mình” .
Phương pháp học tập suốt đời là học mọi lúc, mọi nơi, mọi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Học ở trường, học ở sách vở, học
lẫn nhau và học nhân dân; học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cũng
như việc nhỏ, việc cao cũng như việc thấp; vừa làm vừa học, nghiên cứu không
những trong sách vở mà ngay trong những công tác của mình. Người chỉ rõ, “Một
người phải biết học nhiều người” ; “học tập ngay trong sản xuất, học tập những
người, những tổ, những đơn vị tiên tiến… Không những thế mà còn phải tìm học
những cái hay mà mỗi người lao động trung bình hoặc chậm tiến đều có thể có” .
Hồ Chủ tịch hướng dẫn phương pháp học tập biện chứng và khoa
học: phải xem xét toàn diện, xem quá khứ, nhất là xem hiện tại để hiểu biết và
suy đoán tương lai. Có thế mới nhận định tình hình, mới nhận xét sự việc xảy ra
được đúng đắn.
Người kể về kinh nghiệm tự học của bản thân: “... một là học
trong đời sống của mình, hai là học ở giai cấp công nhân” ;“vừa học, vừa lao
động” ; “học tập không ngừng và phải luôn khiêm tốn” ; “học hỏi nhân dân”
.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP HIỆN
NAY
Quán triệt sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
nhất quán của Đảng về xây dựng xã hội học tập, tập trung vào những nội dung
sau:
Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; là
mục tiêu cơ bản nhằm tạo đột phá đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
Đảng ta xác định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Xây
dựng xã hội học tập là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát
triển giáo dục của nước ta. Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo
được tiến hành theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển
toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng
pháp luật và trách nhiệm công dân. Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học
tập tạo môi trường thuận lợi để mỗi người dân đều có cơ hội được học tập theo
nhu cầu, được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục.
Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo là: Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở,
học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập,
tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời; Đổi mới cơ chế
tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công
dân học tập, đơn vị học tập và tỉnh, thành phố học tập; Thúc đẩy xây dựng xã
hội học tập, học tập suốt đời; Xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời
và xây dựng xã hội học tập; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao
động.
Xây dựng xã hội học tập nhằm đột phá đổi mới toàn diện giáo dục
và đào tạo, phấn đấu “đưa nước ta thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào
tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị
trường đào tạo nhân lực quốc tế” ; “đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét